Đơn vị tính: USD/người/năm
Năm Thu nhập bình qn 01 lao động phần cứng Thu nhập bình quân 01 lao động phần mềm 2009 1.809 4.093 2010 2.201 5.123 2011 2.279 5.034 2012 2.281 5.009 2013 2.301 5.025 2014 N/A N/A 2015 2.859 6.215 2016 3.866 6.849 2017 4.452 7.570
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông )
3.2.Thực trạng quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin
3.2.1. Thực trạng chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển cơng nghiệp cơng nghệ thơng tin
3.2.1.1.Chủ trương, chính sách của Chính phủ
Chủ trương, chính sách phát triển CNCNTT của Chính phủ theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế kèm theo Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 gồm:
- Khuyến khích áp dụng hình thức PPP, BO, BOT trong sản xuất sản phẩm CNTT; ưu tiên sử dụng sản phẩm CNTT thương hiệu Việt, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển cơng nghệ mới; đổi mới chính sách thu hút đãi
thuế, đất đai, tín dụng cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất CNTT; hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động, khả năng phát triển thị trường và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp; ưu tiên hỗ trợ áp dụng quy trình quản lý và sản xuất tiên tiến trên thế giới; ưu tiên cho vay vốn đầu tư phát triển với các DN CNTT vừa và nhỏ; hỗ trợ phát triển sản phẩm thương hiệu Việt có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng tri thức và cơng nghệ lớn, giá trị gia tăng cao, có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị tồn cầu; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp nội địa tiếp thu và nhận chuyển giao thành tựu cơng nghệ; khuyến khích đầu tư vào các cơ sở R&D sản phẩm CNTT của Việt Nam ở nước ngoài nhằm thu hút chất xám, quảng bá thương hiệu Việt; ưu tiên các doanh nghiệp trong nước làm tổng thầu các dự án CNTT dùng vốn NSNN.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực của doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ xây dựng và áp dụng chuẩn quốc tế; hỗ trợ R&D và thương mại hóa sản phẩm; hỗ trợ phát triển các khu CNTT-TT, tạo chuỗi liên kết; triển khai Quỹ phát triển CNCNTT theo hướng xã hội hóa; hồn thiện chính sách thu hút FDI, ưu tiên sản xuất phần mềm, bán dẫn, vi mạch điện tử; khuyên khích đầu tư vào cơ sở R&D, phân phối sản phẩm CNTT của Việt Nam ở nước ngoài; mở rộng thị trường nội địa, thực hiện Cuộc vận động “Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong lĩnh vực CNTT; đa dạng hóa thị trường nước ngoài, khai thác có hiệu quả thị trường tiềm năng; tăng cường xúc tiến thương mại cho CNCNTT; tăng cường hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực CNTT, tập trung đào tạo kỹ năng làm việc và kỹ năng mềm, ngoại ngữ cho sinh viên CNTT, có cơ chế đặc thù nâng cao năng lực đào tạo cho cơ sở đào tạo CNTT.
Chủ trương ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam của Chính phủ quy định tại Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 26/5/2016 gồm: (i) Thu nhập của DN từ thực hiện các dự án dịch vụ phần
mềm, sản xuất sản phẩm CNTT trọng điểm được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như mức đang áp dụng đối với sản xuất sản phẩm phần mềm; (ii) Giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT, có trình độ và kỹ năng đáp ứng yêu cầu nghiên cứu phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT; vận hành các thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT; (iii) Bổ sung vào danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển các hoạt động sản xuất và dịch vụ phần mềm. Trường hợp dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực sản xuất, dịch vụ phần mềm có sử dụng thường xuyên trên 1.000 lao động (kể cả trường hợp dự án đã hết thời gian 15 năm hưởng thuế suất 10%) vẫn được kéo dài thêm thời gian áp dụng mức thuế 15% trong 15 năm. Mặc dù đã được quy định trong Nghị quyết của Chính phủ nhưng các chính sách thuế trên vẫn chưa được quy định vào các văn bản quy phạm pháp luật, do đó vẫn chưa thể triển khai được trên thực tế.
