Tác động của USSFTA đối với Singapore

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa singapore vơi hoa kỳ và những vấn đề đặt ra cho việt nam (Trang 61 - 68)

Tổng kết USSFTA sau khi có hiệu lực, mối quan hệ kinh tế giữa Singapore và Hoa Kỳ đã được nâng lên tầm cao mới một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực mà đáng kể nhất ở đây chính là trên lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và kim ngạch xuất nhập khẩu.

- Trên lĩnh vực thương mại hàng hóa: Trong năm 2006, thặng dư thương mại của Mỹ với Singapore đã tăng thêm 6,9 tỷ USD so với năm 2003 là 1,4 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ vào Singapore cũng tăng 49% từ 16,6 tỷ USD năm 2003 lên 24,7 tỷ USD năm 2006. Không chỉ xuất khẩu, Hoa Kỳ cũng nhập khẩu rất nhiều hàng hóa từ Singapore như dược phẩm, linh kiện máy vi tính... Từ sau USSFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dược phẩm từ Singapore vào Mỹ đã nhảy vọt từ 0,09 tỷ USD năm 2003 lên tới 2,4 tỷ USD năm 2006. Trong 9 tháng đầu năm 2007, nhập khẩu dược phẩm của Hoa Kỳ từ Singapore đã đạt 2,2 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước đó. Tính tới năm 2006, doanh số nhập khẩu thuốc vào Mỹ là 174 tỷ USD, trong số đó, nhập khẩu từ Singapore chiếm khoảng 13% thị trường, Singapore là nhà cung cấp các mặt hàng dược phẩm chữa trị bệnh tim mạch lớn thứ 2 của Hoa Kỳ (chiếm 21% thị phần), chỉ sau Ireland (chiếm 33% thị phần) [23].

Thống kê kinh tế chỉ ra rằng ảnh hưởng lớn nhất của USSFTA chính là sự tiếp cận của các cơng ty dịch vụ đến từ Mỹ vào thị trường Singapore. Dịch vụ được cung cấp theo hai cách: thông qua giao dịch qua đường biên giới hoặc thông qua hệ thống các công ty con trong nền kinh tế của đối tác thương mại. Những dịch vụ như bảo hiểm, tàu biển, cung cấp sở hữu trí tuệ, du lịch... thường được bán qua biên giới, chúng được tính như xuất nhập khẩu các hàng hóa thơng thường. Cịn các dịch vụ khác như: kế tốn, tư vấn pháp luật, ngân hàng... lại thường được cung cấp trực tiếp thông qua các chi nhánh ở nước sở tại. Tuy không được coi như là hoạt động xuất nhập khẩu nhưng doanh thu từ những hoạt động này lại được tính như một dịng thu nhập hồi hương về Mỹ.

Trong số 4 phân ngành của thương mại dịch vụ, Hoa Kỳ thặng dư trên 2 lĩnh vực và thâm hụt trên 2 lĩnh vực. Trong đó, tiền bản quyền tác giả đã tăng từ 2,5 tỷ USD năm 2001 lên 2,9 tỷ USD năm 2006; các dịch vụ tư nhân khác, con số thặng dư đã giảm từ 1.9 tỷ USD năm 2001 xuống còn 0.7 tỷ USD năm 2006. Bên cạnh đó, cán cân thương mại của các hoạt động quân sự và chính phủ thì nhỏ và biến đổi từ qua các năm: -0,4 tỷ USD năm 2001, tăng lên 0,2 tỷ USD năm 2002 và tới năm 2006 là -0,2 tỷ USD. Trên lĩnh vực dịch vụ du lịch và vận chuyển, cân bằng thương mại có xu hướng ngày càng suy giảm. Chủ yếu do sự giảm giá trong các dịch vụ vận chuyển, tàu biển cũng như du lịch. Năm 2001, mất cân đối là -0,3 tỷ USD, đến năm 2006, con số này tăng lên -0,9 tỷ USD [21].

Có thể thấy rằng sự phát triển trong việc tiếp cận thị trường thương mại dịch vụ dưới tác động của một FTA có thể có hoặc khơng phải là kết quả của sự cải thiện trong cán cân thương mại song phương. Nó phụ thuộc nhiều vào loại hình dịch vụ được trao đổi và lợi thế so sánh của từng nước. Trong trường hợp đối với Singapore, doanh thu từ tài sản của Hoa Kỳ ở Singapore đã tăng từ 3,9 tỷ USD năm 2001 lên 14,1 tỷ USD năm 2006 [24].

