Chuỗi cung ứng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị chất lượng chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp sản xuất lĩnh vực điện điện tử viễn thông việt nam (Trang 39 - 42)

Các thành viên của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức hợp tác với mục tiêu là sự hài lòng của khách hàng. Mơ hình đơn giản nhất của chuỗi gồm nhà sản xuất cùng với khách hàng và nhà cung cấp của họ. Mở rộng hơn, thành viên trong chuỗi cung ứng bao gồm nhà sản xuất, nhà phân phối (bán sỉ, bán lẻ), các doanh nghiệp hoặc cá nhân đóng vai trị là khách hàng và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho các thành viên chuỗi như: thiết kế sản phẩm, dịch vụ giao nhận, vận chuyển, logistics, tài chính, marketing, hạ tầng mạng…

a. Nhà sản xuất (chế tạo)

Nhà sản xuất (chế tạo) là các doanh nghiệp trực tiếp làm ra sản phẩm. Nhà sản xuất có thể là các doanh nghiệp chuyên sản xuất nguyên liệu thô, bán thành phẩm. Các doanh nghiệp này thường được gọi là các nhà cung cấp, tùy thuộc vào vị trí của họ trong chuỗi cung ứng, họ có thể là nhà cung cấp tầng 1, tầng 2 hoặc tầng 3,.. Nhóm nhà sản xuất thứ hai là các doanh nghiệp xuất xưởng những sản phẩm hoàn chỉnh từ các nguyên liệu, chi tiết, bộ phận do nhà cung cấp làm ra, các doanh nghiệp này thường là các doanh nghiệp trung tâm trong chuỗi.

Nhà bán sỉ là những doanh nghiệp lưu kho khối lượng lớn hàng hóa của nhà sản xuất rồi chuyển một phần hàng hóa đó tới tay khách hàng. Đặc điểm nổi bật của nhà bán sỉ là bán sản phẩm cho các doanh nghiệp khác để tiếp tục phân phối đến khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Các chức năng chính của nhà bán sỉ thường là quản lý hàng hóa lưu kho, vận chuyển hàng hóa, hỗ trợ khách hàng và cung cấp dịch vụ sau bán.

c. Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ lưu trữ hàng hóa và bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Nhà bán lẻ thường giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, kết hợp với giá cả hợp lý, sản phẩm đa dạng, sự thuận tiện, dịch vụ khách hàng thân thiện, chu đáo để thu hút khách hàng. Ngoài chức năng bán lẻ hàng hóa, nhà bán lẻ cịn đảm nhận chức năng thu thập các thông tin về sở thích, thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.

d. Khách hàng

Khách hàng có thể là cá nhân hay tổ chức thực hiện hành vi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ có thể là đối tượng trực tiếp sử dụng chúng như là người tiêu dùng cuối cùng hoặc mua sản phẩm rồi kết hợp với các sản phẩm khác, và bán lại người tiêu dùng.

e. Các nhà cung cấp dịch vụ

Đây là các tổ chức hoặc cá nhân cung cấp dịch vụ cho các thành viên trong chuỗi như: thiết kế sản phẩm, dịch vụ giao nhận, vận chuyển, logistics, tài chính, marketing, hạ tầng mạng…Do chỉ tập trung vào một công việc đặc thù, yêu cầu năng lực, kỹ năng chuyên sâu do đó họ có thể thực hiện các hoạt động này hiệu quả với chi phí thấp hơn so với việc các thành viên trong chuỗi tự thực hiện. Họ là các công ty vận tải, ngân hàng, các tổ chức tài chính hay các cơng ty nghiên cứu thị trường, công ty thiết kế sản phẩm hoặc cũng có thể là các nhà mạng cung cấp hạ tầng, dịch vụ truyền tải thông tin, dữ liệu…

