Chương 1 : TỔNG QUAN
1.5. Khả năng ức chế enzyme α-glucosidase và mối liên hệ với đái tháo đường
Ức chế α-glucosidase là phương pháp điều trị hữu ích để làm chậm sự hấp thu glucose sau bữa ăn. Cụ thể chất ức chế α-glucosidase sẽ hoạt động như chất ức chế sự cạnh tranh của các enzyme cần thiết để tiêu hóa carbohydrate: đặc biệt enzyme α- glucosidase trong đường tế bào viền của ruột non. Các chất ức chế α-glucosidase ruột kết hợp màng tế bào để thủy phân các carbohydrate phức tạp. Như oligosaccharides, trisaccharides và disaccharides đến glucose và các monosaccharides khác trong ruột non. Ức chế các hệ enzyme này làm giảm tỷ lệ tiêu hóa carbohydrate. Ít đường được hấp thụ vì các carbohydrate không bị phân hủy thành các phân tử glucose [91].
Đái tháo đường (ĐTĐ) là sự rối loạn chuyển hóa carbohydrate do hormon insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện của bệnh là nồng độ đường trong máu cao vượt quá ngưỡng. Việc điều trị khỏi hoàn tồn ĐTĐ vẫn cịn đang nghiên cứu. Hiện nay, ĐTĐ được kiểm soát bằng nhiều hướng như sử dụng thuốc duy trì lượng glucose trong máu ổn định (Sulfonylurea hay Biguanide); thuốc hoạt hóa sự tiết insulin (Metformin); chất ức chế tiêu hóa và hấp thu tinh bột (Glucobay); thuốc cảm ứng độ nhạy của insulin [73].
Trong ĐTĐ loại 2, tăng đường huyết sau ăn gây ra stress oxy hóa và rối loạn chức năng nội mô, dẫn đến các biến chứng tiểu đường. α -amylase tuyến tụy và α-glucosidase đường ruột là hai enzyme tiêu hóa carbohydrate quan trọng, và nâng cao mức đường huyết sau ăn. Một phương pháp để giảm hiệu quả tăng đường huyết sau ăn với sự ức chế các hoạt động của α-glucosidase hoặc α-amylase là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường loại 2. Các chất ức chế của cả hai loại enzyme này, chẳng hạn như acarbose, voglibose và miglitol có hoạt động ức chế mạnh, nhưng cũng có thể có tác dụng khơng mong muốn. Do đó, nghiên cứu các chất ức chế từ các nguồn tự nhiên là rất cần thiết để kiểm soát tăng đường huyết sau ăn và để ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường với tác dụng phụ tối thiểu [65].
α-glucosidase là enzyme xúc tác cho quá trình thủy phân carbohydrate để giải
phóng α-ᴅ-glucose trong cơ thể. Khi lượng đường α-ᴅ-glucose trong máu tăng cao sẽ gây ra bệnh đái tháo đường. Do vậy, nếu tìm được chất ức chế enzyme α-glucosidase sẽ làm giảm quá trình thủy phân và hấp thu carbohyhydrate vào cơ thể. Như vậy có thể làm giảm được hàm lượng đường trong máu của người bệnh, đây cũng chính là liệu pháp điều trị bệnh đái tháo đường một cách hiệu quả và an toàn [91].