Bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 67 - 71)

1.3.3 .Những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu

2.4.5. Bài học rút ra cho Việt Nam

Bài học kinh nghiệm rút ra từ Hàn Quốc trong hoạt động QLNN về CNTT nói chung và CNCNTT nói riêng là dự báo xu hướng phát triển của công nghệ, của hoạt động quản lý mới để chuẩn bị và ban hành chính sách pháp luật phù hợp. Với sự ra đời của 3 bộ luật liên quan đến CNTT tại Hàn Quốc cho thấy vai trò rất quan trọng của hoạt động QLNN về CNTT nói chung và CNCNTT nói riêng ở Hàn Quốc. Do đó, Việt Nam cần nghiên cứu, tổng kết hơn 10 năm ban hành và thực thi Luật CNTT năm 2006, tham khảo các bộ luật nói trên của Hàn Quốc để có thể sửa đổi, tách thành các luật thành phần nhằm nâng cao vai trò của QLNN về CNCNTT. Nhiều chuyên gia nhận định cần phải chỉnh sửa theo hướng tách thành các Luật chuyên ngành như Luật Chính phủ điện tử, luật CNCNTT và các luật khác.

Trung Quốc là quốc gia đi trước so với Việt Nam, đã trở thành công xưởng của thế giới, đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất sản phẩm phần cứng máy tính. Bài học rút ra từ thành công của Trung Quốc để giải quyết vấn đề đặt ra đối với công tác QLNN về CNCNTT, đặc biệt sản xuất phần cứng, là phải xây dựng được chiến lược phát triển đúng đắn, trong đó tập trung phát triển các khu CNTT tập trung để thu hút đầu tư nước ngoài; phát huy vai trị

tử, đó là vai trị định hướng và điều tiết chung, tạo thuận lợi cho sản xuất phát triển. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, liên kết với các hãng nước ngồi, nhập khẩu cơng nghệ có lựa chọn và thiết lập một số tập đồn, tổng cơng ty lớn mang tầm vóc khu vực.

Bài học rút ra từ kinh nghiệm của Ấn độ là đẩy mạnh thu hút đầu tư thông qua xây dựng, công nhận chuỗi các khu CNTT tập trung, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước. Xây dựng một số mơ hình đào tạo mẫu chất lượng cao bằng cách tập trung đầu tư, hợp tác với các nước phát triển về CNTT để từ đó nhân rộng ra cả nước. Thành cơng của Ấn độ cho thấy vai trò của QLNN trong định hướng sản xuất sản phẩm phần mềm ở đất nước này.

Với Ailen, nhờ hoạt động QLNN thông qua xây dựng và triển khai các kế hoạch, chiến lược quốc gia trong đó chú trọng thu hút đầu tư nước ngồi vào các công viên phần mềm, chú trọng đầu tư R&D đã làm nên thành công của Ailen, bài học kinh nghiệm này có thể áp dụng để phát triển ngành CNCNTT Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó là bài học thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất phát triển phần mềm thông qua chuỗi các công viên phần mềm tương tự như chuỗi khu CNTT tập trung ở nước ta.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề lý luận cốt lõi liên quan cơ sở khoa học về QLNN đối với CNCNTT như sau:

Thứ nhất, làm rõ các khái niệm, thuật ngữ, vai trò, đặc điểm của

CNCNTT để từ đó làm rõ hơn nội hàm của QLNN về CNCNTT, đồng thời khu trú lại phạm vi nghiên cứu của Luận án.

Thứ hai, trên cơ sở lý luận về CNCNTT, luận án nghiên cứu, xác định

nội dung, vai trò, đặc điểm cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về CNCNTT.

Thứ ba, luận án đã nghiên cứu về xu hướng phát triển và kinh nghiệm

quốc tế trong QLNN về CNCNTT. Kết quả nghiên cứu ở chương này kết hợp với nội dung đánh giá, phân tích thực trạng ở Chương 3 sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN về CNCNTT nước ta trong Chương 4 đồng bộ, khoa học.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM

Từ năm 2006 sau khi Quốc hội ban hành Luật CNTT, hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật lần lượt được ban hành ở các cấp quản lý. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến CNCNTT do đó cũng dần được hồn thiện. Một số văn bản điển hình như: Nghị định 71/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật CNTT về CNCNTT; Nghị định 154/2013/NĐ-CP quy định về khu công nghệ thông tin tập trung; Quyết định số 51/2007/QĐ- TTg ngày 12/4/2007 phê duyệt Chương trình phát triển cơng nghiệp phần mềm Việt Nam đến 2010; Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 1755/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”; Quyết định số 392/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành CNCNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Quyết định số 13/2007/QĐ-BBCVT, 14/2007/QĐ-BBCVT, 15/2007/QĐ-BBCVT phê duyệt quy hoạch phát triển CNTT-TT vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam; Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT ban hành Danh mục sản phẩm phần mềm và phần cứng, điện tử; Thông tư số 01/2017/TT-BTTTT ban hành danh mục sản phẩm CNT trọng điểm và nhiều văn bản liên quan khác. Chương 3 sẽ tập trung phân tích, luận giải và làm rõ thực trạng QLNN về CNCNTT, bao gồm tổng hợp đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất CNCNTT làm cơ sở tổng hợp, phân tích thực trạng, đánh giá kết quả, hạn chế, nguyên nhân QLNN về CNCNTT thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)