Khái niệm và lịch sử phát triển của quản trị chuỗi cung ứng

Dựa trên các định nghĩa về chuỗi cung ứng, các học giả, nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng (SCM). Jones và Riley [57] là các học giả tiên phong đưa ra khái niệm về SCM như một phương pháp quản lý. Từ đó đến nay có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về “quản trị chuỗi cung ứng” tùy thuộc vào từng tác giả và quan điểm tiếp cận, cụ thể như sau:

“SCM giải quyết tồn bộ dịng ngun vật liệu từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng” [57]

“Quản lý các mối quan hệ xi dịng và ngược dòng với các nhà cung cấp và khách hàng nhằm cung cấp giá trị khách hàng cao hơn với chi phí thấp hơn cho tồn bộ chuỗi cung ứng” [40]

“Tất cả các hoạt động liên quan đến dịng chảy và chuyển đổi hàng hố từ giai đoạn nguyên liệu tới người sử dụng cuối cùng cũng như các luồng thông tin liên quan” [80]

“SCM là sự phối hợp có hệ thống, mang tính chiến lược các chức năng kinh doanh truyền thống và đề ra sách lược phối hợp các chức năng này trong một công ty cụ thể cũng như liên kết các doanh nghiệp trong một chuỗi cung ứng nhằm mục đích nâng cao năng lực của từng cơng ty và tồn bộ chuỗi cung ứng trong dài hạn” [76]

Từ những định nghĩa trên, có thể thấy SCM là một quy tắc được phát triển bắt đầu từ những năm 1970 khi các tổ chức cần cải tiến quản lý hàng tồn kho, hoạch định và kiểm soát sản xuất. SCM là một khái niệm liên ngành liên quan đến các thành viên trong chuỗi cung ứng (nhà cung cấp, nhà sản xuất và khách hàng). SCM có thể được xem như hoạt động thực hành của một liên tổ chức lớn nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là liên minh và mạng lưới với các nhà cung cấp và khách hàng [87]

Theo Stevens [98], tính đến nay SCM đã trải qua 3 giai đoạn phát triển: giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ năm 1970 đến 1975, đây là giai đoạn SCM được hình thành nhằm giải quyết vấn đề tồn kho, hoạch định và kiểm soát sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất trong bối cảnh Khủng hoảng dầu mỏ làm chi phí tăng cao, giai đoạn tiếp theo (khoảng đến giữa những năm 1980), là hệ thống hoá nguyên liệu, sản xuất và

quản lý vận tải. Giai đoạn từ giữa đến cuối những năm 1980 tập trung vào việc áp dụng các thực hành tốt của Nhật Bản như Quản trị chất lượng toàn diện và Lean. Giai đoạn kế tiếp trong quá trình phát triển của SCM bao gồm việc: giải quyết các sự cố và vấn đề về chất lượng, thu hồi sản phẩm, quản trị rủi ro chuỗi cung ứng cũng như giới thiệu các thực hành cải tiến quy trình khác (ví dụ như Lean Six Sigma) và sự phát triển của các các hệ thống IT, xử lý dữ liệu trong việc phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi. Như vậy có thể thấy, quản trị chất lượng chuỗi cung ứng là giai đoạn phát triển mới của quản trị chuỗi cung ứng nhằm giải quyết các thách thức mới từ môi trường kinh doanh.

Cách tiếp cận được sử dụng trong luận án này về quản trị chuỗi cung ứng là "hoạt động quản lý các mối quan hệ xi dịng và ngược dòng với nhà cung cấp và khách hàng nhằm cung cấp giá trị khách hàng cao hơn với chi phí thấp hơn cho toàn bộ chuỗi cung ứng” [40]

Các hoạt động thực hành quản trị chuỗi cung ứng

Mục tiêu cuối cùng của SCM là nâng cao năng lực cạnh tranh và dịch vụ khách hàng. Năng lực cạnh tranh có thể được cải thiện bằng nhiều cách như giảm chi phí, tăng tính linh hoạt với sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng hoặc cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Nguồn: Michael H. Hugos [56] – “Essentials of Supply Chain Management”

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị chất lượng chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp sản xuất lĩnh vực điện điện tử viễn thông việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)