3.1 Tổng quan các FTA Việt Nam đã tham gia
3.1.2 Tác động của các FTA Việt Nam đã tham gia đối với nền kinh tế Việt Nam
Nam
Chúng ta thấy các FTA Việt Nam đã ký kết đều có lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam dài hơn từ 5-6 năm so với các đối tác (xem hình 3.1). Do đó, thời điểm từ nay đến năm 2012, Việt Nam rất thuận lợi khi các đối tác đã dỡ bỏ hầu hết thuế nhập khẩu trong khi Việt Nam mới ở giai đoạn đầu cắt giảm. Hiện thuế nhập khẩu với 90% mặt hàng từ ASEAN vào Trung Quốc đã giảm về 0%-5%, trong khi Việt Nam mới đưa vào cắt giảm khoảng 30% dòng thuế [19]. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, được cho là lớn nhất sau cuộc Đại suy thoái 1930-1933, nổ ra từ năm 2008 đến nay đã ảnh hưởng lớn đến thương mại tồn cầu. Do đó, trong khn khổ luận văn việc đánh giá đầy đủ tác động của FTA thời gian qua đối với thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam là tương đối phức tạp và khó chính xác [5]. Tuy nhiên , ngoài những tác động chung của FTA mang lại đã n êu ở Chương I, các FTA Việt Nam đã tham gia còn có những tác động rõ nét sau :
- Thúc đẩy tiến trình cải cách, hồn thiện cơ cấu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tham gia vào tiến trình FTA đồng nghĩa với
việc liên tục t heo đuổi mục tiêu cải cách , hồn thiện mơi trường thương mại , nâng cao năng lực cạnh tranh . Trong quá trình mở cửa theo tiến trình đàm phán FTA , ta có quyền chủ động lớn trong quyết định nội dung , mức độ và tốc độ mở cửa để đáp ứng sát hơn các mục tiêu phát triển của quốc gia ; duy trì được tiến trình cải cách, từng bước đạt tới trình độ hội nhập chung, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
- Nâng cao sức cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngồi. Các cam kết tự
do hố về thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư trong các FTA giúp Việt Nam kiện tồn khung pháp lý, cải thiện mơi trường kinh doanh, tạo dựng thị
trường minh bạch, tạo sức hấp dẫn trong thu hút và nâng cao s ức cạnh tranh của môi trường đầu tư so với các nước trong khu vực.
- Góp phần vào nâng cao đời sống của đại bộ phận dân cư , tạo cơng ăn việc làm, xố đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, y tế. chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng văn minh hơn, hiện đại hơn. Một minh chứng rõ nét là
từ năm 2000 đến 2005, các FTA đã góp phần tạo ra công ăn việc làm cho 7,5 triệu lao động; cơng tác xố đói, giảm nghèo được đẩy mạnh và đạt được kết quả khả quan: theo chuẩn quốc gia (cũ), tỷ lệ đói nghèo đã giảm từ 30% vào năm 1992 xuống dưới 7% vào năm 2005. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động cũng được chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 62,5% vào năm 2000 xuống còn 53,8% năm 2005. Số lao động giảm xuống này được di chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ [10].
Tuy vậy, các FTA cũng có những tác động khơng tốt tới nền kinh tế cũng như xã hội của Việt Nam. Như đã đề cập ở chương I, Việt Nam cũng
chịu sức ép cạnh tranh do mở cửa thị trường ảnh hưởng tới cơng ăn việc làm của lao động trình độ thấp . Khơng những thế, ơ nhiễm môi trường đất, nước, khơng khí ở các khu cơng nghiệp, đơ thị, làng nghề ngày càng trở nên nghiêm trọng.