Đặc điểm của quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 53 - 57)

1.3.3 .Những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu

2.2. Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin và các

2.2.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin

thông tin

Ở giai đoạn đầu QLNN về CNCNTT ở nước ta vẫn chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các dự án đầu tư, đây là những bước khởi đầu cần thiết để hình thành một ngành cơng nghệ mới mẻ và đưa nó vào quỹ đạo. Tuy nhiên, điều này không thể kéo dài và là tất yếu vì QLNN cần thốt ra khỏi việc quản lý các dự án đầu tư đòi hỏi các kỹ năng và tư duy hoàn toàn khác so với phong cách hành chính. Ở giai đoạn tiếp theo, QLNN bị cuốn vào xây dựng chính sách là cơng việc vơ cùng cấp thiết, tốn nhiều thời gian và công sức. Cùng với đó, việc chuẩn bị tổ chức lại bộ máy để thực thi QLNN trong lĩnh vực CNTT nói chung (gồm cả CNCNTT) đang từng bước hoàn thiện và các hoạt động QLNN cịn âm thầm, ít được xã hội quan tâm. Đầu tư của nhà nước cho CNTT chưa đạt mức độ cần thiết. Các đơn vị chịu trách nhiệm triển khai hoạt động về CNTT ở các bộ, ngành bắt đầu thấy bị hạn chế trong các hoạt động thuần túy sự nghiệp và địi hỏi phải có thêm quyền QLNN để chủ động hơn trong khâu huy động đầu tư theo đúng nội dung và thiết kế kỹ thuật. Tuy nhiên điều này đối diện với nguy cơ đầu tư manh mún và khả năng khó tích hợp hệ thống trong tương lai vì chưa có một kiến trúc tổng thể chung được

phê duyệt kèm theo sự điều phối tập trung hoàn chỉnh [9, tr63]. QLNN về CNCNTT nước ta hiện nay có một số đặc điểm chính sau đây:

- CNTT cũng như các hoạt động sản xuất sản phẩm CNTT tiến bộ rất nhanh, nhiều công nghệ mới liên tục ra đời (cloud, AI, big data…) do đó cơng tác QLNN chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ mới.

- CNCNTT là ngành sản xuất cơng nghệ cao, tự động hóa thay thế con người ở hầu hết các khâu do đó cơng tác QLNN khác căn bản với các ngành công nghiệp truyền thống trước đây. Đây là một thách thức với hệ thống QLNN Việt Nam vốn xuất phát điểm từ nền sản xuất nông nghiệp thủ công, chịu ảnh hưởng của chiến tranh kéo dài.

- Ngành CNCNTT mới hình thành ở Việt Nam hơn 10 năm và đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển do đó QLNN đối với ngành cơng nghiệp đặc thù của nền kinh tế tri thức này vẫn đang trong quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện, phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

- Thể chế gồm chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, đề án, chương trình, kế hoạch, văn bản pháp luật thúc đẩy phát triển CNCNTT cơ bản đã được ban hành, từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên, hệ thống thể chế QLNN về CNCNTT vẫn còn thiếu, chất lượng chưa cao và chậm được cập nhật phù hợp với sự phát triển của cơng nghệ và tình hình thực tế (đặc biệt là tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm). Hơn nữa, nguồn lực đảm bảo cho việc triển khai chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, thiếu chế tài dẫn đến kết quả thực thi còn hạn chế.

- Các quy định về tài chính cơng thiếu (như các định mức kinh tế kỹ thuật, định giá phần mềm…), còn phải vận dụng các quy định của đầu tư xây dựng hoặc quy định khác; chi tiêu, đầu tư cơng thúc đẩy CNCNTT cịn hạn chế; đặc biệt là đầu tư xây dựng phần mềm vì đặc thù sản phẩm là “vơ hình”.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm về CNCNTT gặp rất nhiều khó khăn do các quy định pháp luật còn thiếu, ranh giới giữa các khái niệm truyền thống bị thay đổi (như giữa phần cứng và phần mềm, giữa sản xuất và dịch vụ phần mềm) và thiếu công cụ trợ giúp.

- Tổ chức bộ máy QLNN về CNCNTT đã được triển khai từ Trung ương đến địa phương nhưng còn mỏng, kiêm nhiệm và chất lượng chưa cao. Về chức năng, nhiệm vụ vẫn còn sự chồng lấn QLNN giữa các cơ quan (như giữa Bộ TTTT, Bộ VHTTDL và Bộ KHCN về bản quyền phần mềm, giữa Bộ TTTT và Bộ Công thương về công nghiệp phần cứng).

