Bối cảnh kinh tế và quan hệ thương mại giữa Singapore với Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa singapore vơi hoa kỳ và những vấn đề đặt ra cho việt nam (Trang 41 - 51)

2.1. Sự cần thiết ra đời FTA giữa Singapore với Hoa Kỳ

2.1.1 Bối cảnh kinh tế và quan hệ thương mại giữa Singapore với Hoa Kỳ

2.1.1.1. Chính sách thương mại của Singapore trước thềm USSFTA

Singapore là quốc gia nhỏ nhất của Đơng Nam Á, diện tích chỉ vỏn vẹn 692,7 km2, dân số tính tới năm 2009 là 4,839 triệu người. Singapore là một đất nước còn non trẻ, được tách ra khỏi liên bang Mã Lai năm 1965. Singapore có rất ít tài ngun thiên nhiên, chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; khơng có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Do đó, thời gian đầu khi mới độc lập, Singapore gặp rất nhiều khó khăn về tạo cơng ăn việc làm,

thiếu nhà ở, cơ sở hạ tầng thấp kém. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo tài tình của Thú tướng Lý Quang Diệu đã đưa Singapore thốt khỏi khó khăn, từng bước phát triển về mọi mặt và đã trở thành nước phát triển. Hiện nay, Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao như: cảng biển, cơng nghiệp đóng và sửa chữa tàu, cơng nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Khơng những thế, Singapore cịn là quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất ổ đĩa máy tính, điện tử và thiết bị bán dẫn. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào chế tạo sản xuất và dịch vụ. Trong suốt 4 năm (từ năm 2000 tới năm 2003), ngành dịch vụ chiếm 63% tổng thu nhập quốc dân, trong khi ngành chế tạo sản xuất chiếm từ 23%- 26% tổng thu nhập quốc dân của Singapore [11]. Nền kinh tế Singapore chịu nhiều ảnh hưởng từ các biến động kinh tế bên ngồi. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á vào năm 1997- 1998 đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Singapore giảm đi đáng kể. Năm 1997, tỷ lệ tăng trưởng của Singapore là 8,6%; năm 1998, tỷ lệ này chỉ còn -0,8%. Mặc dù vậy, những năm sau đó, nền kinh tế của Singapore đã hồi phục nhanh chóng nhờ các chính sách quản lý kinh tế vĩ mơ hiệu quả của Chính phủ. Năm 1999, tốc độ tăng trưởng của Singapore đã hồi phục, đạt 5,9% và năm 2000 tăng lên tới 9,6%. Năm 2001, khi Hoa Kỳ- thị trường tiêu thụ chính của Singapore- bị khủng bố vào ngày 9/11 đã không chỉ tác động mạnh tới nền kinh tế Hoa Kỳ mà còn kéo tốc độ tăng trưởng của Singapore xuống còn -2%. Đến năm 2002, GDP Singapore hồi phục và có tốc độ tăng ở mức 3,2%; tuy nhiên, năm 2003, do ảnh hưởng từ bệnh dịch SARS và chiến tranh Iraq, tốc độ tăng trưởng của nước này lại giảm xuống chỉ đạt 1,4%[22].

Singapore ký FTA đầu tiên vào năm 1993 với ASEAN. Singapore là quốc gia đi tiên phong trong làn sóng FTA của ASEAN. Đến nay (năm 2009), Singapore đã ký kết 18 FTA song phương và đa phương với 24 đối tác [34] (Phụ lục 2). Động lực của Singapore là muốn vượt khung AFTA- vốn q trì

trệ và khơng phát huy được vai trị tích cực của chủ nghĩa khu vực- để vươn lên giành lấy lợi thế cạnh tranh cho mình như là trung tâm tài chính và cơng nghệ cao trong vùng. Sự suy giảm xuất khẩu của Singapore những năm 2000- 2001 khiến nước này coi FTA là bàn đạp giải thoát cho hàng xuất khẩu của Singapore đang bị tồn đọng. Hơn thế nữa, FTA tạo lợi thế tốt hơn để nước này sẵn sàng tham gia vào cuộc chơi mà họ chắc chắn thu được nhiều lợi ích khơng chỉ về kinh tế mà cịn về an ninh chính trị.

