Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 46)

1.3.3 .Những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu

2.2. Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin và các

2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin

Quản lý nhà nước là toàn bộ các hoạt động của nhà nước tác động vào một ngành, lĩnh vực để định hướng sự phát triển của nó, nội dung QLNN nói chung được nhóm thành 5 nhóm chính gồm: Hệ thống thể chế gồm cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật; Hệ thống tổ chức và cơ chế vận hành của tổ chức; Đội ngũ, nhân lực thực hiện hoạt động quản lý (đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực thi công tác quản lý); Chi phí, kinh phí cho hoạt động quản lý (tài chính cơng); Q trình kiểm tra, đánh giá, giám sát

hoạt động quản lý. Cụ thể, đối với QLNN về CNCNTT bao gồm các nội dung quản lý chi tiết sau [59, tr3]:

(i) Xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển CNCNTT

Đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng, định hướng sự phát triển của ngành CNCNTT trong trung hạn và dài hạn; là căn cứ để các cơ quan ở trung ương, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp có kế hoạch hành động phù hợp. Do đó, việc xây dựng và thực thi chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển CNCNTT phải đảm bảo các nội dung sau:

- Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhất quán với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển KT- XH của cả nước và của các vùng, miền, địa phương theo từng giai đoạn.

- Phải đồng bộ, thống nhất từ chiến lược, quy hoạch cho đến chương trình, kế hoạch; được phân tích, dự báo chính xác, có tầm nhìn dài hạn, tổng thể và lấy ý kiến thống nhất, đồng thuận của các bộ, ban, ngành, địa phương, chuyên gia và nhân dân trước khi thông qua; được ban hành bằng các văn bản hành chính hoặc văn bản quy phạm pháp luật.

- Xác định rõ quan điểm, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ, các giải pháp, kinh phí thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể (một nhiệm vụ một đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện).

- Các bộ, ngành, địa phương căn cứ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển CNCNTT chung để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, các dự án cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế, đặc thù của mình; đồng thời bố trí, huy động nguồn lực từ NSNN và xã hội hóa để triển khai thực hiện.

(ii) Xây dựng, ban hành, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về CNCNTT

Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là công cụ quan trọng trong QLNN, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp lại nhiều lần và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Hiện nay hệ thống VBQPPL gồm các Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Thơng tư của Bộ trưởng … quy định tại Điều 4 của Luật ban hành VBQPPL năm 2015. Việc xây dựng, ban hành, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện VBQPPL về CNCNTT cần đảm bảo các nội dung sau:

- Tạo cơ sở pháp lý, địa vị pháp lý, vị trí, vai trị của ngành CNCNTT trong tổng thể nền kinh tế, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho phát triển ngành. - Rà soát, cập nhật, bổ sung các VBQPPL về CNCNTT phù hợp với sự phát triển của công nghệ, yêu cầu của thực tế, tạo mơi trường pháp lý thơng thống thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm, phát triển doanh nghiệp, thị trường và nhân lực CNCNTT; ưu tiên xây dựng, cập nhật VBQPPL về ưu đãi, hỗ trợ sản xuất sản phẩm CNTT.

- Ban hành VBQPPL theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành VBQPPL năm 2015; đổi mới nội dung, đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến VBQPPL để mọi người biết, hiểu và tuân thủ đúng pháp luật.

(iii) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực CNCNTT.

Đây là một nội dung quan trọng trong công tác QLNN về CNCNTT nhằm phát hiện những hành vi vi phạm, những thiếu sót trong các hoạt động của các tổ chức, cá nhân; áp dụng các biện pháp xử lý, khắc phục nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, đảm bảo pháp luật được thực thi đúng và nghiêm minh. Trong hoạt động QLNN về CNCNTT, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm cần đảm bảo các nội dung sau:

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật trong các hoạt động sản xuất sản phẩm CNTT.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm CNTT, doanh nghiệp CNTT, thị trường sản phẩm CNTT và phát triển nhân lực CNTT.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm CNTT.

- Xây dựng, triển khai cơ chế thanh tra, kiểm tra, phối hợp phù hợp với nội dung và đối tượng thanh kiểm tra.

(iv) Hợp tác quốc tế về CNCNTT

Nội dung QLNN trong hoạt động hợp tác quốc tế về CNCNTT nhằm kêu gọi tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật cho phát triển CNCNTT trong nước; hỗ trợ và tìm kiếm các cơ hội đầu tư kinh doanh ở các thị trường nước ngoài, làm cầu nối cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam; tham gia trong các hoạt động hợp tác phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực CNCNTT, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại; tham gia các hiệp định thương mại, hiệp ước quốc tế liên quan đến CNCNTT. Nội dung QLNN trong hoạt động hợp tác quốc tế về CNCNTT cần đảm bảo:

- Tham gia xây dựng pháp luật, các điều ước quốc tế và khu vực liên quan đến lĩnh vực CNCNTT.

- Đàm phán các cam kết thương mại, ký kết các hiệp định thương mại, các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực CNCNTT.