Chính phủ chủ trương khẳng định thúc đẩy phát triển CNTT là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình CNH-HĐH trong từng ngành, lĩnh vực; phát triển mạnh CNCNTT, thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm phát triển nhanh, bền vững; xây dựng khu CNTT trọng điểm quốc gia. Đây là chủ trương phát triển CNCNTT góp phần xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012.
Tóm lại, chủ trương, chính sách của Chính phủ ban hành tại các nghị quyết đã chỉ ra tương đối đầy đủ các nội dung, khẳng định vai trò quan trọng của ngành CNCNTT và tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành CNCNTT. Tuy nhiên, các chủ trương, chính sách nói chung mới thể hiện quyết tâm chính trị, cần được thể chế hóa vào các văn bản pháp luật, đầu tư các nguồn
khai trong thực tế. Một số chủ trương, chính sách vẫn cịn chung chung chưa cụ thể, cịn định tính chung như tăng cường, khuyến khích, ưu tiên dẫn đến khó triển khai thực hiện.
Nguyên nhân cơ bản là do tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực CNTT thay đổi nhanh, làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, quản lý nhà nước không theo kịp sự phát triển của công nghệ. Ngành CNCNTT có nhiều đặc thù khác với các ngành công nghiệp truyền thống, sản phẩm phần cứng tham gia trong chuỗi giá trị tồn cầu, sản phẩm phần mềm có thể lưu chuyển dễ dàng trên mơi trường mạng.
3.2.1.2.Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
Chiến lược phát triển CNCNTT đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành lồng ghép với chiến lược phát triển CNTT-TT nói chung theo Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT- TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Về quan điểm, CNCNTT là ngành kinh tế mũi nhọn, được Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Phát triển CNCNTT-TT, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực cùng phát triển, tăng cường năng lực cơng nghệ quốc gia trong q trình thực hiện CNH-HĐH đất nước. Định hướng mục tiêu phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, CNCNTT-TT có tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, đạt tổng doanh thu khoảng 15 tỷ USD.
- Về nội dung phát triển CNCNTT, phát triển công nghiệp phần mềm đồng bộ với mở rộng, phát triển mạng truyền thơng, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức bình quân 40% một năm. Phấn đấu để Việt Nam trở thành một trung tâm của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, máy tính. Cơng nghiệp phần cứng máy tính có tốc độ tăng trưởng bình quân 20% một năm. 70% sinh viên CNTT tốt nghiệp có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ tham gia thị trường lao động quốc tế.
- Về giải pháp, có chính sách thuế, tài chính, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất các phần mềm quản trị doanh nghiệp, chính sách sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trong nước , đưa vào mục lục ngân sách nhà nước loại chi riêng cho công nghệ thông tin. Đổi mới chương trình đào tạo CNTT tiếp cận quốc tế, tăng tỉ lệ thực hành, đào tạo bằng 2 CNTT và hợp tác với doanh nghiệp.
- Chiến lược được thực hiện thông qua 5 chương trình trọng điểm, trong đó có Chương trình phát triển CNCNTT-TT, các nội dung CNCNTT gồm: Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển CNCNTT; Quy hoạch các khu công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông tập trung; Tạo thị trường và thương hiệu cho sản phẩm CNTT Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT tham gia thị trường quốc tế; hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm để thu hút vốn đầu tư cho phát triển CNCNTT đặc biệt là công nghiệp phần mềm; đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm phần mềm, phát triển các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ; phát triển công nghiệp sản xuất máy tính thương hiệu Việt Nam đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT chú trọng liên kết đào tạo CNTT, đào tạo CNTT cho các chuyên ngành, nâng cao chất lượng đào tạo CNTT bậc đại học.