Singapore đã ký kết các FTA song phương với một số đối tác lớn như Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nằm ở trung tâm ASEAN, việc ký kết FTA với Nhật Bản (năm 2002) không chỉ giúp Singapore thu lợi trong việc trung chuyển mà còn trở thành trung tâm của FTA xuyên Thái Bình Dương với việc mở rộng thương mại sang New Zealand, Hoa Kỳ, Australia và Chile dưới cái gọi là "Thái Bình Dương- 5". Trong chiến lược khai thơng thương mại quốc tế của mình, Singapore rất coi trọng thị trường Nhật Bản. Do vậy, ngay từ tháng 1- 2002, FTA giữa hai nước đã được ký kết khi cựu Thủ tướng Nhật Bản Koizumi đi thăm một số nước ASEAN. Trên cơ sở quan hệ kinh tế phát triển tốt đẹp, Singapore hướng về Trung Quốc như một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với hàng hoá, đặc biệt là hàng điện tử và xuất khẩu dịch vụ của họ. Trong khi Trung Quốc coi Singapore như nhà đầu tư vốn và chuyển giao công nghệ quan trọng. Singapore khởi động đàm phán FTA với Trung Quốc nhằm thúc đẩy hơn nữa cơ hội đầu tư và xuất khẩu của họ vào Trung Quốc và cả hai nước đều coi nhau là đối tác "hoàn hảo". Đầu tư trực tiếp của Singapore vào Trung quốc tính đến cuối năm 2005 đạt 27,7 tỷ USD, đứng hàng thứ 6 về đầu tư nước ngoài. Từ 1997 đến nay, thương mại song phương hàng năm tăng trung bình 19,2% khiến cho Singapore trở thành đối tác thương mại đứng thứ 7 của Trung Quốc và ngược lại Trung Quốc là đối tác thương mại đứng hàng thứ 4 của Singapore. Với chính sách mở của

mình, Singapore đã và đang theo đuổi ký kết FTA với các đối tác thương mại lớn trên thế giới. Do đó, việc ký kết FTA giữa Singapore với Hoa Kỳ cũng là mục tiêu mà Chính phủ Singapore đề ra.

2.1.1.2. Chính sách thương mại của Hoa Kỳ trước thềm USSFTA

Hoa Kỳ là cường quốc có ảnh hưởng lớn về kinh tế, chính trị và qn sự trên tồn cầu. Hoa Kỳ là quốc gia lớn đứng thứ ba về dân số (305 triệu dân), đứng thứ tư về diện tích (9,83 triệu km²). Năm 2002, tổng thu nhập quốc dân của Hoa Kỳ đạt 10.450 tỷ USD, chiếm khoảng 21% tổng thu nhập quốc dân của tồn cầu; thu nhập bình qn đầu người của Hoa Kỳ là 36.300 USD. Cơ cấu kinh tế của Hoa kỳ, ngành dịch vụ chiếm tới 80%, ngành công nghiệp chiếm 18% và ngành nông nghiệp chiếm 2%. Hoa kỳ được coi là nước cung cấp vốn, kỹ thuật, công nghệ và là thị trường quan trọng nhất để phát triển kinh tế của cả thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Hoa Kỳ bao gồm máy móc, thiết bị, ô tô, linh kiện và vật liệu công nghiệp, hàng tiêu dùng, nông sản. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm dầu thơ, và các sản phẩm dầu tinh chế, máy móc, ơ tơ, hàng tiêu dùng, vật liệu công nghiệp, thực phẩm [14].

Nếu như giai đoạn đầu của thời kỳ lập quốc, nền kinh tế Hoa Kỳ dựa chủ yếu vào nội lực thì kể từ sau cuộc Đại suy thoái thế giới của những năm 1930 và nhất là sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, chính sách thương mại của Hoa Kỳ lại đặc biệt hướng tới việc giảm thiểu các rào cản thương mại và tăng cường quan hệ với hệ thống kinh tế toàn cầu cho sự phát triển và thịnh vượng của đất nước. Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, qua các đời tổng thống khác nhau, chính sách thương mại Hoa Kỳ đều có một số mục tiêu chung, đó là:

- Bảo vệ các nhà sản xuất trong nước thơng qua các biện pháp phịng vệ thương mại;

- Kiểm soát hoạt động thương mại nhằm phục vụ các lý do an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại;

- Hỗ trợ củng cố thương mại toàn cầu và xúc tiến phát triển kinh tế. Để đáp ứng được các mục tiêu trên, giới lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ đã xây dựng và thực hiện chính sách thương mại theo 3 hướng.

Hướng thứ nhất là sử dụng các cuộc đàm phán đa phương để thiết lập

và phát triển một hệ thống thương mại có quy tắc. Việc phát triển và ký kết Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vào năm 1947, 8 phiên đàm phán nhằm mở rộng phạm vi của GATT và thành lập WTO vào năm 1995 đều cho thấy một tầm ảnh hưởng lớn và chủ chốt của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ tiếp tục trở thành thành viên số một trong tất cả các hoạt động của WTO, bao gồm cả tiến trình đàm phán theo Kế hoạch Phát triển Doha (DDA).

