Các khu CNTT tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 95 - 121)

TT Chỉ tiêu Đơn

vị 2015 2016 2017

1.3.1 Số lượng các khu CNTT tập trung5 Khu 03 04 04

1.3.2 Tổng quỹ đất m2 524.875 845.015 915.015

1.3.3 Tổng diện tích văn phịng làm việc m2 466.215 579.215 601.215 1.3.4 Tổng số doanh nghiệp đang hoạt

động trong các khu CNTT tập trung

Doanh

nghiệp gần 300 trên700 trên 800 1.3.5 Tổng số nhân lực CNTT đang làm

việc trong các khu CNTT tập trung Người trên 20.000 trên 36.000 trên 41.000 (Nguồn: Sách Trắng CNTT-TT năm 2017, tr.22)

Quy hoạch phát triển nhân lực CNCNTT được ban hành lồng ghép với quy hoạch phát triển nhân lực ngành thông tin và truyền thông giai đoạn

2011-2020 theo Quyết định 896/QĐ-BTTTT ngày 28/5/2012 của Bộ TTTT. Theo đó, phương hướng đến 2015 và 2020 dự báo nhu cầu nhân lực phần cứng đạt tương ứng 170.000 và 197.000 người với tỉ lệ cao đẳng đại học trở lên là 35%; nhân lực phần mềm tương ứng là 132.000 và 200.000 với tỉ lệ cao đẳng, đại học trở lên là 70%; nhân lực QLNN ở các sở TTTT là 2.800 người (trình độ cao đẳng đại học trở lên là 95%) và 3.100 người (trình độ cao đẳng đại học trở lên là 97%). Các giải pháp trực tiếp đến nhân lực CNCNTT gồm: Xây dựng tiêu chuẩn chức danh CIO, chính sách ưu đãi các bộ chuyên trách CNTT trong CQNN; xây dựng chuẩn kỹ năng đầu ra cho sinh viên CNTT; nâng cao chất lượng cán bộ QLNN. Quy hoạch cơ bản chưa được triển khai, Ban Điều hành cũng chưa được thành lập. Nguyên nhân do đơn vị chủ trì chưa quyết tâm thực hiện, nguồn ngân sách khó khăn.

Tóm lại, từ những phân tích ở trên cho thấy từ năm 2007 đã có “Quy hoạch phát triển CNCNTT” được ban hành, lồng ghép với quy hoạch phát triển CNTT-TT của 3 vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch phát triển nhân lực CNCNTT lồng ghép với thông tin và truyền thông. Sau hơn 10 năm triển khai, nhiều nội dung khơng cịn phù hợp với điều kiện thực tế và công nghệ (thiếu cụ thể, chưa gắn với nguồn lực và chế tài), cần xây dựng và ban hành quy hoạch mới, riêng cho CNCNTT.

3.2.1.4.Thực trạng xây dựng và thực thi đề án, chương trình phát triển CNCNTT

- Chương trình phát triển cơng nghiệp phần mềm (Quyết định 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/4/2007) và Quy chế quản lý Chương trình công nghiệp phần mềm và nội dung số (Quyết định 50/2009/QĐ-TTg ngày 3/4/2009) đã được ban hành cách đây 10 năm. Nhiều nội dung của chương trình đã được triển khai quyết liệt, đạt được những kết quả quan trọng góp phần tích cực vào sự tăng trưởng CNCNTT giai đoạn này, tập trung vào các nhóm chính sau: Hồn thiện mơi trường pháp lý, cơ chế chính sách và nâng

cao năng lực quản lý nhà nước về CNTT; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực CNTT; Hỗ trợ mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại; Hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp CNTT; Thu hút đầu tư và phát triển các khu CNTT tập trung; Thúc đẩy ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mở (PMNM). Một số kết quả tiêu biểu đạt được như số lượng doanh nghiệp đạt chứng chỉ CMMi (chuẩn quốc tế về quy trình sản xuất phần mềm) đã tăng nhanh, từ 6 doanh nghiệp (trong giai đoạn 2000 – 2010) đã tăng lên 26 doanh nghiệp, xếp thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á sau Thái Lan (giai đoạn 2011-2013); hỗ trợ cho 38 doanh nghiệp, trong đó có 12 doanh nghiệp đã đánh giá và lấy chứng chỉ thành công tiêu chuẩn về an tồn thơng tin ISO 27001; hỗ trợ tổ chức được 90 khóa đào tạo cho 3.000 lượt học viên từ 41 các doanh nghiệp CNTT trên toàn quốc6.