2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin

- Yếu tố về tiến bộ khoa học công nghệ: QLNN về CNCNTT chịu ảnh hưởng đáng kể từ những công nghệ mới phát minh trong lĩnh vực CNTT (cloud computing, big data…), đòi hỏi sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, nhất là trong bối cảnh phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ hiện nay.

Với sự tiến bộ của công nghệ, mỗi công dân ngày càng ứng dụng công nghệ để được tự chủ nhiều hơn. Khi doanh nghiệp phải đương đầu với việc tạo ra văn hóa riêng phù hợp với tốc độ thay đổi nhanh chóng của CNTT, thì cơ quan QLNN về CNCNTT cũng phải đương đầu với việc đáp ứng tốt hơn với công chúng, chú trọng vào các rủi ro hơn là lợi nhuận trong tương lai.

Công nghệ tiến bộ làm cho công dân càng ngày càng gắn kết hơn với cơ quan QLNN. Cơ quan QLNN về CNCNTT nghe được ý kiến của doanh nghiệp, tập hợp được nguồn lực của doanh nghiệp và doanh nghiệp, người dân có thể giám sát tốt hơn. Đồng thời, cơ quan QLNN về CNCNTT nhờ sức mạnh công nghệ cũng có thể tăng cường quản lý xã hội, dựa trên các hệ thống giám sát và hạ tầng số. Tuy nhiên, nhìn chung, cơ quan QLNN về CNCNTT cũng sẽ đối mặt với áp lực phải thay đổi cách gắn kết xã hội và soạn thảo luật theo

tranh, phân tán và phân cấp mạnh hơn. Rút cục, khả năng thích nghi của cơ quan QLNN sẽ phải tự xác định sự tồn tại của mình. Nếu chứng minh được năng lực quản lý trong bối cảnh ngày càng phân mảnh, xây dựng được một hệ thống minh bạch và hiệu quả thì sẽ tồn tại bền vững, ngược lại sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh.

Dù đã có thay đổi nhưng cơ bản q trình xây dựng chính sách pháp luật về CNCNTT nói chung thực chất vẫn còn tiếp cận theo hướng “top down”, được thiết kế một cách tuyến tính, máy móc, hình thức và thụ động. Khi có một vấn đề cụ thể mà cơng nghệ, thực tế đặt ra thì mới nghiên cứu và xây dựng chính sách để giải quyết, cách tiếp cận này sẽ khơng cịn khả thi trong tương lai. Với sự thay đổi nhanh chóng và phạm vi ảnh hưởng rộng nhờ sự giúp sức của CNTT, các nhà hoạch định chính sách QLNN về CNCNTT sẽ gặp phải những vấn đề chưa từng có tiền lệ, khơng dễ xử lý.

- Yếu tố mơi trường chính trị: QLNN về CNCNTT chịu ảnh hưởng, phải phù hợp với các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội nói chung (phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước) và chủ trương phát triển ngành CNCNTT nói riêng của Đảng, Chính phủ.

- Yếu tố môi trường kinh tế, xã hội: QLNN về CNCNTT chịu ảnh hưởng của trình độ kinh tế, xã hội khác nhau ở các địa phương, vùng miền. Có những nơi chưa phù hợp phát triển CNCNTT mà cần ưu tiên phát triển các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, du lịch, dịch vụ; trường hợp phù hợp cũng chỉ nên tập trung phát triển một hoặc một số sản phẩm phù hợp.

- Các yếu tố lịch sử phát triển của quốc gia và truyền thống, văn hóa dân tộc: QLNN về CNCNTT chịu ảnh hưởng của lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước, chiến tranh kéo dài, kinh tế khó khăn, khoa học công nghệ lạc hậu, CNCNTT mới phát triển hơn 10 năm qua ở Việt Nam; ảnh hưởng của truyền thống hiếu học, thơng minh, cần cù, chịu khó của con người Việt Nam, nguồn nhân lực trẻ, giỏi toán là những lợi thế phù hợp cho phát triển các sản phẩm

phần mềm thương hiệu Việt.

- Các yếu tố quốc tế: QLNN về CNCNTT chịu ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương (FTA), đặc biệt hiệp định công nghệ thông tin (ITA) điều chỉnh giảm thuế xuất nhập khẩu hàng hóa CNTT theo lộ trình; ảnh hưởng của thị trường sản phẩm phần mềm cạnh tranh trực tiếp tồn cầu thơng qua mạng Internet, đây là thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế về thương mại.

- Ngoài ra, các yếu tố khác như khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước; biến động chính trị thế giới; biến đổi khí hậu, thiên tai cũng có tác động ở các mức độ khác nhau tới QLNN về CNCNTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)