.2 Kết quả xác định hàm lượng cao chiết

Một phần của tài liệu Phân lập hợp chất tự nhiên có khả năng ức chế enzyme a glucosidase và kháng 2 dòng tế bào ung thư gan và phổi từ nhân trần tía (adenosma bracteosumbonati) (Trang 59 - 63)

Dược liệu Hàm lượng cao (%)

Nhân trần tía Cao nước Cao cồn Cao HE

16,05 ± 0,25 9,17 ± 0,10 6,25 ± 0,18

Độ ẩm cao chiết (%)

5% 5% 5%

Hàm lượng chiết của cao nước cao hơn cao cồn, chứng tỏ trong cây nhân trần tía chứa một lượng lớn hợp chất có độ phân cực mạnh nên tan được trong nước. Nguyên nhân khác là do khi chiết bằng ethanol nồng độ cao, ethanol sẽ háo nước làm các thành tế bào bị mất nước cục bộ dẫn tới hiện tượng các tế bào bị khô và co lại ngăn cản quá trình chiết, đồng thời nhiều hợp chất khác cũng được chiết ra khỏi tế bào như chlorophyll... làm cho dịch trích chuyển sang màu xanh lục. Nhưng dung mơi nước chỉ có thể chiết được những chất có độ phân cực cao, cịn dung mơi cồn có thể chiết được hầu hết các chất có độ phân cực từ thấp đến cao trong cây [87]. Dạng cao sử dụng là

dạng bột khô với độ ẩm là 5% khơng cịn dư lượng ethanol, hexan, ethylacetate để không ảnh hưởng đến kết quả của thí nghiệm.

3.3 Đánh giá hoạt tính gây độc trên hai dịng tế bào HepG2 và A549 của cao chiết cồn nhân trần tía

Hợp chất tự nhiên có khả năng kháng ung thư theo hai cách: trực tiếp tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách gây độc tế bào, làm giảm quá trình phân bào, kích thích tế bào đi vào q trình apoptosis; hoặc gián tiếp thơng qua việc làm giảm máu đến khối u, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Trong đó, khả năng gây độc tế bào của hợp chất tự nhiên đang được quan tâm với nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này. Tính gây độc tế bào của một hợp chất tự nhiên được định nghĩa là khả năng ức chế sự tăng sinh của tế bào, làm tế bào dừng tăng trưởng và phân chia hoặc đưa tế bào đi vào q trình apoptosis [29].

Hoạt tính gây độc trên hai dòng tế bào ung thư A549 và HepG2 của cao chiết cồn nhân trần tía được đánh giá thơng qua thử nghiệm SRB nhằm sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt tế bào ung thư ở điều kiện in vitro. Để đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cao chiết cồn, kết quả thử nghiệm được so sánh với chất đối chứng là camptothecin và tiêu chí của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ.

Camptothecin được sử dụng làm đối chứng dương trong thí nghiệm này là một loại thuốc điều trị bệnh ung thư theo cơ chế gây độc topoisomerase. Hoạt tính gây độc tế bào của camptothecin là liên kết với phức hợp topoisomerase I và DNA (phức hợp cộng hóa trị) dẫn đến phức hợp ternary và ổn định nó. Điều này ngăn chặn sự thắt lại DNA và do đó gây ra thiệt tổn thương DNA dẫn đến apoptosis [19].

Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cao cồn nhân trần tía được thể hiện theo biểu đồ hình dưới đây:

Hình 3.1 Kết quả thử nghiệm hoạt tính trên dịng tế bào ung thư gan HepG2

Hình 3.2 Kết quả thử nghiệm hoạt tính trên dịng tế bào ung thư phổi A549

Theo tài liệu của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, trong nghiên cứu khả năng chống tăng sinh tế bào Ung thư của dược liệu, những cao tổng của dược liệu cho kết quả IC50 dưới 50 g/ml chứng tỏ dược liệu này có khả năng kháng tế bào ung thư khá mạnh [24]. Cao cồn của Nhân trần tía đã cho kết quả khá ổn với giá trị IC50 trên dòng tế bào ung thư gan HepG2 là 38,15 ± 0,61 µg/mL và ung thư phổi A549 là 13,1 ± 1,12 µg/mL kém lần

0 5 10 15 20 25 30 35 40 Cao cồn Camptothecin 38,15 ± 0,61 13,18 ± 0,14 IC5 0 µ g /m l 0 2 4 6 8 10 12 14 Cao cồn Camptothecin 13,1 ± 1,12 3,94 ± 0,2 IC5 0 µ g /m l

lượt 2,8 lần và 3,3 lần so với đối chứng thuốc chống ung thư camptothecin được thử nghiệm ở cùng nồng độ. Trước đó, trong nghiên cứu của Nguyen Ngoc Hong và đồng cộng sự cũng đã cho thấy rằng cao cồn nhân trần tía cũng thể hiện hoạt tính gây độc khá tốt trên dòng tế bào ung thư phổi khác là NCI-H460 với IC50 = 30,31 ± 1,60 μg/mL và ở kết quả nghiên cứu này cao cồn nhân trần tía cũng thể hiện hoạt tính tương tự trên dịng tế bào ung thư phổi khác là A549, được biết dòng tế bào A549 mạnh hơn dòng tế bào NCI-H460 [68]. Nguyễn Bích Thu và cộng sự (2010) đã khảo sát khả năng kháng tế bào ung thư của Nhân trần nam Adenosma caeruleum, so sánh với kết quả với nhóm nghiên cứu này cây Nhân trần tía Adenosma bracteosum đã cho kết quả tương đương về khả

năng ức chế trên dòng tế bào ung thư gan HepG2 [66]. Trong một nghiên cứu của Thiard Franck và cộng sự vào năm 2008, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 30 cao chiết từ 19 loài cây thường dùng trong dân gian miền Nam Việt Nam để chữa u nhọt, ung thư thì chỉ có 7 cao thể hiện hoạt tính; một nghiên cứu khác với 31 dược liệu dùng chữa bệnh ung thư ở miền Bắc Việt Nam của Nguyễn Bích Thu và cộng sự (2010) chỉ thu được kết quả khả quan trên 9 loài [83, 66]. Việc phát hiện ra một dược liệu có khả năng kháng ung thư là khơng đơn giản, đề tài này đã góp phần bổ sung thêm một nguồn thông tin quý giá để làm nền tảng nghiên cứu sâu hơn về thành phần và cơ chế kháng ung thư của Nhân trần tía.

3.4 Khảo sát sơ bộ độc tính cytotoxic trên bào xác Artemia

Phương pháp này có liên quan đáng kể đến việc ức chế sự phát triển của dòng tế bào ung thư ở người được chứng minh bởi Viện Ung thư Quốc gia (NCI, Hoa Kì) và cho thấy giá trị của phương pháp này như một công cụ sàng lọc trước khi đưa vào nghiêm cứu thuốc chống ung thư [3]. Thử nghiệm này cũng có tương quan khá tốt với hoạt tính gây độc tế bào và có thể được sử dụng để khảo sát khả năng gây độc tế bào của các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học [6].

Hình 3.3 Tỉ lệ chết Artemia của các cao chiết và cao phân đoạn

từ Nhân trần tía sau 24h

Một phần của tài liệu Phân lập hợp chất tự nhiên có khả năng ức chế enzyme a glucosidase và kháng 2 dòng tế bào ung thư gan và phổi từ nhân trần tía (adenosma bracteosumbonati) (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)