- Hợp tác nghiên cứu khoa học QLNN về CNCNTT, hợp tác thu hút các nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển CNCNTT Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp CNTT Việt Nam tiến ra thế giới; hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực CNCNTT; trao đổi thông tin về hoạt động sản xuất CNCNTT. - Triển khai hội thảo, hội nghị, triển lãm trao đổi chính sách, xúc tiến đầu tư, kinh tế đối ngoại, tuyên truyền quảng bá các giá trị của CNCNTT Việt Nam ra quốc tế.

Để QLNN về CNCNTT nhà nước cần xây dựng, củng cố và tăng cường sức mạnh của bộ máy QLNN với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức phù hợp. Việc xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về CNCNTT phải gắn với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển CNCNTT để phát huy được hiệu quả QLNN. Các nguyên tắc chung xây dựng cơ cấu tổ chức QLNN gồm:

- Phù hợp giữa cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý với tính phức tạp của chức năng, nhiệm vụ quản lý, tính đa dạng của các mục tiêu quản lý, quy mô và độ phức tạp của đối tượng quản lý với các điều kiện quản lý.

- Phạm vi quản lý hiệu quả, khả năng quản lý được. - Tương xứng giữa nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm.

- Linh hoạt và thích nghi, đáp ứng yêu cầu quản lý sự thay đổi.

Hoạt động tổ chức bộ máy QLNN về CNCNTT cần đảm bảo một số nội dung sau:

- Tổ chức thành hệ thống các CQNN từ Trung ương đến địa phương cơ sở, tạo thành một chỉnh thể đồng bộ thực hiện các chức năng QLNN; tạo sự gắn kết giữa cơ quan QLNN với các doanh nghiệp, hiệp hội CNTT.

- Về đơn vị chuyên trách, đầu mối QLNN về CNCNTT cần quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức rõ ràng, không chồng lấn giữa các bộ, ngành ở Trung ương và giữa các sở ngành ở địa phương, phân cấp phân quyền giữa cơ quan Trung ương và địa phương; đảm bảo hài hịa lợi ích giữa Trung ương và địa phương, giữa trước mắt và lâu dài, kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, phát huy sức mạnh tổng hợp trong quản lý, tăng cường vai trị các cấp chính quyền địa phương.

- Tạo mơi trường năng động, hấp dẫn, thu nhập, đãi ngộ tốt nhằm thu hút đội ngũ nhân lực về số lượng, chất lượng với chun mơn, đạo đức tốt.

(vi) Bên cạnh đó, QLNN về CNCNTT còn bao gồm các nội dung: Xây dựng, ban hành quy định về tiêu chuẩn, chất lượng áp dụng trong lĩnh vực

CNCNTT; quản lý an tồn, an ninh thơng tin trong hoạt động CNCNTT; cấp, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi các loại giấy chứng nhận, chứng chỉ về CNCNTT; quản lý đầu tư trong hoạt động CNCNTT theo quy định của pháp luật; quản lý và phát triển nguồn nhân lực cho CNCNTT; tổ chức quản lý, sử dụng tài nguyên, cơ sở dữ liệu quốc gia về CNCNTT; quản lý, thực hiện báo cáo thống kê CNCNTT theo quy định của pháp luật; huy động cơ sở hạ tầng thông tin và thiết bị CNCNTT phục vụ quốc phòng, an ninh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật.

Áp dụng lý thuyết lợi thế cạnh tranh ngành (mơ hình kim cương) của Michael E. Porter (1990) đối với chính sách về năng lực cạnh tranh của ngành CNCNTT có thể được mơ hình hóa như trong hình 2.1.

Hình 2. 1. Chính sách trong mơ hình kim cương về năng lực cạnh

tranh của ngành CNCNTT

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Thể thao, Du lịch, Bộ Khoa học và Cơng nghệ, trong đó Bộ TTTT là Bộ chủ quản; ở địa phương được giao cho các sở tương ứng, trong đó sở TTTT các tỉnh thành phố là đầu mối. Trong phạm vi nghiên cứu, Luận án đi sâu nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về CNCNTT ở 4 nội dung là xây dựng, thực thi chiến lược – quy hoạch - kế hoạch – chương trình, văn bản quy phạm pháp luật, thanh tra kiểm tra và tổ chức bộ máy.

2.2.2. Vai trị của quản lý nhà nước với cơng nghiệp công nghệ thông tin

- Vai trị tạo mơi trường ổn định và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất phần cứng, phần mềm máy tính thơng qua việc đảm bảo sự ổn định về chính trị xã hội, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô như chống lạm phát, chống khủng hoảng, ngăn ngừa những đột biến xấu trong nền kinh tế, thiết lập khn khổ luật pháp thống nhất, có hệ thống chính sách nhất quán.

- Vai trò ban hành khuôn khổ pháp luật, thực hiện chính sách, khuyến khích hỗ trợ, kiểm soát, trọng tài nhằm thực hiện mục tiêu phát triển ngành CNCNTT, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham gia thị trường sản phẩm CNTT, hỗ trợ doanh nghiệp, bảo vệ mơi trường sinh thái.

