Phương án chọn mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị chất lượng chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp sản xuất lĩnh vực điện điện tử viễn thông việt nam (Trang 96 - 109)

Tỉnh TỔNG SỐ MẪU Tổng % mẫu nghiên cứu % DS chọn mẫu Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn A B C A B C A B C Hà Nội 3 2 2 2 1 3 3 2 19 19% 18% Vĩnh Phúc 1 1 1 3 3 % 1 % Hải Phòng 1 2 1 1 1 1 7 7 % 6 % Bắc Ninh 1 1 2 2 % 3 % Đà Nẵng 1 1 2 2 % 3 % TP HCM 6 1 4 3 1 4 7 3 29 29 % 31 % Đồng Nai 2 1 3 1 6 1 14 14 % 13 % Bình Dương 6 1 2 5 2 8 24 24 % 25 % Tổng 20 4 12 15 3 11 27 7 100 100 % 100 %

Nguồn: Tác giả tự xây dựng

A: Công ty cổ phần, Công ty TNHH khơng có vốn nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân B: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Doanh nghiệp liên doanh với nước ngồi C: Doanh nghiệp nhà nước (Cơng ty TNHH MTV, Cơng ty cổ phần có vốn nhà nước)

Nhằm đảm bảo thu thập được quy mô mẫu tối thiểu là 100 như trên, tác giả đã chuẩn bị sẵn danh sách mẫu nghiên cứu là 1000 doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ tin cậy, đại diện, chất lượng của dữ liệu còn phụ thuộc rất nhiều vào phương thức khảo sát. Sau quá trình đánh giá/cân nhắc, tác giả sử dụng phương thức khảo sát trực tuyến. Tác giả đã liên hệ với 1000 doanh nghiệp và mời họ tham gia khảo sát. Tại mỗi doanh nghiệp, tác giả gửi thư điện tử (email) tới các cán bộ quản lý trên, giải thích mục đích, ý nghĩa nghiên cứu và đường link truy cập tới Phiếu khảo sát trực tuyến đã được thiết kế sẵn (https://goo.gl/forms/iwJQsl0P4Jp59w5t2). Để tăng độ tin cậy của dữ liệu thu được, tác giả đảm bảo nguyên tắc không cá nhân nào điền vào nhiều hơn một Phiếu khảo sát. Ngoài ra, tại một số doanh nghiệp, tác giả còn tiến hành khảo sát hai người quản lý khác nhau tại cùng một vị trí độc lập để từ đó ta có thể lấy ý kiến trung bình từ hai ý kiến đó. Để khuyến khích tham gia khảo sát, tác giả tặng 1 phần quà cho người hoàn thành Phiếu khảo sát. Sau khi gửi email nhắc nhở và thực hiện 1 số cuộc gọi để tăng tỷ lệ phản hồi, tính đến thời điểm 03/2018, tác giả nhận được 104 phản hồi đạt tỷ lệ 10.4%. Qua quá trình kiểm tra sơ bộ và làm sạch dữ liệu, có 4 quan sát bị loại do khơng đầy đủ thơng tin.

Kỹ thuật phân tích dữ liệu

Kỹ thuật kiểm định công cụ đo lường

Sai lệch do không phản hồi (None-response bias)

Sai lệch do khơng phản hồi đến từ việc khơng có thơng tin phản hồi từ một bộ phận trong mẫu đã thiết kế làm ảnh hưởng đến mức độ đại diện cho tổng thể của mẫu nghiên cứu. Đây là loại sai lệch thường gặp trong điều tra công nghiệp đặc biệt điều tra doanh nghiệp. Để giảm thiểu sai lệch này ngay từ đầu khi thiết kế và chọn lựa mẫu nghiên cứu tác giả đã lên phương án điều tra từ xác định danh sách chọn mẫu, lựa chọn doanh nghiệp điều tra, quy trình liên hệ với doanh nghiệp mời khảo sát, quy trình làm sạch dữ liệu. Cộng với tại mỗi doanh nghiệp, tác giả khảo sát 04 cán bộ quản lý do đó các sai lệch do không phản hồi được hạn chế ở mức tối đa.