- Triển khai chiến lược, đến năm 2010 đã đạt mục tiêu 1,2 tỷ USD doanh thu cho công nghiệp phần mềm và nội dung số (thực tế đạt xấp xỉ 2 tỷ USD), doanh thu công nghiệp phần cứng máy tính đạt 3 tỷ USD với tốc độ trung bình 20% (thực tế đạt 5,6 tỷ USD doanh thu với tốc độ tăng trưởng 21,69%) 4. Mặc dù hơi muộn nhưng Chương trình mục tiêu phát triển ngành CNCNTT đến 2020, tầm nhìn 2025 đã được ban hành theo Quyết định 392/QĐ-TTg ngày 27/3/2015, quy hoạch khu CNTT tập trung theo Quyết định 2407/QĐ-
TTg ngày 31/12/2014 và đã bổ sung loại chi riêng cho CNTT vào mục lục NSNN. Các giải pháp ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp đã bước đầu triển khai. Số lượng các cơ sở đào tạo có đào tạo CNTT, số lượng sinh viên tốt nghiệp tăng nhanh (năm 2010 đạt khoảng 35500 sinh viên, năm 2011 tăng thêm 7000 sinh viên tốt nghiệp). Tuy nhiên, chưa đạt được mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng phần mềm ở mức 40% (thực tế chỉ trên 20%); chưa ban hành được kế hoạch tổng thể phát triển CNCNTT; chưa hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm cho CNCNTT; nhân lực CNTT còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.
Tóm lại, từ những phân tích trên có thể thấy ngay từ năm 2005 đã có “Chiến lược phát triển CNCNTT” được ban hành xác định được mục tiêu dài hạn, chỉ ra giải pháp chủ yếu. Tuy nhiên, “chiến lược” này lồng ghép chung với chiến lược phát triển CNTT-TT, nhiều nội dung khơng cịn phù hợp sau hơn 10 thực hiện (công nghệ thay đổi, chỉ tiêu cao, giải pháp khó khả thi …), do vậy cần xây dựng và ban hành chiến lược mới riêng cho CNCNTT.
3.2.1.3.Quy hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
Quy hoạch phát triển CNCNTT đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành lồng ghép với quy hoạch phát triển CNTT-TT nói chung của 3 vùng kinh tế trọng điểm (theo các quyết định số 13/2007/QĐ-BBCVT, 14/2007/QĐ-BCVT, 15/2007/QĐ-BBCVT ngày 15/6/2007)
- Về quan điểm, CNCNTT ở cả 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam, ưu tiên phát triển ngành CNCNTT làm tiền đề hỗ trợ các ngành công nghiệp khác; đi thẳng vào công nghệ hiện đại, phát huy lợi thế về tiềm năng lao động, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để khai thác nguồn vốn và công nghệ mới. Đầu tư nước ngồi đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong phát triển CNCNTT, đặc biệt là công nghiệp phần cứng.
- Về định hướng đến năm 2020, giá trị sản xuất CNCNTT miền Bắc và miền Nam chiếm khoảng 20%, miền Trung khoảng 10% tổng giá trị sản xuất
cơng nghiệp của tồn vùng. Miền Bắc, miền Nam trở thành một trung tâm về sản xuất linh kiện điện tử và sản xuất phần mềm ở khu vực Đông Nam Á, Hà Nội thành một trung tâm CNCNTT mạnh ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử và phần mềm. Miền Trung trở thành một trung tâm về sản xuất phần mềm và thiết bị điện tử công nghiệp.
- Miền Bắc tập trung phát triển công nghiệp phần cứng ở Hà Nội, Bắc Ninh và Hải Phịng, thu hút đầu tư vào các khu cơng nghiệp trong vùng; sản phẩm công nghiệp phần cứng chủ yếu của vùng là máy vi tính, linh kiện, phụ kiện, vật liệu điện tử; phát triển sản xuất các sản phẩm cơng nghệ cao, có hàm lượng tri thức, địi hỏi ít nhân cơng lao động (sản xuất vật liệu bán dẫn, các loại chíp điện tử) tại Hà Nội, khu cơng nghệ cao Hòa Lạc và Bắc Ninh; phát triển các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm phụ trợ tại khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh), các khu công nghiệp Thăng Long, Nội Bài (Hà Nội). Về phần mềm, tập trung phát triển tại Hà Nội, Bắc Ninh (khu CNTT tập trung), khu cơng nghệ cao Hồ Lạc; phát triển các doanh nghiệp phần mềm phục vụ tốt các nhu cầu về chính phủ điện tử và ứng dụng CNTT trong cả nước.