- Vai trị ngăn ngừa, khắc phục, hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường đối với hoạt động sản xuất sản phẩm phần cứng, phần mềm máy tính như cạnh tranh khơng hồn hảo, thông tin không đầy đủ, lạm phát thất nghiệp khủng hoảng, môi trường sinh thái; làm trọng tài nhằm điều chỉnh, giải quyết những trở ngại mà bản thân các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNTT không tự giải quyết được.

- Vai trò định hướng cho các hoạt động sản xuất CNCNTT, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt sự phát triển của toàn ngành CNCNTT theo hướng chung trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện các chức năng chủ sở hữu tài sản công cuả nhà nước đối với các tập đồn, doanh nghiệp CNCNTT có vốn của nhà nước.

- Vai trị lựa chọn sử dụng những cơng cụ quản lý có hiệu quả cao như hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế xã hội tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển CNCNTT; lựa chọn các phương pháp quản lý như giáo dục, thuyết phục, động viên, phương pháp tổ chức hành chính, phương pháp kinh tế, bố trí hợp lý các cán bộ đầu ngành chủ chốt trong các cơ quan quản lý nhà nước về CNCNTT.

Như vậy, QLNN có vai trị quan trọng, quyết định sự phát triển của ngành CNCNTT ở nước ta, đặc biệt trong giai đoạn đầu của sự phát triển như hiện nay.

2.2.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin thông tin

Ở giai đoạn đầu QLNN về CNCNTT ở nước ta vẫn chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các dự án đầu tư, đây là những bước khởi đầu cần thiết để hình thành một ngành cơng nghệ mới mẻ và đưa nó vào quỹ đạo. Tuy nhiên, điều này không thể kéo dài và là tất yếu vì QLNN cần thốt ra khỏi việc quản lý các dự án đầu tư đòi hỏi các kỹ năng và tư duy hoàn toàn khác so với phong cách hành chính. Ở giai đoạn tiếp theo, QLNN bị cuốn vào xây dựng chính sách là công việc vô cùng cấp thiết, tốn nhiều thời gian và cơng sức. Cùng với đó, việc chuẩn bị tổ chức lại bộ máy để thực thi QLNN trong lĩnh vực CNTT nói chung (gồm cả CNCNTT) đang từng bước hồn thiện và các hoạt động QLNN cịn âm thầm, ít được xã hội quan tâm. Đầu tư của nhà nước cho CNTT chưa đạt mức độ cần thiết. Các đơn vị chịu trách nhiệm triển khai hoạt động về CNTT ở các bộ, ngành bắt đầu thấy bị hạn chế trong các hoạt động thuần túy sự nghiệp và địi hỏi phải có thêm quyền QLNN để chủ động hơn trong khâu huy động đầu tư theo đúng nội dung và thiết kế kỹ thuật. Tuy nhiên điều này đối diện với nguy cơ đầu tư manh mún và khả năng khó tích hợp hệ thống trong tương lai vì chưa có một kiến trúc tổng thể chung được

phê duyệt kèm theo sự điều phối tập trung hoàn chỉnh [9, tr63]. QLNN về CNCNTT nước ta hiện nay có một số đặc điểm chính sau đây:

- CNTT cũng như các hoạt động sản xuất sản phẩm CNTT tiến bộ rất nhanh, nhiều công nghệ mới liên tục ra đời (cloud, AI, big data…) do đó cơng tác QLNN chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ mới.

- CNCNTT là ngành sản xuất cơng nghệ cao, tự động hóa thay thế con người ở hầu hết các khâu do đó cơng tác QLNN khác căn bản với các ngành công nghiệp truyền thống trước đây. Đây là một thách thức với hệ thống QLNN Việt Nam vốn xuất phát điểm từ nền sản xuất nông nghiệp thủ công, chịu ảnh hưởng của chiến tranh kéo dài.

- Ngành CNCNTT mới hình thành ở Việt Nam hơn 10 năm và đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển do đó QLNN đối với ngành công nghiệp đặc thù của nền kinh tế tri thức này vẫn đang trong quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện, phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

- Thể chế gồm chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, đề án, chương trình, kế hoạch, văn bản pháp luật thúc đẩy phát triển CNCNTT cơ bản đã được ban hành, từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên, hệ thống thể chế QLNN về CNCNTT vẫn còn thiếu, chất lượng chưa cao và chậm được cập nhật phù hợp với sự phát triển của cơng nghệ và tình hình thực tế (đặc biệt là tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm). Hơn nữa, nguồn lực đảm bảo cho việc triển khai chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, thiếu chế tài dẫn đến kết quả thực thi còn hạn chế.

- Các quy định về tài chính cơng thiếu (như các định mức kinh tế kỹ thuật, định giá phần mềm…), còn phải vận dụng các quy định của đầu tư xây dựng hoặc quy định khác; chi tiêu, đầu tư cơng thúc đẩy CNCNTT cịn hạn chế; đặc biệt là đầu tư xây dựng phần mềm vì đặc thù sản phẩm là “vơ hình”.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm về CNCNTT gặp rất nhiều khó khăn do các quy định pháp luật còn thiếu, ranh giới giữa các

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)