Độ tin cậy (Reliability)

Độ tin cậy là một chỉ số đánh giá sự thống nhất nội tại [104]. Hair & cộng sự [52] cho rằng độ tin cậy nói lên tính nhất qn của đo lường sau nhiều lần lặp lại. Độ tin cậy được thể hiện thông qua phương sai của số đo thực của một biến đo lường chiếm được bao nhiêu phương sai của số đo chúng ta đo được của biến đo lường này. Tác giả sử dụng hệ số Cronbach Alpha để kiểm tra tính nhất quán nội tại (internal consistency) của một thang đo là [52]. Hệ số Cronbach α nằm trong khoảng từ 0 đến 1, thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy nếu hệ số này đạt giá trị từ 0,6 trở lên và những biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 [52]

Độ giá trị (Validity)

Độ giá trị là một chỉ số đánh giá bộ cơng cụ đo lường có đo lường đúng, bao phủ đầy đủ nội dung khái niệm không [58]. Trong các nghiên cứu khoa học xã hội, độ giá trị được phản ánh qua hai khái niệm là: giá trị hội tụ (convergent validity) và giá trị phân biệt (discriminant validity). Giá trị hội tụ phản ánh mức độ hội tụ của một thang đo sử dụng để đo lường một khái niệm sau nhiều lần lặp lại. Giá trị phân biệt cho biết hai thang đo lường hai khái niệm khác nhau phải khác nhau.

Để đánh giá độ giá trị (giá trị hội tụ, giá trị phân biêt) của thang đo, trong luận án sử dụng Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA). Một thang đo được coi là đạt độ giá trị nếu số lượng nhân tố trích được phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng thành phần của thang đo; trọng số nhân tố của biến trên nhân tố mà nó là một biến đo lường sau khi quay phải cao và các trọng số trên các nhân tố khác nó khơng đo lường phải thấp (Hệ số tải nhân tố - Factor loading lớn nhất phải lớn hơn 0,5 và hiệu giữa hệ số tải nhân tố lớn nhất với hệ số tải ở các nhân tố khác phải lớn hơn 0,3); tổng phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên

Kỹ thuật kiểm định giả thuyết

Thống kê mô tả (Descriptive Statistics)

Kỹ thuật thống kê mô tả được tác giả sử dụng nhằm đánh giá mức độ triển khai các thực hành quản trị chất lượng chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp tham gia khảo sát. Các tham số thống kê được sử dụng gồm có: đại lượng về vị trí, mức độ tập trung,

phân tán (Số trung bình, Số trung vị, Số mốt, Tứ phân vị); đại lượng về sự biến thiên (Khoảng biến thiên, Phương sai và độ lệch chuẩn, Hệ số biến thiên).

Phân tích tương quan (Correlation analysis)

Để kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm tiềm ẩn trong khung phân tích đề xuất, lượng hóa độ lớn của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng, tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson (r). Giá trị của r nằm trong khoảng [-1;1], giá trị tuyệt đối của r càng gần 1 thì hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ với nhau, dấu của r cho biết mối liên hệ giữa hai biến là thuận chiều hay ngược chiều. Hệ số tương quan r được coi là có ý nghĩa khi kiểm định cho kết quả p-value < 0.05.

Phân tích hồi quy tuyến tính (Linear regression analysis)

Nhằm xác định mối quan hệ nhân quả giữa các hoạt động thực hành quản trị chất lượng chuỗi cung ứng và kết quả hoạt động, kỹ thuật phân tích hồi quy tuyến tính được tác giả sử dụng sau kỹ thuật phân tích tương quan. Thủ tục phân tích gồm các bước như sau: (1) Ước lượng phương trình hồi quy từ dữ liệu mẫu; (2) Đánh giá mức độ phù hợp mơ hình thơng qua Hệ số xác định R2 và Phân tích phương sai; (3) Kiểm

định mức độ ý nghĩa của hệ số hồi quy riêng; (4) Thực hiện Kiểm định Durbin- Watson; xác định Hệ số phóng đại phương sai VIF; Kiểm định tương quan hạng Spearman để đánh giá sự phù hợp với các giả định trong phân tích hồi quy.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Khung phân tích và các giả thuyết nghiên cứu về hoạt động quản trị chất lượng chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện/điện tử/viễn thông đã được phát triển trong Chương 3. Theo đó hoạt động SCQM bao gồm 3 thành phần chính là: các hoạt động quản trị chất lượng nội bộ, các hoạt động quản trị chất lượng dòng ngược (tương tác với nhà cung cấp về chất lượng), các hoạt động quản trị chất lượng dịng xi (tương tác với khách hàng về chất lượng). SCQM được giả định có mối quan hệ thuận chiều với kết quả hoạt động. Phần còn lại của chương, trình bày một bản thiết kế nghiên cứu chi tiết bao gồm: phương pháp nghiên cứu, quy trình thực hiện nghiên cứu, phát triển cơng cụ đo lường (bảng hỏi), cách thức chọn mẫu và thu thập dữ liệu, kỹ thuật kiểm định độ tin cậy, độ giá trị của thang đo và các giả thuyết nghiên cứu.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý

