Tác dụng sinh học Nhân trần tía (Adenosma bracteosum)

Một phần của tài liệu Phân lập hợp chất tự nhiên có khả năng ức chế enzyme a glucosidase và kháng 2 dòng tế bào ung thư gan và phổi từ nhân trần tía (adenosma bracteosumbonati) (Trang 28 - 29)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.3. Tác dụng sinh học Nhân trần tía (Adenosma bracteosum)

1.3.1. Tác dụng kháng khuẩn

Carvacrol trong tinh dầu Nhân trần tía đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn khá mạnh [33]. Carvacrol là một trong những thành phần quan trọng có trong tinh dầu Nhân trần tía, chiếm hàm lượng khoảng 27% trong tinh dầu thân cành. Carvacrol, hay cymophenol, C6H3CH3(OH)(C3H7), là một monoterpenoid phenol.

Carvacrol ức chế sự phát triển của một số chủng vi khuẩn, ví dụ như Escherichia

coli, Bacillus cereus và Pseudomonas aeruginosa [10]. Với độc tính thấp và hương vị

dễ chịu carvacrol được sử dụng như một phụ gia thực phẩm để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Carvacrol tấn công vào màng tế bào của các vi khuẩn như Staphylococcus mitis, Streptococcus salivarius, Streptococcus sanguis và Candida albican và ức chế sự phát

triển của chúng [42, 44]. Carvacrol cịn là một hợp chất hoạt hóa mạnh các kênh ion qua thụ thể V3 (TRPV3) và A1 (TRPA1). Khi cho carvacrol trên lưỡi người, carvacrol sẽ kích hoạt TRPV3, gây ra cảm giác ấm lưỡi.

Ngồi ra carvacrol cũng kích hoạt các thụ thể đau TRPA1, nhưng nhanh chóng làm bớt nhạy chúng, điều này giải thích tính cay của nó. Carvarol cịn kích hoạt PPAR và ức chế COX-2 trong tiến trình viêm [33].

Ở chuột carvacrol nhanh chóng được chuyển hóa và bài tiết. Con đường chuyển hóa chính là ester hóa của nhóm phenol với acid sulfuric và acid glucuronic.

Một con đường khác là q trình oxy hóa của các nhóm methyl. Sau 24 giờ chỉ một số lượng rất nhỏ của carvacrol hoặc các hợp chất chuyển hóa của nó có thể được tìm thấy trong nước tiểu, cho thấy một sự đào thải gần như hồn tồn trong vịng một ngày [5]. Carvacrol kích thích q trình chết tế bào trong ung thư tuyến tiền liệt.

1.3.2. Tác dụng trên gan

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Minh Đức đã thực hiện phối hợp cao Diệp hạ châu (100 mg), cao Nhân trần tía (80 mg), cao Rau má (40 mg) và cao Nghệ (30 mg) ở liều 0,5-1 g/kg không những ức chế sự tăng hàm lượng MDA ở các mơ tế bào gan bị tổn thương mà cịn làm giảm sự tăng hoạt độ các transaminase GOT và GPT trong tổn thương gan do CCl4 gây ra [88].

Một số bệnh viên y học cổ truyên đã sử dụng Nhân trần tía để điều trị viêm gan cho bệnh nhân và đạt kết quả tốt [80].

1.3.3. Tác dụng chống oxy hóa

Năm 2010, Nhóm nghiên cứu Nguyễn Ngọc Hồng, Trần Hùng thực hiện sàng lọc hoạt tính chống oxy hố của 56 lồi dược liệu. Tác giả kết luận cao chiết Adenosma bracteosum là một trong những dược liệu có hoạt tính mạnh nhất so với 56 lồi dược

liệu nghiên cứu [90]. Cao MeOH của Nhân trần tía là có hoạt tính cao nhất nên có thể đánh giá hợp chất phân cực trung bình đến phân cực mạnh, có hoạt tính tốt nhất.

1.3.4. Tác dụng chống viêm

Nhân trần tía ở Tây Ninh, chứa hàm lượng carvacrol rất cao (27%). Carvacrol là một trong những hợp chất có tác dụng ức chế protein COX-2, tương tự như ibuprofen, một hợp chất kháng viêm nonsteroid (NSAIDs-non-steroidal antiinflammatory drug) [33].

Một phần của tài liệu Phân lập hợp chất tự nhiên có khả năng ức chế enzyme a glucosidase và kháng 2 dòng tế bào ung thư gan và phổi từ nhân trần tía (adenosma bracteosumbonati) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)