Hướng thứ hai là hướng “đơn phương”. Cách đàm phán theo hướng

này khác với các cuộc đàm phán truyền thống nơi mà các bên đều thực hiện sự nhượng bộ theo kiểu có đi có lại. Hoa Kỳ sử dụng mối đe dọa trả đũa

thường là dưới hình thức hạn chế việc tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, buộc các đối tác thương mại phải mở cửa thị trường nước mình cho hàng xuất khẩu của Hoa kỳ hoặc chấm dứt sử dụng các biện pháp và chính sách thương mại khơng có lợi cho Hoa Kỳ. Nước này thường sử dụng hướng tiếp cận “đơn phương” để đối phó với các hình thức đối xử khơng được quy định trong GATT/WTO hoặc khi quy trình giải quyết tranh chấp đa phương tỏ ra quá chậm chạp và kém hiệu quả so với mong muốn của Hoa Kỳ. Trong vài thập kỷ gần đây, đặc biệt là trong những năm 1970 và 1980, Hoa Kỳ đã tiến hành chính sách thương mại của mình theo hướng “đơn phương” đối với Nhật Bản

để buộc nước này sửa đổi luật, các quy định và biện pháp để các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản.

Hướng thứ ba, Hoa Kỳ cũng sử dụng cơ chế ưu đãi đơn phương đối

một số nước đang phát triển như việc áp dụng Hệ thống thuế quan phổ cập (GSP). Tuy nhiên, với một số ý đồ nhất định của Hoa Kỳ, các nước được hưởng GSP phải thực hiện các điều kiện theo các mục tiêu chính trị khác nhau của Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó là các biện pháp hạn chế nhập khẩu được áp dụng đối với một số nước mà họ cho là vi phạm nhân quyền, “ủng hộ” khủng bố và buôn bán ma túy, đe dọa đến hịa bình và phát triển của thế giới; như Myanmar, Cuba, Iran, Iraq, Lybia, Bắc Triều Tiên, Sudan và Syria. Cho đến nay, biện pháp hạn chế nhập khẩu vẫn luôn là chủ đề nóng ở Hoa Kỳ trong việc bàn

luận liệu nó có phải là cách làm hiệu quả đối với chính sách ngoại giao của nước này hay không.

Hoa Kỳ ngày càng sử dụng nhiều hơn hướng tiếp cận thứ ba trong chính sách thương mại của mình- sử dụng các cuộc đàm phán song phương và nhiều bên để thiết lập các khu vực tự do thương mại FTA. Cho tới nay, Hoa Kỳ đã kết thúc đàm phán FTA với với 20 quốc gia, trong đó có 6 hiệp định chưa được quốc hội thông qua (Phụ lục 3). Các thỏa thuận FTA được coi là “cái van an toàn cho hệ thống thương mại đa phương”. Nếu các vòng đàm phán của WTO bế tắc thì Hoa Kỳ sẽ đàm phán FTA với “những nước sẵn sàng theo đuổi” tự do hóa thương mại. Nhờ đó Hoa Kỳ có thể thúc đẩy cạnh tranh trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời gây ảnh hưởng và thể chế hóa những nỗ lực cải cách chính trị và kinh tế ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng dùng cơ chế song phương này để thúc đẩy các cuộc đàm phán đa phương [1].

2.1.1.3. Mối quan hệ thương mại Singapore- Hoa Kỳ trước thềm USSFTA

Hoa Kỳ và Singapore là những đối tác kinh tế quan trọng của nhau. Quan hệ thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Sing ngày càng củng cố và tăng cường. Năm 1991, hai bên ký kết Hiệp định khung về thương mại và đầu tư; năm 1995, hai bên thành lập Hội đồng kinh doanh Singapore- Hoa Kỳ (Singapore- US Business Council- SUBC). Năm 2000, Singapore là đối tác thương mại lới thứ mười của Hoa Kỳ; Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Singapore. Hai bên đã và đang phối hợp chặt chẽ với nhau thiết lập mục tiêu chung trong các cuộc đàm phán của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và trong các cuộc đối thoại của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC).

