Kinh nghiệm Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 63 - 65)

1.3.3 .Những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu

2.4.2. Kinh nghiệm Trung Quốc

Trung Quốc được biết đến như một cường quốc trong sản xuất phần cứng máy tính khu vực và thế giới về với tốc độ phát triển nhanh, chủng loại đa dạng và sản lượng lớn. Ở giai đoạn đầu, doanh nghiệp Trung Quốc thường hoạt động với quy mô và biên độ lợi nhuận nhỏ hơn nhiều so với các đối tác nước ngoài khác trong cùng ngành. Tham gia vào chuỗi cơng nghệ tồn cầu, các doanh nghiệp Trung Quốc thường xoay quanh những sản phẩm đã được chuẩn hóa và có rất ít sự khác biệt. Chỉ khoảng 15% số doanh nghiệp tham gia các hoạt động thiết kế và chỉ có 7% là có các hoạt động R&D. Các doanh nghiệp này là người tham gia cuộc chơi (rule taker), không phải là người sáng tạo cuộc chơi (rule maker). Nhà sáng lập hãng máy tính Đài Loan Acer đã mơ tả hiện tượng này qua hình ảnh “nụ cười Stan Shih” (xem hình 1.3 ). Hình ảnh nụ cười này cho chúng ta biết mức độ lợi nhuận có thể thu được từ từng phân khúc của quá trình sản xuất. Theo đó, lợi nhuận cao nhất ở phân khúc đầu (R&D, định nghĩa, thiết kế sản phẩm) và phân khúc cuối (marketing, phân phối và dịch vụ hậu mãi). Đây là những giai đoạn thâm dụng kiến thức hoặc phải trực tiếp tiếp cận với khách hàng, yêu cầu những hiểu biết đặc thù về khách hàng và doanh nghiệp. Ngành công nghiệp sản xuất phần cứng máy tính Trung Quốc trong suốt một thời gian dài đã “ngự trị” ở phần đáy của nụ cười. Đến khi các nước Đông Nam Á (như Việt Nam, Philippines, và Indonesia) tham gia cuộc chơi sản xuất chuỗi cung ứng, dẫn đến kết quả là các nước có lợi thế về nhân cơng giá rẻ cùng tham gia một cuộc “chạy đua xuống đáy”.

Tuy nhiên, ở giai đoạn sau đó, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc cải cách công nghiệp theo con đường khác trên đường cong nụ cười Stan Shih, theo hướng có giá trị gia tăng cao hơn. Cuộc cải cách công nghiệp này không diễn ra từ các doanh nghiệp nội địa, mà chủ yếu từ các hãng nước ngoài (phần

chỉ là câu chuyện về chính sách cơng nghiệp của Trung Quốc mà là một chính sách thương mại tồn cầu, một đặc điểm của chính sách thương mại đa quốc gia. Khi tham gia vào các hợp đồng thương mại toàn cầu này, các doanh nghiệp Trung Quốc đã học cách sao chép công nghệ, và sáng tạo ra những sản phẩm “sản xuất tại Trung Quốc” với mức giá trị thấp hơn, nhưng chi phí sản xuất và giá thành cũng thấp hơn. Thực chất, họ đã kéo đường cong nụ cười Stan Shih xuống một mức thấp hơn và mở rộng sản phẩm dịch vụ theo đường cong đó. Q trình sao chép cơng nghệ này của Trung Quốc có một hệ quả không tránh khỏi là giảm chi phí gia nhập ngành xuống đáng kể, tạo cuộc cạnh tranh ở dưới đáy càng khốc liệt. Cuộc cạnh tranh này không tạo ra sản phẩm mới với mẫu mã mới, mà chủ yếu là cung cấp hàng giá rẻ cho thị trường. Vậy là chính sách cơng nghiệp và chính sách thương mại đều cùng song hành trong quá trình phát triển của một quốc gia thời mở cửa. Chính sách cơng nghiệp giờ đây phải được xem xét lại trong kiến trúc mới của quá trình sản xuất tồn cầu.

Hình 1. 3. Đường cong của Stan Shih

Thành công của Trung Quốc là do có chiến lược phát triển đúng đắn: Thu hút đầu tư nước ngồi và xây dựng ngành cơng nghiệp điện tử trên cơ sở thiết lập một loạt các tập đồn lớn dưới hình thức công ty mẹ - công ty con (TCL, Lenovo…); liên kết chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu và các hãng nước ngoài; nhập khẩu hạn chế trong phạm vi những thứ trong nước khơng có, nhập khẩu cơng nghệ có lựa chọn. Là một quốc gia láng giềng, có nhiều nét văn hóa tương đồng, Trung Quốc vừa là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhưng cũng vừa là cơ hội để Việt Nam có thể học hỏi được về kỹ thuật, công nghệ và quản lý để phát triển ngành công nghiệp phần cứng máy tính của mình [22, tr36].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)