Kinh nghiệm Ấn Độ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 65 - 66)

1.3.3 .Những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu

2.4.3. Kinh nghiệm Ấn Độ

Ấn Độ được coi là một hình mẫu phát triển CNPM thành cơng của thế giới, chính sách QLNN đối với công nghiệp phần mềm đã làm nên thành cơng của họ phải kể đến 04 điểm chính là:

(1) Nguồn nhân lực dồi dào, thành thạo Anh ngữ, Chính phủ Ấn Độ có

chính sách tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực, yêu cầu các trường đại học đào tạo bằng tiếng Anh, khuyến khích các DN tham gia đào tạo thực hành và lấy chứng chỉ thông qua các khóa ngắn hạn. Hàng năm Ấn Độ đào tạo được trên 100.000 người có trình độ đại học và trên đại học (đến nay nhân lực phần mềm của Ấn Độ đã vượt qua con số 500.000 người).

(2) Thu hút được nhiều công ty đa quốc gia đầu tư, từ những năm 1980,

chính phủ Ấn Độ đã có chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực CNCNTT. Các cơng viên phần mềm được khuyến khích phát triển, được ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, được hưởng các ưu đãi về đường truyền viễn thông, miễn giảm thuế, giảm giá thuê đất và nhiều chính sách ưu đãi khác. Các chính sách này đã thu hút được hầu hết các tập đoàn CNTT đa quốc gia lớn trên thế giới đầu tư xây dựng trung tâm phát triển phần

mềm ở Ấn độ. Các trung tâm này đã đem lại nguồn doanh thu chính cho ngành phần mềm.

(3) Vai trị của lực lượng Ấn kiều, Chính phủ đã có chính sách thu hút đơng đảo Ấn kiều hoạt động trong lĩnh vực CNTT đã quay trở về đầu tư phát triển phần mềm ở quê hương, hỗ trợ cho việc Marketing và tìm kiếm các hợp đồng gia cơng cho các doanh nghiệp phần mềm Ấn độ.

(4) Chiến lược tập trung cho dịch vụ gia công, không đặt nặng việc phát

triển phần mềm đóng gói. Loại hình dịch vụ này đã đem lại cho ngành phần mềm nước này nguồn việc làm hầu như không bao giờ cạn, và kèm theo là một nguồn doanh thu lên đến hàng chục tỷ đô la Mỹ mỗi năm [22, tr43].

Ấn Độ liên kết với các trường đại học của Mỹ để tập trung xây dựng trước 05 học viện CNTT chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế sau đó nhân rộng ra cả nước, đến nay đã có tổng cộng 200 học viện, đại học.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)