Tuy nhiên, thực tế còn tồn tại nhiều hạn chế khiến cho nhiều nội dung chưa được triển khai đồng bộ và có kết quả như mong muốn như: Nguồn vốn đầu tư thấp, nhỏ lẻ; nguồn nhân lực CNTT còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp CNTT nhìn chung cịn thấp, quy mô nhỏ, tiềm lực hạn chế, chưa tạo ra thương hiệu trên thị trường; sản phẩm, dịch vụ CNTT mang thương hiệu Việt Nam chưa nhiều; các khu CNTT tập trung chưa thực sự phát triển và tạo thành chuỗi liên kết; thị trường trong và ngoài nước chưa được khai thác tối đa. Nguyên nhân chính bối cảnh suy giảm kinh tế trong nước, thắt chặt chi tiêu công; một số Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp CNTT chưa thực sự tham gia vào Chương trình; vẫn thiếu các văn bản hướng dẫn về định mức, cơ chế tài chính và định mức kỹ thuật.

- Thực hiện chiến lược phát triển CNTT-TT, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về

CNTT-TT (bao gồm CNCNTT) theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010. Đề án đặt mục tiêu đến 2020, hình thành được các tổ chức R&D mạnh, đặc biệt là R&D của doanh nghiệp; Việt Nam trong top 10 gia công phần mềm; doanh nghiệp phần mềm làm chủ thị trường trong nước, hình thành thương hiệu “CNTT-TT Việt Nam”, một số doanh nghiệp có doanh thu trên 15 tỷ USD; 80% sinh viên tốt nghiệp đủ khả năng tham gia thị trường lao động quốc tế, 1 triệu người tham gia hoạt động trong lĩnh vực CNCNTT. Phát triển CNCNTT là 1/6 nhiệm vụ của Đề án và chương trình phát triển CNCNTT là 1/7 chương trình thực hiện Đề án. Nhiệm vụ phát triển CNCNTT tập trung tăng vốn đầu tư, ưu tiên vốn chương trình xúc tiến đầu tư vào sản phẩm CNTT, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp; đầu tư phát triển khu CNTT-TT, vườn ươm doanh nghiệp; ưu tiên kinh phí chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp CNTT. Về giải pháp gồm hoàn hiện thể chế qua việc bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ sử dụng sản phẩm trong nước; tăng đầu tư, ưu đãi thuế, đa dạng các nguồn vốn. Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực CNTT là 1/6 nhiệm vụ của Đề án, theo đó nguồn nhân lực CNCNTT chú trọng khâu dự báo, ưu tiên đầu tư một số cơ sở đào tạo trọng điểm.

Đây là Đề án khung tổng thể, chủ yếu thể hiện quyết tâm chính trị, các nhiệm vụ và giải pháp của Đề án cơ bản đã có trong chiến lược, quy hoạch, chương trình trước đó. Do đó, kết quả thực hiện Đề án là tổng hợp kết quả thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình này. Hạn chế chủ yếu nằm ở khâu tổ chức thực thi, chưa có kế hoạch hành động được ban hành, vì vậy các bộ, ngành, địa phương chưa thực sự vào cuộc và dành khoản đầu tư xứng đáng để thực hiện Đề án.

- Chương trình mục tiêu phát triển ngành CNCNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được phê duyệt theo Quyết định số 392/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu đến 2020 phần mềm tăng

trưởng 15%, phần cứng thu hút 5 tỷ USD vốn đầu tư FDI; nằm trong top 10 về gia cơng phần mềm; TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội trong top 10 thành phố hấp dẫn về gia cơng phần mềm tồn cầu; sản phẩm phần cứng, phần mềm đáp ứng nhu cầu trong nước; hỗ trợ xây dựng 7 khu CNTT-TT. Chương trình đế xuất 6 nhiệm vụ trọng tâm là: (1) Hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh của các tổ chức, doanh nghiệp; (2) Phát triển sản phẩm CNTT trọng điểm; (3) Phát triển dịch vụ CNTT; (4) Phát triển các Khu CNTT TT; (5) Phát triển nguồn nhân lực CNTT; (6) Xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường. Chương trình cũng đề ra 3 nhóm giải pháp chính gồm: (1) Giải pháp về chính sách; (2) Giải pháp hỗ trợ phát triển CNTT tại một số vùng trọng điểm; (3) Giải pháp đảm bảo tài chính.