Tổng quan về ngành sản xuất thiết bị điện/điện tử/viễn thông Việt Nam

Đặc điểm ngành sản xuất thiết bị điện/điện tử/viễn thông

Theo Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam năm 2007, 2018 (VSIC 2007, VSIC 2018), ngành sản xuất thiết bị điện/điện tử/viễn thơng gồm có mã ngành C26 (Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học) và C27 (Sản xuất thiết bị điện). Ngành này có các đặc điểm chính như sau:

Thứ nhất, ngành sử dụng công nghệ cao, hiện đại, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, công nghệ mới nhất của nhiều lĩnh vực như: màn hình hiển thị, camera, vi xử lý, cảm biến vân tay, nhận diện giọng nói, cơng nghệ thực tế ảo,…

Thứ hai, sản phẩm của ngành có mức độ phức hợp cao, cấu thành từ nhiều chi tiết bộ phận do đó để phát triển ngành cần phát triển hệ thống công nghiệp phụ trợ theo đó các nhà sản xuất hình thành mạng lưới các nhà cung cấp hoặc vệ tinh xung quanh nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

Thứ ba, ngành có tốc độ phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, do tiến bộ của khoa học công nghệ, nhu cầu cá nhân hóa các thiết bị điện – điện tử tiêu dùng cũng như sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

Thứ tư, chi phí/vốn đầu tư ban đầu của ngành lớn, mức độ rủi ro cao, cường độ cạnh tranh trong ngành gay gắt, yêu cầu sự đầu tư lớn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất, phân phối, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực. Các công ty dẫn đầu thị trường thường là những cơng ty có trình độ kỹ thuật cao, nắm giữ công nghệ then chốt của ngành, đồng thời là tác giả của các đột phá, cách mạng công nghệ.

Thứ năm, các sản phẩm sản xuất và tiêu thụ với khối lượng lớn, giá thành sản xuất giảm nhanh, chu kỳ thay thế sản phẩm ít hơn năm năm có giá bán sản phẩm giảm nhanh và sản phẩm nhanh chóng lạc hậu do sự phát triển mạnh mẽ, không ngừng của khoa học công nghệ nói chung và cơng nghệ bán dẫn nói riêng đã làm cho khả năng

tích hợp và xử lý của các vi mạch điện tử tăng nhanh. Vòng đời của các thiết bị điện - điện tử giảm từ 10 năm xuống chỉ cịn 1-2 năm, cá biệt có những doanh nghiệp ra mắt 2 thế hệ trong cùng 1 năm.

Thứ sáu, ngành có xu hướng chuyển dịch công nghệ từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển, công nghệ cao sang các quốc gia đang phát triển. Đặc điểm này do xu hướng tồn cầu hóa, để tăng khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp điện, điện tử, viễn thông dịch chuyển các hoạt động sản xuất có cơng nghệ thấp sang các nước đang phát triển có lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công thấp hơn.

Chuỗi cung ứng ngành sản xuất thiết bị điện/điện tử/viễn thơng

Hình 4.1 trình bày một bản đồ của chuỗi cung ứng sản xuất thiết bị điện - điện tử - viễn thơng tiêu dùng. Nó bao gồm nguyên liệu thô và nguyên liệu đầu vào, linh kiện điện/điện tử, sản phẩm trung gian (cụm lắp ráp), lắp ráp sản phẩm cuối cùng cho các phân khúc thị trường.

Nguồn: Frederick và cộng sự [49], 2017

Chuỗi cung ứng này còn bao gồm các hoạt động gia tăng giá trị cho sản phẩm cuối cùng bên ngồi q trình sản xuất bao gồm các hoạt động nghiên cứu phát triển, thiết kế sản phẩm, tiếp thị và dịch vụ sau bán hàng như: thiết kế mạch IC, vi mạch, phần mềm, phát triển sản phẩm mới. Đây là các hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất và được kiểm sốt bởi các cơng ty dẫn đầu và các nhà cung cấp linh kiện dẫn đầu và thường được đặt tại trụ sở chính của các Cơng ty, Tập đoàn ở các quốc gia phát triển.

Đầu vào: Nguyên liệu cần thiết để làm linh kiện điện/điện tử khác nhau tùy theo thành phần. Các vật liệu được sử dụng trong chế tạo chất bán dẫn bao gồm silicon và vi mạch silicon (đối với tấm bán dẫn), nhựa (để tạo thành các lớp của bảng mạch điện tử, vỏ thiết bị), gốm sứ, kim loại (chủ yếu là nhôm và đồng, hoặc vàng và bạc), hóa chất pha tạp và các vật liệu khác. Nguyên liệu từ boron, gali, phốt pho, và asen được sử dụng trong vi mạch silicon để biến một tinh thể silicon từ một chất cách điện tốt thành dây dẫn điện. Đầu vào quan trọng cho các thành phần điện tử khác bao gồm số lượng khác nhau của các kim loại như nhôm, đồng, vàng và bạc.