- Miền Nam, từng bước trở thành một trung tâm về công nghiệp phần cứng của khu vực Đông Nam Á với các sản phẩm chủ yếu gồm máy vi tính, linh kiện, phụ kiện, chíp điện tử; chuyển mạnh từ lắp ráp sang tự thiết kế chế tạo một số sản phẩm thương hiệu Việt Nam (gồm máy tính); phát triển sản xuất các sản phẩm cơng nghệ cao, có hàm lượng tri thức, địi hỏi ít nhân cơng lao động (gồm chíp điện tử) tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và các đơ thị lớn khác như Biên Hoà, Vũng Tàu; phát triển các khu công nghiệp liên hiệp sản xuất các sản phẩm phần cứng và điện tử tại Đồng Nai và Bình Dương; thu hút đầu tư phát triển cơng nghiệp phần cứng vào các khu công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu; chuẩn bị các điều kiện thuận lợi, kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy lắp ráp, sản xuất
đại tại các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. Về phần mềm, phát triển hạt nhân vùng là TP. Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm về sản xuất phần mềm ở khu vực Đông Nam Á; TP. Hồ Chí Minh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp phần mềm tại Công viên phần mềm Quang Trung, khu cơng nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, cơng viên phần mềm Sài gịn và các khu công nghệ cao khác; đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tốt để thu hút các dự án phát triển phần mềm hướng xuất khẩu.
- Miền Trung, phát triển công nghiệp phần cứng tại các khu công nghiệp trong vùng và các khu công nghiệp trong các khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), Chân Mây-Lăng Cơ (Thừa Thiên-Huế); phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm CNCNTT của vùng; sác sản phẩm công nghiệp phần cứng chủ yếu là máy vi tính, linh kiện, phụ kiện điện tử. Về phần mềm, triển khai hiệu quả các khu công nghiệp phần mềm tập trung tại Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế; xây dựng trung tâm công nghiệp phần mềm tỉnh Quảng Nam trong khu kinh tế mở Chu Lai, trung tâm cơng nghiệp phần mềm tỉnh Bình Định tại khu công nghệ cao trong khu kinh tế Nhơn Hội; phát triển 2 đến 3 doanh nghiệp mạnh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần mềm, nội dung thông tin số và dịch vụ công nghệ thông tin.
- Triển khai các quy hoạch trên, đến nay, hàng loạt khu CNTT tập trung đã được hình thành (Cơng viên phần mềm Quang Trung - TP. HCM, khu CNTT tập trung Cầu Giấy - Hà Nội, công viên phần mềm Đà Nẵng, khu công nghệ phần mềm ĐHQG HCM, trung tâm công nghệ phần mềm Cần Thơ…) thu hút nhiều doanh nghiệp CNTT mạnh trong và ngoài nước đầu tư sản xuất. Điển hình như Bắc Ninh và Thái Nguyên đã thu hút được tập đoàn Samsung đầu tư nhà máy sản xuất điện thoại di động, điện tử với vốn đầu tư khoảng 15 tỷ USD, TP. HCM thu hút được tập đoàn Intel đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chip bán dẫn khoảng 5 tỷ USD. Cả nước có tới 41/63 tỉnh, thành phố
phát sinh doanh thu liên quan đến sản xuất sản phẩm CNTT, dẫn đầu là Bắc Ninh, Thái Nguyên, TP. HCM, Hà Nội và Đà Nẵng và có tới 19/63 địa phương có doanh thu xuất khẩu sản phẩm CNTT [9, tr.94]. Ngoài các kết quả