Chương trình này tiếp tục kế thừa được những nội dung triển khai thành cơng của các chương trình giai đoạn 2007-2014 như hỗ trợ DN xây dựng và áp dụng các chuẩn quốc tế về quy trình sản xuất, quản lý chất lượng; hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho DN. Đồng thời, cập nhật, bổ sung nhiều nội dung mới phù hợp với các quy định mới nhất được ban hành như Luật Đầu tư công năm 2014, Nghị định 154/2013/NĐ-CP về Khu CNTT TT cũng như nhiều văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo khác. Điểm nổi bật của chương trình này là:

(i) Nhấn mạnh sự tham gia của địa phương-doanh nghiệp, giao chỉ tiêu cho địa phương. Đặc biệt là các tỉnh thành lớn được giao chỉ tiêu rất cụ thể, trong đó TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng đóng góp lần lượt là 35%, 30% và 15% doanh thu cả nước đối với công nghiệp phần mềm. Riêng Hà Nội và TP. HCM duy trì vị trí top 10 thành phố hấp dẫn nhất về gia công phần mềm theo đánh giá xếp hạng của Hãng tư vấn đầu tư Tholons; TP. HCM tiếp tục đầu tư nghiên cứu sản xuất chip và vi mạch điện tử. Trách nhiệm của các doanh nghiệp, hiệp hội cũng được chỉ rõ, trong đó nêu tên một số đơn vị chủ lực

(VNPT, Viettel, VTC, VMS, TCT Cơng nghiệp Sài Gịn, SCIC, VINASA, VAIP, VEIA) đảm bảo có sự tham gia, báo cáo.

(ii) Việc triển khai xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường cho ngành CNCNTT sẽ được lồng ghép, sử dụng nguồn lực từ các Chương trình Quốc gia về xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại do các Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì thực hiện; định hướng các thị trường chính bao gồm Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Bộ TTTT được giao trách nhiệm thẩm định để đảm bảo đúng nội dung, đạt mục tiêu Chương trình đề ra.

(iii) Phát triển các Khu CNTT tập trung (Khu CNTT-TT) được tách riêng cho thấy tầm quan trọng của các khu này sau khi có Nghị định 154/2013/NĐ-CP và Quy hoạch tổng thể khu CNTT tập trung theo Quyết định số 2470/QĐ-TTg. Một điểm đáng chú ý là định hướng nhân rộng mơ hình Khu CNTT tập trung thành cơng như QTSC, từ đó hình thành chuỗi liên kết các khu, tăng cường thu hút đầu tư. Việc đầu tư cơ sở nghiên cứu, vườn ươm trong các Khu CNTT-TT được lồng ghép, sử dụng nguồn lực từ các chương trình phát triển CNC do Bộ KHCN chủ trì.

(iv) Chương trình chỉ ra một số sản phẩm phần mềm, phần cứng trọng điểm và đặc biệt nhấn mạnh đến phát triển phần mềm nguồn mở, sản phẩm an tồn thơng tin. Sản phẩm CNTT được coi là sản phẩm công nghệ cao (CNC), nội dung này rất gần với nội dung Chương trình phát triển sản phẩm CNC mà Bộ KHCN đang triển khai. Chính vì vậy, Thủ tướng đã giao Bộ TTTT chủ trì, phối hợp với Bộ KHCN thực hiện, đồng thời yêu cầu ưu tiên nguồn vốn KHCN, vốn từ các Chương trình Quốc gia phát triển CNC, Chương trình phát triển sản phẩm Quốc gia để thực hiện.

(v) Chương trình này đã xác định 08 trường trọng điểm đào tạo CNTT để tập trung đầu tư, việc lựa chọn dựa trên nguyên tắc vùng miền tạo hạt nhân lan tỏa (ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, ĐHBK Hà Nội, Học viện Công

nghệ BCVT, ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế, ĐH Vinh, ĐH Cần Thơ, ĐH Thái Nguyên). Điều này phù hợp với bối cảnh khó khăn về NSNN hiện nay, tập trung đầu tư trọng tâm trọng điểm, có hiệu quả, tránh dàn trải. Bên cạnh đó, Chương trình còn chú trọng việc ban hành các chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT và hệ thống sát hạch đạt chuẩn cũng như triển khai áp dụng chuẩn. Một điểm đáng chú ý là nội dung công tác đưa sinh viên, người mới tốt nghiệp đi đào tạo thực tế tại các tổ chức, doanh nghiệp CNTT để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Các nội dung tập trung nhằm phát triển nhân lực CNTT được tích hợp vào 02 dự án cụ thể giao cho Bộ GDĐT (Nâng cao năng lực đào tạo về CNTT cho các cơ sở đào tạo trọng điểm) và Bộ TTTT (Xây dựng hệ thống đánh giá, sát hạch đạt chuẩn và nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân lực CNTT). Tuy nhiên để triển khai được 02 dự án này, cần xây dựng các nội dung chi tiết, mức chi, kinh phí, xác

định nguồn vốn.

