Công ty Số lao động
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam - Thái Nguyên 64.184 Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam - Bắc Ninh 48.923
Công ty TNHH Canon Việt Nam 20.476
1197, 49.02% 127, 5.20% 10, 0.41% 14, 0.57% 41, 1.68% 4, 0.16% 984, 40.29% 65, 2.66% Đồng bằng sông Hồng Đông Bắc Bộ Tây Bắc Bộ Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Công ty TNHH điện tử Foster Việt Nam 12.725
Công ty TNHH Fuhong Precision Component 10.433
Công ty TNHH hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam 10.375 Công ty TNHH Furukawa Automotive Parts Việt Nam 8.060
Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam 7.993
Công ty TNHH điện tử Foster Đà Nẵng 7.327
Công ty TNHH Glonics Việt Nam 6.853
Công ty TNHH Nidec Copal Precision Việt Nam 6.554
Công ty TNHH điện tử BSE Việt Nam Hàn Quốc 5.766
Công ty trách nhiệm hữu hạn Fushan Technology Việt Nam 5.726
Công ty TNHH Bujeon Vietnam Electronics 5.485
Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam 5.372
Công ty TNHH Hansol Electronics Việt Nam 5.208
Công ty TNHH Goertek Vina 5.200
Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên số liệu từ Tổng cục Thống kê
Tuy nhiên như phân tích ở phần trên, Việt Nam nằm ở công đoạn giữa trong chuỗi giá trị ngành sản xuất thiết bị điện – điện tử - viễn thơng tồn cầu do đó chủ yếu là hoạt động gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp cộng với năng lực yếu kém của các doanh nghiệp nội địa, công nghiệp hỗ trợ nên hầu hết các yếu tố đầu vào đều được nhập khẩu. Theo số liệu năm 2017 từ Tổng cục Hải quan, đi cùng với kim ngạch xuất khẩu cao thì kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (37,77 tỷ USD), điện thoại các loại và linh kiện (16,44 tỷ USD) cũng rất cao, chiếm trên 25% tổng kim ngạch nhập khẩu, mức độ nội địa hóa rất thấp.
Cùng với đó, trái ngược với những kì vọng lạc quan về sự xuất hiện của các Tập đoàn hàng đầu thế giới sẽ tạo cơ hội thúc đẩy ngành điện/điện tử Việt Nam phát triển và hội nhập, các doanh nghiệp nội địa chưa thực sự tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng sản phẩm điện/điện tử của các Tập đồn điện tử đa quốc gia bởi khơng đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, chi phí và thời gian giao hàng. Một ví dụ điển hình cho việc này là trường hợp của Samsung Electronics Vietnam (SEV), bắt đầu đi vào hoạt động năm 2009, rất khó khăn trong việc phát triển các doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp tiềm năng, phải rất nỗ lực, thơng qua nhiều chương trình
hỗ trợ, tư vấn cải tiến mới tăng được số lượng các doanh nghiệp nội địa trở thành nhà cung cấp tầng 1 từ 4 (2014) lên 29(2017), tuy nhiên chủ yếu vẫn chỉ là sản phẩm về bao bì, in ấn đóng gói sản phẩm. Theo như công bố mới nhất của ông Shim Won Hwan, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung tại Việt Nam với Phó Thủ tướngTrịnh Đình Dũng ngày 5/1/2018, bắt đầu từ 2018, đã có một vài nhà cung cấp Việt Nam có thể cung cấp các chi tiết, thiết bị địi hỏi cơng nghệ cao như khn kim loại, linh kiện...
Trình độ của lực lượng lao động trong ngành là vấn đề đáng lưu ý, tỷ lệ lao động không qua đào tạo rất cao trung bình trên 70%, đứng đầu là lao động của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, sảm phẩm điện tử dân dụng (76%), tiếp đến là lao động của các doanh nghiệp sản xuất máy vi tính, thiết bị ngoại vi và các doanh nghiệp sản xuất thiết bị truyền thông với tỷ lệ lần lượt là 73%, 71% (Tổng hợp từ Số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2015 của Tổng cục thống kê)
Quy mô các doanh nghiệp nội địa chủ yếu là nhỏ và vừa, năng lực sản xuất hạn chế cả về kỹ thuật và các nguồn lực khác. Số liệu điều tra doanh nghiệp 2015 cho thấy có 943 doanh nghiệp (chiếm 38,62% số doanh nghiệp trong ngành) có dưới 10 lao động, 1270 doanh nghiệp (chiếm 52%) có vốn chủ sở hữu dưới 5 tỷ đồng. Trong số 243 doanh nghiệp trong nước tham gia khảo sát sử dụng công nghệ sản xuất năm 2015, chỉ có 6 doanh nghiệp (chiếm 2,4%) hiện đang sử dụng các máy móc, thiết bị được sản xuất từ năm 2010 trở lại đây, trong khi có tới 25,2% doanh nghiệp sử dụng các máy móc được sản xuất trước năm 2000, cá biệt có những doanh nghiệp vẫn sử dụng những máy móc được sản xuất từ những năm 1960, 1967, 1968, 1985, 1990.