Năm 1985, kim ngạch các loại hàng hóa mà Hoa Kỳ xuất sang Singapore đã đạt tới 3,4756 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 4,2599 tỷ USD. Mối quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau (Hình 2.1). Từ hình 2.1, có thể nhận thấy kim ngạch thương mại hai chiều giữa Hoa Kỳ và Singapore năm 2000 đạt con số đỉnh điểm trong giai đoạn 1998- 2003, lên tới 36,985 tỷ USD. Năm 2001, vụ khủng bố 11- 9 đã gây ảnh hưởng xấu tới kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước (giảm 11,72%). Hai năm sau đó đã có những hồi phục nhất định, đến năm 2003 giao dịch thương mại giữa hai nước vẫn duy trì ở mức 31,698 tỷ USD. Tính tới năm 2001, tỷ lệ các hàng hóa mà Singapore nhập khẩu từ Hoa Kỳ chiếm tới 16,4% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của Singapore. Tỷ lệ này thấp hơn mức cao nhất của Malaysia là 17,3% và cao hơn nước đứng thứ ba là Trung Quốc tới 10,2% [23].

31,697.90 31,020.10 36,984.60 34,049.50 34,438.60 32,651.80 0.00 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 30,000.00 35,000.00 40,000.00 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Năm K im ng ạc h

Tổng kim ngạch hai chiều Xuất khẩu

Nhập khẩu

Hình 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Hoa Kỳ với Singapore từ năm 1998 đến năm 2003.

(Nguồn: US Census Bureau, bộ phận Ngoại thương, chi nhánh Washington, DC 20.233)

Các mặt hàng trao đổi thương mại giữa hai nước chủ yếu tập trung vào các loại máy móc, thiết bị, hàng điện tử, thiết bị y học và quang học, đặc biệt là máy bay và tàu vũ trụ. Các mặt hàng Hoa kỳ nhập khẩu chủ yếu từ Singapore là máy vi tính, máy in và thiết bị ngoại vi, ổ đĩa, phụ tùng máy tính, thiết bị viễn thông… Các mặt hàng xuất khẩu chính của Hoa Kỳ sang Singapore là máy bay và phụ tùng máy bay, IC và bán dẫn, thiết bị xây dựng dân dụng… Nhóm mặt hàng xuất và nhập khẩu hàng hoá giữa Hoa kỳ và Singapore là nhóm số 7 theo phân loại hải quan “Máy móc và thiết bị vận tải” đạt kim ngạch hai chiều trên 20,968 tỷ USD (theo giá khai báo hải quan) so với tổng kim ngạch hai chiều đạt gần 31,698 tỷ USD (Bảng 2.1) [22]

Đơn vị: Tỷ USD

Bảng 2.1. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Hoa Kỳ với Singapore năm 2003 Đơn vị: Nghìn USD Mã số hải quan Loại hàng hố

Xuất khẩu Nhập khẩu

Giá FAS Giá hải

quan Giá CIF

0 Thực phẩm và động vật sống 235.308 114.494 125.083 1 Đồ uống và thuốc lá 31.797 1.078 1.208 2 Vật liệu thô, trừ nhiên liệu 76.290 15.214 16.707 3 Khoáng sản nhiên liệu và các

vật liệu liên quan 461.398 93.522 101.206 4 Động vật và dầu thực vật, chất béo và sáp 4.973 4.857 5.011 5 Hóa chất và các sản phẩm liên quan 1.737.758 2.432.179 2.516.892 6 hàng hoá sản xuất bằng nguyên liệu 753.340 99.998 105.379

7 Máy móc và thiết bị vận tải 10.851.126 10.117.861 10.289.117 8 Các loại hàng hoá khác 1.853.851 1.235.450 1.273.133 9 Hàng hố và các giao dịch

khơng được phân loại 569.857 1.043.527 1.055.912

Tổng 16.575.698 15.158.180 15.489.647

2.1.1. Nhu cầu về FTA giữa Singapore và Hoa Kỳ

Một thực tế không thể phủ nhận rằng những thị trường mở và mơi trường cạnh tranh là chìa khố đem đến hiệu quả kinh tế, đổi mới và mang lại nhiều sự lựa chọn cho người dân. Bên cạnh đó, tự do hố thương mại, hàng hoá và dịch vụ sẽ hỗ trợ việc mở rộng thương mại, tăng cường đầu tư, nâng cao mức sống, tạo cơ hội với nhiều việc làm mới cho dân cư trong từng vùng lãnh thổ tương ứng. Do đó, một FTA giữa Hoa Kỳ- Singapore sẽ là cơ sở để hai bên mở rộng, tăng cường quan hệ thương mại trên nhiều lĩnh vực như hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. FTA đó sẽ trên cơ sở đơi bên cùng có lợi, trong điều kiện minh bạch và tự do hoá, với mục tiêu giữ sự cân bằng tổng thể trong quyền và nghĩa vụ, công nhận quyền của mỗi bên tham gia để điều chỉnh, xây

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa singapore vơi hoa kỳ và những vấn đề đặt ra cho việt nam (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)