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Hoa Kỳ và Singapore: Ngay sau khi USSFTA có hiệu lực, Hiệp định đã đẩy tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước lên gần 35 tỷ USD năm 2004 so với con số 31,698 tỷ USD năm 2003 tăng gần 9,7%. Đặc biệt, mối quan hệ kinh tế giữa hai nước được đẩy lên mức kỷ lục năm 2007 khi tổng kim ngạch thương mại đạt tới 44,012 tỷ USD tăng 16,91% so với năm 2006. Tuy vậy, con số đó đã khơng được duy trì do cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước đã tăng trưởng âm 0,62% (Hình 2.3).

44,012.30 35,576.20 34,767.80 41,593.60 43,738.50 0.00 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 30,000.00 35,000.00 40,000.00 45,000.00 50,000.00 2004 2005 2006 2007 2008 Năm K im ng c h

Tổng kim ngạch hai chiều Xuất khẩu

Nhập khẩu

Hình 2.3. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Hoa Kỳ và Singapore từ năm 2004- năm 2008

(Nguồn: US Census Bureau, DC 20.233)

Thu nhập tài sản của Mỹ từ Singapore cũng tăng từ 6,7 tỷ USD năm 2003 lên 14,3 tỷ USD năm 2006. Có thể thấy rõ ràng rằng kim ngạch thương mại giữa Singapore và Hoa Kỳ đã tăng lên nhanh chóng so với trước khi USSFTA ra đời. Tuy nhiên, mặc dù lượng hàng hóa mà Mỹ xuất khẩu vào

Sigapore tăng rất nhanh nhưng tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ của Singapore lại giảm sút. Năm 2003, tỷ lệ hàng hóa mà Singapore nhập từ Mỹ là 16% nhưng đến năm 2006, con số này chỉ là 13%. Nguyên nhân chính cho sự sụt giảm này có thể là do sự bùng nổ trong thương mại của Singapore mà chỉ riêng thị trường Mỹ thì khơng thể đáp ứng nổi.

Trong 10 tháng đầu năm 2009, một điều dễ nhận thấy là ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế của Mỹ vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 đã làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu của nước này nói chung giảm sút, bao gồm cả kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa với Singapore. Dư âm của nó kéo dài và thực tế cho thấy kinh tế Hoa Kỳ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau khủng hoảng: tổng kim ngạch thương mại hai chiều 10 tháng đầu năm 2009 mới dừng lại ở con số 31,3568 tỷ USD giảm 6,3571 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2008. Nhưng chắc chắn con số trên sẽ được cải thiện khi Hoa Kỳ hồn tồn thốt khỏi tình trạng hiện tại. Năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ với Singapore đang dần hồi hục thể hiện qua việc tăng dần kim ngạch từng tháng: tháng 1 đạt 2,969 tỷ USD; tháng 6 đạt 3,045 tỷ USD và tháng 10 đạt 3,735 tỷ USD. (Bảng 2.2)

Bảng 2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ với Singapore 10 tháng đầu năm 2009

Đơn vị: Triệu USD

Tháng Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim

ngạch 1 1.817,2 1.152,5 2.969,7 2 1.605,1 880,9 2.486,0 3 1.779,8 1.322,6 3.102,4 4 1.541,7 1.224,9 2.766,6 5 1.480,4 1.181,0 2.661,4 6 1.775,5 1.269,3 3.044,8

7 2.129,3 1.422,7 3.552,0

8 1.844,7 1.569,0 3.413,7

9 1.979,2 1.655,4 3.634,6

10 2.296,3 1.439,4 3.735,7

Tổng 18.249,2 13.117,6 31.366,9

(Nguồn: US Census Bureau, bộ phận Ngoại thương, chi nhánh Washington, DC 20.233) - Trên lĩnh vực đầu tư:

USSFTA đã cung cấp các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư của hai nước. Các nhà đầu tư có quyền thực hiện các giao dịch chuyển tài chính tự do và khơng chậm trễ. Trong năm 2006, Singapore là đích đến lớn thứ 3 cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư trực tiếp trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Hoa Kỳ đầu tư trực tiếp vào Singapore 40.8 tỷ USD năm 2001, 51,1 tỷ USD năm 2003 và 60,4 tỷ USD năm 2006 so với 122,6 tỷ USD đầu tư tại Australia, 91,8 tỷ USD tại Nhật, 38,1 tỷ USD tại Hồng Kông và 22,2 tỷ USD tại Trung Quốc.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong năm 2004 và 2005, một trong nguyên nhân làm tăng lợi nhuận mạnh nhất của các chi nhánh nước ngoài của Tổng công ty đa quốc gia Mỹ là do đã tổ chức sản xuất ở Singapore. Tính hấp dẫn của quốc gia này là nó như một “cơ sở sản xuất” cho khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. USSFTA được ban hành đã tạo điều kiện cho Singapore sản xuất những lô hàng đầu vào cho sản xuất của Mỹ. FTA có hiệu lực đã đem lại nhiều lợi ích cho hầu hết các cơng ty, thúc đẩy các công ty tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất:

 Seagate, nhà sản xuất các ổ đĩa cứng lớn nhất thế giới, đầu tư 200 triệu USD xây dựng một nhà máy mới, củng cố vị trí của Singapore như là

một trung tâm lưu trữ.