Linh kiện điện tử: là những thành phần điện tử có hai hoặc nhiều dây dẫn kết nối

hoặc miếng đệm kim loại dùng để kết nối, thường là bằng cách hàn vào một bảng mạch in (PCB), để tạo ra một mạch điện tử tích hợp. Mạch tích hợp (hoặc bán dẫn) là những thành phần đắt nhất, và quan trọng nhất vì là yếu tố cho phép một sản phẩm có thể xử lý và lưu trữ thơng tin. Có rất nhiều loại mạch IC, bao gồm bộ nhớ, mạch logic, bộ vi xử lý, và vi điều khiển.

Cụm lắp ráp điện tử: Cụm lắp ráp điện tử khác nhau tùy theo sản phẩm cuối cùng; tuy nhiên, hầu hết trong các sản phẩm đều có bảng mạch. Một bảng mạch được đưa vào một vỏ nhựa hoặc vỏ kim loại để tạo thành một cụm lắp ráp. Các nhà sản xuất ở giai đoạn này có thể phải chịu trách nhiệm cho việc tạo ra các Bảng mạch in đã được lắp ráp (PCBA) hoặc đặt nó trong lớp vỏ. Quá trình lắp ráp cơ điện liên quan đến việc chế tạo vỏ hộp máy, lắp đặt cụm lắp ráp và linh kiện, lắp đặt và định tuyến cáp. Các nhà sản xuất đảm nhận trách nhiệm tìm nguồn cung ứng nguyên liệu, thực hiện các hoạt động lắp ráp cơ điện hoặc uỷ thác cho một công ty khác. Các sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh là một phần của một “sản phẩm cụ thể”.

Màn hình hiển thị là một cụm lắp ráp phổ biến ở thiết bị điện, điện tử gia dụng, và nếu có, thường là đầu vào trung gian tốn kém nhất. Hai loại chính hiện nay bao gồm: màn hình tinh thể lỏng (LCD) và màn hình diode phát quang hữu cơ (OLED).

Sản phẩm cuối cùng: được ấn định phân phối đến các thị trường cuối cùng, từ các

máy tính và thiết bị điện tử tiêu dùng, đến các thiết bị trong xe hơi, thiết bị y tế và các thiết bị công nghiệp.

Các hoạt động phân phối/kênh bán hàng:

Phân đoạn thị trường và phương pháp bán hàng cho các thành phần điện tử khác nhau tùy theo loại và giá trị tương đối của chúng. Doanh nghiệp sản xuất bán dẫn và PCB phần lớn bán sản phẩm của họ trực tiếp đến các nhà sản xuất sản phẩm điện tử. Cách thức mạch IC được bán cho các nhà sản xuất xi dịng phụ thuộc vào sự kết hợp của các loại sản phẩm và quy mô. Sản phẩm tùy chỉnh được bán trực tiếp cho người mua cụ thể trong khi sản phẩm tiêu chuẩn thì thơng qua các nhà phân phối; Khách hàng lớn nhận lô hàng trực tiếp trong khi khách hàng nhỏ hơn thì mua từ các nhà phân phối. Các thành phần của tất cả các sản phẩm được tiêu thụ đều được vận chuyển từ các cơ sở lắp ráp và kiểm tra (A&T) đến trung tâm phân phối chính của các chất bán dẫn, hoặc các công ty lắp ráp trong khu vực.

Cấu trúc của ngành và vị trí của Việt Nam trong mạng sản xuất toàn cầu

a. Về cấu trúc của ngành

Ngành ngành sản xuất thiết bị điện – điện tử - viễn thông tiêu dùng bao gồm ba nhóm chính: cơng ty dẫn đầu, nhà cung cấp cấp 1 hoặc nhà sản xuất hợp đồng, và các nhà cung cấp thành phần. Nhiều đơn vị khác đóng vai trị quan trọng trong ngành cơng nghiệp này, bao gồm các nhà phát triển phần mềm, các nhà sản xuất thiết bị sản xuất, phân phối, và nhà sản xuất các thành phần chung và hệ thống con.

Các công ty dẫn đầu: tập trung hoạt động tại các giai đoạn chiếm giá trị cao nhất của sản phẩm cuối cùng; các hoạt động này bao gồm tiếp thị, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm. Một số công ty dẫn đầu vẫn lắp ráp các

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị chất lượng chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp sản xuất lĩnh vực điện điện tử viễn thông việt nam (Trang 96 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)