Mặc dù máy móc lạc hậu nhưng các doanh nghiệp nội địa cũng chưa thực sự quan tâm tới tìm hiểu thơng tin, trang bị kiến thức và có sự đầu tư tương xứng cho nâng cấp công nghệ. Chỉ một số rất ít doanh nghiệp có năng lực nghiên cứu và triển khai của riêng mình. Điều này, một mặt phản ánh năng lực cơng nghệ cịn hạn chế, mặt khác cũng thể hiện khả năng làm chủ công nghệ thấp. Tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam là dưới 0,5% doanh thu (Ấn Độ: 5%, Hàn Quốc: 10%) (Tính tốn từ Số liệu từ Điều tra doanh nghiệp 2015 – điều tra chọn mẫu việc sử dụng công nghệ trong sản xuất). Tỷ lệ đổi mới máy móc, thiết bị hàng năm chỉ đạt 10% trong 5 năm vừa qua (các nước khác trong khu vực tỷ lệ tương ứng là 15-20%).
Kết quả là các doanh nghiệp nội địa không đủ năng lực để tạo ra các sản phẩm có chất lượng ổn định, giá trị cao.
Tóm lại, mặc dù ngành sản xuất thiết bị điện – điện tử - viễn thơng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP thời gian qua, tuy nhiên phần lớn sự phát triển này đến từ các doanh nghiệp FDI, năng lực nội tại của các doanh nghiệp trong nước trong ngành còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường về chất lượng, chi phí, thời gian giao hàng.
Kết quả khảo sát hoạt động quản trị chất lượng chuỗi cung ứng tại các doanh
nghiệp sản xuất thiết bị điện/điện tử/viễn thông Việt Nam
Mô tả mẫu nghiên cứu
Trong số 100 doanh nghiệp tham gia khảo sát: 50% hoạt động dưới loại hình Cơng ty TNHH, 25% dưới loại hình Cơng ty cổ phần chiếm, 10% là các Doanh nghiệp FDI, loại hình Doanh nghiệp tư nhân chiếm 10%, 5% còn lại là loại hình Doanh nghiệp nhà nước (Công ty TNHH 1 TV, nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối).Tỷ lệ này khá tương đồng với Số liệu Điều tra doanh nghiệp 2015 của Tổng cục Thống kê về tỷ trọng các doanh nghiệp ngành sản xuất thiết bị điện – điện tử - viễn thơng phân loại loại hình doanh nghiệp của cho thấy mẫu nghiên cứu phản ánh tương đối chính xác đặc điểm của tổng thể.
Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên Số liệu từ Khảo sát diện rộng
Hình 8: Tỷ trọng mẫu nghiên cứu phân theo loại hình doanh nghiệp
Trong mẫu nghiên cứu có 40 doanh nghiệp (chiếm 40%) các doanh nghiệp thuộc nhóm các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện (mô tơ, máy phát, biến thế điện, pin, ắc quy, dây điện, cáp điện, thiết bị chiếu sáng, đồ điện dân dụng, 50 doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước, 5, 5% Doanh nghiệp tư nhân, 10, 10% Công ty TNHH, 50, 50% Công ty cổ phần, 25, 25% Doanh nghiệp FDI, 10, 10%
(chiếm 50%) thuộc nhóm các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, máy vi tính, điện tử dân dụng: tivi, micro, tai nghe, đầu DVD) và 10 doanh nghiệp (chiếm 10%) thuộc nhóm các doanh nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông (thiết bị truyền thông: điện thoại di động, điện thoại không dây, thiết bị truyền dữ liệu, điện thoại và máy fax, môdem, thiết bị truyền tải)
Về quy mô lao động, số lao động cao nhất là 7.855 người tại một doanh nghiệp FDI trong ngành điện tử, số lao động thấp nhất là 10 người tại một doanh nghiệp nội địa Việt Nam là nhà cung cấp linh kiện cho một doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện trong nước