Thực trạng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 71 - 73)

3.1 .Thực trạng hoạt động sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin

3.1.1. Thực trạng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin

Doanh nghiệp phần cứng –điện tử (PC-ĐT), tính đến năm 2016 cả nước

có khoảng 300 doanh nghiệp thực sự hoạt động trong lĩnh vực PC-ĐT (số doanh nghiệp đăng ký năm 2016 khoảng 3.404), chủ yếu tập trung chính ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh [10, tr22]. Trong đó có gần 100 doanh nghiệp FDI. Đây đều là các doanh nghiệp lớn định hướng xuất khẩu, được đầu tư bài bản, nhà xưởng khang trang, trang thiết bị hiện đại, cơng nghệ cao và đóng vai trị quan trọng trong cơ cấu ngành hàng cũng như xuất khẩu. Các doanh nghiệp loại này đều đánh giá cao các điều kiện làm việc và chất lượng nhân công ở Việt Nam và đều hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực hiện khâu lắp ráp và thương mại dịch vụ là chính. Các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đa phần có cơ sở hạ tầng tốt, trình độ cơng nghệ trung bình và hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, những năm gần đây do thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc giảm nhiều theo lộ trình AFTA và sức ép của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, mức tăng trưởng của các doanh nghiệp này đã chững lại, thậm chí nhiều doanh nghiệp cịn tăng trưởng âm, nhiều DN phải giải thể.

Các doanh nghiệp tư nhân đều là các doanh nghiệp nhỏ, chỉ có số ít quy mơ vừa. Trừ một số rất ít doanh nghiệp như TQT (Nha Trang), CMS (Hà Nội), FPT Elead (TP. Hồ Chí Minh) có cơng nghệ tương đối tiên tiến, cơng nghệ và trang thiết bị của các doanh nghiệp tư nhân khác đều lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém. Tuy mức tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân cao song phần giá trị gia tăng vẫn rất thấp do tiềm lực tài chính và cơng nghệ bị hạn chế.

Doanh nghiệp phần mềm, trong vòng 10 năm kể từ năm 2000, ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng cũng như quy mô của nhiều doanh nghiệp. Nếu như năm 2000, chỉ có 25 doanh nghiệp với quy mô rất nhỏ chỉ khoảng 20 - 30 người /doanh nghiệp, thì đến nay Việt Nam đã có những doanh nghiệp với quy mơ hàng nghìn lao động. Tính chung trên cả nước có hơn 1000 doanh nghiệp phần mềm thực sự hoạt động (số doanh nghiệp đăng ký năm 2016 khoảng 7.433, năm 2017 khoảng 8.883), trong đó có khoảng 200 cơng ty phần mềm với quy mơ từ 150-200 lao động, có khoảng 10 doanh nghiệp với quy mô xấp xỉ hoặc hơn 1000 người, tiêu biểu trong số đó phải kể đến các cơng ty FPT Software, FPT Information Systems, TMA, PSV [10, tr22].

Phần đông các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn là các công ty vừa và nhỏ, với năng lực cạnh tranh cịn hạn chế, quy trình sản xuất và quản lý chất lượng chưa cao, đội ngũ chun gia bậc cao cịn ít, chưa có kinh nghiệm marketing. Hầu hết các doanh nghiệp phần mềm chưa đủ năng lực tài chính để có thể tăng mức đầu tư cho các hoạt động marketing, R&D, đào tạo nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược đầu tư lâu dài về sản phẩm cũng như thị trường. Mặc dù vậy, Việt Nam đã có được một số doanh nghiệp đạt chứng về quy trình quản lý chất lượng sản xuất phần mềm quốc tế CMMI mức 3, 4, 5 và các chứng chỉ quốc tế khác có uy tín trong lĩnh vực sản xuất phần mềm, đảm bảo an tồn thơng tin như ISO 27001. Đây là những dấu hiệu rất đáng mừng về năng lực phát triển của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trong thời gian qua.

Bảng 3. 1. Số lượng các doanh nghiệp đăng kí hoạt động trong lĩnh

vực cơng nghệ thơng tin

Năm Doanh nghiệp phần cứng Doanh nghiệp phần mềm

2009 992 1.756 2010 1.273 2.958 2011 2.763 7.044 2012 2.431 7.246 2013 2.485 6.832 2014 NA NA 2015 2.980 6.143 2016 3.404 7.433 2017 4.001 8.883

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)