 Tate và Lyle xây dựng một nhà máy mía đường mới với vốn đầu tư 290 triệu USD, hoàn thành năm 2007.

 Hamilton Sundstrand, nhà đầu tư sản xuất hàng không vũ trụ lớn nhất Singapore, đầu tư 55 triệu USD cho trang thiết bị mới để sản xuất các hệ thống và bộ phận máy bay với độ chính xác cao.

 Transicold, nhà cung cấp, sản xuất tủ lạnh lớn nhất thế giới, đầu tư 200 triệu USD để mở rộng nhà máy của họ tại Singapore.

- Trên các lĩnh vực khác:

Hiệp định Thương mại tự do USSFTA được ký kết không chỉ tăng cường quá trình hợp tác kinh tế giữa Singapore và Hoa Kỳ, nó cịn giúp cải thiện mơi trường đầu tư và có những tác động nhất định đến các lĩnh vực khác của mỗi quốc gia:

+ Cả hai bên đều đảm bảo rằng pháp luật về môi trường trong nước bảo vệ môi trường trong sạch ở mức độ cao, khơng vì khuyến khích đầu tư hay

kinh doanh mà làm ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ mơi trường. Đây có thể coi là một bước tiến bộ của USSFTA so với một số FTA giai đoạn trước năm 1995 như FTA giữa Armenia với Liên Bang Nga (bắt đầu có hiệu lực năm 1993), FTA giữa Hoa Kỳ và Isarael (có hiệu lực từ năm 1985).

+ Năm 2005, các chi nhánh Mỹ ở Singapore tạo ra nguồn thu nhập

chiếm 15% tổng thu nhập quốc dân Singapore, tăng từ 13.2% năm 2004. Trong năm 2005, US non-bank offiliates tại Singapore đã tạo việc làm cho 123.600 người, có tổng tài sản là 150.7 tỷ USD, doanh thu 162.7 tỷ USD và tạo ra thu nhập ròng là 18.7 tỷ USD. Kết quả thu nhập này ở Singapore đã vượt quá các US non-bank offiliates ở Nhật Bản (15 tỷ USD), Australia (13 tỷ

USD), hoặc Trung Quốc (7,9 tỷ USD) trong cùng năm.

- Bên cạnh đó, Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, cung cấp cơ hội cho các công ty Singapore mở rộng thị trường xuất khẩu. USSFTA tạo điều

kiện thuận lợi hơn cho các công ty Singapore muốn kinh doanh tại Mỹ. Nó cũng đồng thời mở ra các ngành kinh doanh mới ở Mỹ như mua sắm Chính phủ. Một số cơng ty Singapore, cả lớn và nhỏ, như Hãng hàng không Singapore, NOL/APL, ST Electronics, Keppel, Semborp, Creative, Asia Pacific Breweries, Osim, Eu Yan Sang và Tee Yih Jia xuất hiện ngày càng nhiều ở Mỹ. Trong năm 2004, ST Engineering giành được một hợp đồng trị giá 200 triệu USD cung cấp phụ tùng máy tính xách tay cho quân đội Hoa Kỳ. Koda, một nhà sản xuất đồ gỗ giành được hợp đồng 22 triệu USD cung cấp đồ nội thất. Aztech Systems, nhà sản xuất các sản phẩm đa truyền thông và thiết bị máy tính, có được đơn đặt hàng 20 triệu USD cho các sản phẩm ADSL. WinEdge & Wireless giành được hợp đồng cung cấp chíp truyền thơng cho một sản phẩm mới của nhà sản xuất đồ chơi Mỹ, Hasbro. Creative Technology giành giải thưởng uy tín tại Las Vegas cho máy photo mini.

Cho tới nay, có thể thấy rõ ràng hai bên đã và đang tiếp tục thực hiện nghiêm túc và đầy đủ nghĩa vụ theo đúng lộ trình đã cam kết. Hàng năm, đại diễn mỗi nước đều nhóm họp đưa ra đánh giá tác động và quá trình triển khai USSFTA. Đây được coi là những hoạt động cần thiết nhằm duy trì và phát triển sự thành công của Hiệp định.

CHƢƠNG III

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO

VỚI HOA KỲ

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa singapore vơi hoa kỳ và những vấn đề đặt ra cho việt nam (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)