Những vấn đề lý luận về công nghiệp công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 43 - 46)

1.3.3 .Những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu

2.1. Những vấn đề lý luận về công nghiệp công nghệ thông tin

2.1.1. Khái niệm công nghiệp công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin (Information Technology) là một khái niệm khá rộng, trừu tượng, có thể thay đổi theo sự phát triển của cơng nghệ. Nghị quyết 49/CP của Chính phủ ngày 4/8/1993 định nghĩa "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thơng - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài ngun thơng tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Luật công nghệ thông tin năm 2006 định nghĩa “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thơng tin số”. Có nhiều định nghĩa khác nhau về CNTT, nhưng một cách chung nhất, công nghệ thông tin là sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thơng tin. Ngày nay, khi nói về lĩnh vực CNTT có thể chia thành 5 cấu phần chính là hạ tầng, ứng dụng, cơng nghiệp, nhân lực và an tồn thơng tin.

Xét từ góc độ một ngành kinh tế thì cơng nghiệp là hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm tạo ra trở thành hàng hóa được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ và khoa học kỹ thuật. Cơng nghiệp khơng có nghĩa là sản xuất từ đầu đến cuối một sản phẩm, hàng hóa. Có thể hiểu cơng nghiệp theo hướng là sản xuất theo quy mô lớn, hiện đại chỉ một hoặc một vài công đoạn của tồn bộ q trình sản xuất ra hàng hóa để tạo ra giá trị gia tăng.

Nghị quyết 49/CP của Chính phủ ngày 4/8/1993 định nghĩa “Ngành công nghiệp CNTT là ngành công nghiệp tạo ra các sản phẩm phần cứng và phần mềm của máy tính, các dịch vụ máy tính, các thiết bị viễn thơng và các dịch vụ viễn thông”. Tuy nhiên, Luật CNTT năm 2006 lại có định nghĩa khác “Cơng nghiệp cơng nghệ thơng tin là ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao sản xuất và cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung thơng tin số”. Trên thực tế có nhiều định nghĩa khác nhau, trong chuyên đề này, CNCNTT được hiểu là ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm CNTT, bao gồm phần cứng máy tính và phần mềm máy tính. Phần mềm máy tính là sản phẩm đặc biệt, vơ hình, khơng thể sử dụng được nếu không được cài đặt trên phần cứng máy tính và có thể truyền trên mạng dễ dàng. Phần mềm cùng với phần cứng để tạo nên 01 sản phẩm CNTT “hoàn chỉnh”.

2.1.2. Vai trị của cơng nghiệp công nghệ thông tin

CNTT được khẳng định là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; là một trong những động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong q trình hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước [5, tr 2]. CNCNTT có mối liên hệ chặt chẽ với ứng dụng CNTT, nhân lực CNTT, an tồn thơng tin và hạ tầng thông tin. Ứng dụng là thị trường của công nghiệp, ngược lại công nghiệp thúc đẩy ứng dụng, tạo hạ tầng đồng bộ thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác và tạo nền tảng phát triển kinh tế tri thức. Công nghiệp là thị trường sử dụng nhân lực CNTT và ngược lại nhân lực chất lượng cao sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp. Trong nền kinh tế tri thức, các quy trình sản xuất đều được tự động hố, máy móc khơng chỉ thay thế thao tác lao động của con người mà cả thao tác tư duy thơng qua trí thông minh nhân tạo. Bản thân CNTT cũng tạo ra một ngành công nghiệp mới –

CNCNTT - đem lại doanh thu ngày càng cao, đóng góp khơng nhỏ cho GDP của mỗi quốc gia.

Chủ trương “Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thành một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là phát triển công nghiệp phần mềm” đã được Đảng khẳng định ngay từ những năm 2000 [4, tr2]. CNCNTT được xác định là một cấu phần quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng thơng tin, góp phần hoạn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ, nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 [71, tr1]. Phát triển ngành CNCNTT giúp mỗi quốc gia làm chủ được các hệ thống thông tin, làm chủ công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm phần cứng, phần mềm. Do đó, quốc gia đó khơng bị lệ thuộc vào các hãng nước ngồi về cơng nghệ và sản phẩm CNTT. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nguy cơ mất an tồn thơng tin mạng đang diễn biến ngày càng phức tạp, hậu quả ngày càng nghiêm trọng, quy mơ ngày càng lan rộng và hình thức ngày càng tinh vi thì phát triển CNCNTT đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo an tồn thơng tin mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Cũng là một ngành kinh tế kỹ thuật, công nghiệp sản xuất sản phẩm phần cứng, phần mềm đóng góp ngày càng tăng vào GDP của đất nước. Đây được xem là một ngày kinh tế trẻ, giàu tiềm năng, tốc độ tăng trưởng cao mà Việt Nam ta có lợi thế cạnh tranh về nhân lực trẻ, chịu khó và rẻ so với các quốc gia trong khu vực. Đặc biệt, cơng nghiệp sản xuất sản phẩm phần mềm có giá trị gia tăng cao, có thị trường rộng khắp tồn cầu thơng qua mơi trường mạng. Bên cạnh đó, ngành cơng nghiệp CNTT phát triển thu hút, tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động, nhất là lao động trẻ.

Điều đó cho thấy vai trị ngày càng quan trọng của CNCNTT như là một ngành kinh tế trong phát triển đất nước vừa là hạ tầng của hạ tầng thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, xã hội khác.

2.1.3. Đặc điểm của công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam

- CNCNTT là ngành sản xuất sản phẩm cơng nghệ cao, sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, sản xuất phần cứng tự động hóa cao trong khi sản xuất phần mềm có thể thực hiện phân tán thơng qua văn phịng ảo, qua mạng. Ở Việt Nam, công nghiệp phần cứng chủ yếu thực hiện khâu lắp ráp cịn cơng nghiệp phần mềm chủ yếu gia công xuất khẩu và cung ứng cho nhu cầu trong nước.

- Thị trường sản phẩm phần cứng, phần mềm rộng, cạnh tranh trực tiếp trên thị trường quốc tế. Sản phẩm phần cứng chủ yếu tham gia một số khâu của chuỗi giá trị tồn cầu, sản phẩm phần mềm có thể tham gia trực tiếp thị trường tồn cầu qua mơi trường mạng.

- Đầu tư lớn, đặc biệt là đầu tư cho dây chuyền sản xuất phần cứng, thương hiệu phần mềm và nghiên cứu phát triển (R&D). Ở Việt Nam đa số các doanh nghiệp CNTT là DNVVN, doanh nghiệp khởi nghiệp, đầu tư cho R&D rất hạn chế.

- Nhân lực CNTT hội nhập toàn cầu, “di chuyển” dễ dàng giữa các quốc gia trong khu vực và thế giới. Ở Việt Nam nhân lực CNTT còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)