Nhận xét, đánh giá: Chương trình mục tiêu phát triển ngành CNCNTT được phân bổ vốn đầu tư phát triển từ NSNN theo chương trình đầu tư cơng thuộc nhóm chương trình mục tiêu theo quy định của Luật Đầu tư công; một số mục tiêu của Chương trình đã được lượng hóa cụ thể làm cơ sở đánh giá, sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện; lồng ghép, sử dụng nguồn lực của các chương trình đang triển khai khác cho phát triển CNCNTT. Tuy nhiên, trong Chương trình giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc tế đã triển khai thực hiện đạt kết quả khá tốt trước đây, vì thế có thể dẫn đến bão hòa thời gian tới; giải pháp Nhà nước hỗ trợ sử dụng dịch vụ do doanh nghiệp việt cung cấp cần có quy định chi tiết về nội dung được hỗ trợ, mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ cụ thể thì mới có thể triển khai thực tế được; giải pháp lồng ghép, sử dụng vốn từ các chương trình khác để phát triển CNCNTT cần có quy chế phối hợp cụ thể giữa các bộ, ngành; đề án thành lập Quỹ phát

Mặc dù được ban hành từ năm 2015, nhưng Chương trình này đến nay cũng chưa được triển khai, chưa được bố trí kinh phí. Nguyên nhân chính nằm ở trách nhiệm của cơ quan, đơn vị chủ trì và khó khăn của nền kinh tế thời gian qua.

3.2.1.5.Kế hoạch phát triển CNCNTT

- Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử việt nam (bao gồm cả sản xuất phần cứng máy tính) đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007. Kế hoạch này định hướng chung phát triển sản phẩm, định hướng thị trường, định hướng nguồn nhân lực và định hướng vùng kinh tế trọng điểm; đề xuất các nhóm giải pháp chung về chính sách, vốn đầu tư, sản phẩm trọng điểm, thị trường, công nghệ, nguồn nhân lực và công nghiệp phụ trợ; đồng thời đề xuất 4 dự án trọng điểm giao cho các cơ quan, đơn vị chủ trì. Ngồi ra, cịn có Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử (bao gồm cả sản xuất phần cứng máy tính) thực hiện Chiến lược cơng nghiệp hóa của Việt Nam trong khn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 01/8/2014. Tuy nhiên, Kế hoạch này chủ yếu tập trung vào các nội dung hợp tác với Nhật Bản, gồm các nhiệm vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển nhân lực, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các sản phẩm trọng điểm và hình thành các cụm cơng nghiệp.

- Nhận xét: Cho đến nay đây là kế hoạch duy nhất riêng về phát triển công nghiệp điện tử (bao gồm cả sản xuất phần cứng máy tính) được ban hành. Một số nội dung của kế hoạch đã được thực hiện như danh mục sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm đã được ban hành theo Thông tư số 01/2017/TT-BTTT ngày 16/02/2017… nhưng còn nhiều nội dung chưa được triển khai trên thực tế. Nguyên nhân chính là các nội dung của kế hoạch cịn

chung chung, khó thực hiện và các đơn vị chủ trì chưa quan tâm đúng mức, chưa bố trí được nguồn lực triển khai.

Như vậy, cho đến nay chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển CNCNTT đến năm 2020 cơ bản đã được xây dựng, ban hành; Thực thi một số chương trình đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, điển hình như chương trình phát triển cơng nghiệp phần mềm. Tuy nhiên, cịn tồn tại một số hạn chế như: (i) Chưa có chiến lược, quy hoạch, chương trình riêng cho phát triển ngành CNCNTT được ban hành, thực tế đến nay CNCNTT được lồng ghép chung với CNTT-Truyền thông. Nhiều nội dung về CNCNTT còn thiếu hoặc chưa rõ; chưa có chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch dài hơi cho giai đoạn sau 2020 được ban hành; (ii) Chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch được ban hành trên 10 năm khơng cịn phù hợp, đặc biệt trong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 95 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)