2.3. Tình hình thực hiện hiệp định FTA giữa Singapore với Hoa Kỳ
2.3.2. Thực trạng thực hiện USSFTA
USSFTA bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1- 4- 2004. Trong suốt quá trình thực hiện Hiệp định, đến nay, Hoa Kỳ và Singapore đã đạt được những thành tự u nhất định:
- Về thương mại hàng hóa, những mặt hàng chủ yếu mà Hoa Kỳ xuất
khẩu là máy móc, thiết bị điện, máy bay, dụng cụ y tế, hóa chất hữu cơ, nhựa... (Xem hình 2.2).
Hình 2.2. Những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Hoa Kỳ vào Singapore (giai đoạn 2001- 2006)
(Nguồn: Dữ liệu Bản đồ thương mại tồn cầu)
Qua hình 2.2, chúng ta có thể thấy rõ ràng sau 3 năm USSFTA đi vào hiệu lực, các mặt hàng điện máy cũng như máy móc, thiết bị vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị kim ngạch các loại hàng hóa mà Hoa Kỳ xuất sang Singapore. Một điều đáng nói nữa là sự phát triển liên tục của các con số thể hiện sự gia tăng trao đổi thương mại giữa hai bên: năm 2002 tổng giá trị trao đổi thương mại hai chiều giữa hai nước thậm chí cịn giảm 0,6 tỷ USD so với năm 2001, nhưng từ khi USSFTA ra đời, tổng giá trị tăng không ngừng, đặc
biệt là năm 2006, lên tới 24,7 tỷ USD, tăng 4,1 tỷ USD so với năm 2005.
- Về thương mại dịch vụ , trong số rất nhiều các ngành dịch vụ mà hai bên rất chú trọng như bảo hiểm, du lịch... đáng chú ý nhất là dịch vụ tài chính. Về vấn đề này, Singapore đã nhượng bộ một số điểm quan trọng trong USSFTA. Theo đó, trong năm 2007, chính phủ Singapore đã dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp giấy phép mới cho các ngân hàng Hoa Kỳ cung cấp đầy đủ các dịch vụ cũng như hoạt động bán buôn. Ngay trong năm 2007 đã có 2 ngân hàng Mỹ được cấp giấy phép, có thể cung cấp các dịch vụ của mình mà khơng bị giới hạn phạm vi. Có thể lấy Citibank là minh chứng tiêu biểu cho sự phát triển mạnh mẽ ở Singapore sau USSFTA. Từ chỗ chỉ có 4 chi nhánh ở Singapore năm 2004, tính tới năm 2006 số chi nhánh đã tăng lên 11 chưa kể rất nhiều kế hoạch xây dựng mới khác. Đây cũng là ngân hàng đầu tiên ở Singapore có hai hệ thống thanh toán song song: cho phép thanh tốn thơng qua nhận dạng vân tay bên cạnh hệ thống thanh toán qua thẻ tín dụng truyền thống. Khơng những thế, ngân hàng này còn kết hợp với ngành tàu điện ngầm Singapore để cung cấp thẻ tín dụng đồng thời là vé tàu thơng qua việc thanh tốn tại các máy rút tiền tự động (ATM) hay chi nhánh xung quanh các ga tàu. Tính tới giữa năm 2006, Citibank đã liên kết với một số ngân hàng nước ngoài khác xây dựng mạng lưới ATM của riêng mình.[22]. Ngồi ra, USSFTA cũng cho phép các ngân hàng Hoa Kỳ thâm nhập vào mạng lười ATM nội địa của Singapore như một biện pháp đảm bảo tài chính.
- Trên lĩnh vực đầu tư, USSFTA có những ưu đãi đặc biệt cho những
khoản đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư có quyền thực hiện các giao dịch tài chính một cách tự do và khơng chậm trễ. Năm 2006, Singapore là đích đến lớn thứ 3 trong số các quốc gia Châu Á- Thái Bình Dương của các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hoa Kỳ. Năm 2001, con số FDI của Mỹ rót vào Singapore là 40,8 tỷ USD, năm 2003, tăng lên 51,1 tỷ USD và sau 3 năm
USSFTA có hiệu lực, con số đó là 60,4 tỷ USD so với 122,6 tỷ USD mà Hoa Kỳ đầu tư vào Australia và 91,8 tỷ USD vào Nhật Bản [22].
- Trên lĩnh vực lao động cả hai bên đã tái khẳng định nghĩa vụ của họ
khi là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và đang phấn đấu đảm bảo Luật Lao động trong nước sẽ phù hợp với những tiêu chuẩn và điều kiện lao động được cộng đồng quốc tế công nhận.