Thực trạng thị trường sản phẩm công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 75 - 81)

3.1 .Thực trạng hoạt động sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin

3.1.2 .Thực trạng sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin

3.1.3. Thực trạng thị trường sản phẩm công nghệ thông tin

Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ CNTT nói chung tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước trong giai đoạn 2009-2017 (xem hình 3.1), năm 2016 đạt khoảng 1,6 triệu tỷ đồng trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm 83,2% [9, tr 94].

Hình 3. 1. Doanh thu công nghiệp CNTT

(Nguồn: Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam 2018, tr9)

Thị trường sản phẩm phần cứng – điện tử, thị trường trong nước mang đậm đặc điểm của một nền sản xuất nhận chuyển giao công nghệ, một thị trường giàu tiềm năng nhưng chưa thật sự phát triển. Với quy mô dân số lớn, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng điện tử - phần cứng tăng lên hàng năm với yêu cầu cao về chủng loại, mẫu mã. Tuy nhiên, nguồn cung của phần lớn các mặt hàng PC-ĐT đều phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu (xem hình 3.2). Kim ngạch nhập khẩu phần cứng, máy tính, điện tử tăng đều hàng năm, năm 2017 đạt khoảng 52,1 tỷ USD [10, tr23]. Công nghệ sản xuất đơn giản, chủ yếu là lắp ráp hoặc chế tác trên cơ sở hợp đồng mua bản quyền của đối tác nước ngoài nên giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, khoảng 5-10%. Do không chủ động được về công nghệ và nguyên liệu, các doanh nghiệp trong nước đóng vai trị mờ nhạt, khơng thể điều tiết được thị trường. Mặc dù vậy, một số DN phần cứng trong nước đã bắt đầu quan tâm đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến, cải thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế và khẳng định vị thế trong nước của mình (FPT Elead, CMS là những ví dụ điển hình).

Hình 3. 2. Cơ cấu nhập khẩu phần cứng, điện tử

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các Sách Trắng CNTT-TT)

Nhìn chung, với trên 90% tổng giá trị đầu tư và xấp xỉ 100% kim ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp liên doanh nắm vai trò quan trọng, chi phối thị trường hàng PC-ĐT trong nước. Thị trường nội địa tới có xu hướng nghiên cứu thiết kế sản phẩm, lựa chọn linh kiện và gắn mác sản phẩm, tập trung phát triển các sản phẩm điện thoại thơng minh, máy tính bảng giá rẻ mang thương hiệu Việt Nam (A-Mobile, AVIO mobile, Bipad, Pi COO.)

Thị phần máy tính có thương hiệu quốc tế (HP, IBM, Sony...) ước tính khoảng 15-30%, dịng máy tính lắp ráp khơng có thương hiệu khoảng 65-70% do giá cả mềm và linh hoạt, cịn dịng máy tính thương hiệu nội địa (Mekong Xanh, FPT Elead, CMS...) chiếm khoảng 15-30%. Theo các số liệu báo cáo từ GFK tại thị trường Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây, doanh số bán lẻ máy tính đều cho thấy tốc độ sụt giảm từ 6 đến 12% mỗi năm. Riêng thị phần máy tính xách tay tại Việt Nam có hơn 90% thị phần thuộc về các thương hiệu nước ngoài như Dell, Acer, Asus, HP, Lenovo. Thị phần máy tính xách tay thương hiệu Việt chỉ khiêm tốn ở mức trên dưới 10% nhưng chất lượng không

Đối với thị trường quốc tế, kim ngạch xuất khẩu (phần cứng, máy tính, điện tử) cũng tăng dần hàng năm, năm 2017 đạt gần 75 tỷ USD (xem hình 3.3 và 3.4) [10, tr23]. Doanh số xuất khẩu chủ yếu tập trung từ khu vực liên doanh, giá trị gia tăng thấp do chủ yếu từ hoạt động gia công, lắp ráp, nguyên liệu phụ thuộc nhập khẩu. Hơn nữa, một đặc điểm quan trọng là, do chủ yếu làm gia công cho nước ngồi nên thực chất khơng có liên hệ trực tiếp với thị trường, cạnh tranh chủ yếu trên cơ sở chi phí nhân cơng thấp. Nhiều tập đồn đa quốc gia đang có kế hoạch mở rộng đầu tư sản xuất thiết bị phần cứng, điện tử vào Việt Nam, điển hình như Intel, Samsung Electronics, HP, Nokia.

Hình 3. 3. Cơ cấu xuất khẩu phần cứng, điện tử

Hình 3. 4. Doanh thu xuất nhập khẩu phần cứng, điện tử

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết tình hình 10 năm thi hành Luật CNTT của Bộ TTTT, tr13)

Thị trường sản phẩm phần mềm có doanh thu tăng dần theo từng năm, năm 2017 đạt khoảng 3.779 triệu USD (xem hình 3.5). Thị trường nội địa chủ yếu phụ thuộc vào sức mua của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu do đầu tư từ NSNN của các Bộ, ngành, tập đồn, tổng cơng ty nhà nước. Một phần nguyên nhân xuất phát từ quyết tâm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong CQNN của Chính phủ. Một lý do khác nữa là do sức ép của quá trình hội nhập đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả hoạt động, tự động hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trong các ngành chủ lực như viễn thơng, ngân hành, bảo hiểm, dầu khí, hàng khơng. Theo một khảo sát của Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh, có tới 70% doanh nghiệp phần mềm chủ yếu định hướng thị trường trong nước. Điều này phản ánh quy mô nhỏ của các DNPM, chưa tự tin vươn ra thị trường quốc tế cũng như tầm quan trọng của thị trường trong nước – là môi trường để các DN rèn luyện, nâng cao năng lực.

tăng đều qua mỗi năm, giai đoạn 2015-2016-2017 tăng từ khoảng 2,192- 2,491-3,301 tỷ USD [10, tr22]. Vào năm 2009, tổ chức A.T. Kearney đã đánh giá Việt Nam xếp hạng thứ 10 trong số các quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm. Ngun nhân chính là vì Việt Nam là nước có dân số trẻ, 60% trong độ tuổi lao động (tuổi từ 17 đến 60), 94% dân số biết chữ, giá nhân công cạnh tranh, lao động Việt Nam cần cù và thích nghi nhanh.Thị trường nước ngồi chủ yếu tập trung vào khu vực Bắc Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, theo Hiệp hội CNTT Nhật Bản (JISA), năm 2012, gia công phần mềm của Việt Nam cho nước này mới chỉ chiếm tỷ lệ 0,5%, rất nhỏ so với 84,3% của Trung Quốc. Ngồi gia cơng phần mềm thì các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam chưa đủ khả năng thắng được những gói thầu lớn trên thị trường quốc tế, vì các doanh nghiệp hầu hết có quy mơ vừa và nhỏ, chưa có thương hiệu, liên kết với nhau cịn yếu. Cơng tác xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh ngành cơng nghiệp phần mềm Việt Nam ra nước ngồi cịn rất hạn chế.

Hình 3. 5. Doanh thu công nghiệp phần mềm

Bảng 3. 2. Xuất nhập khẩu cơng nghiệp CNTT

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, máy tính Kim ngạch nhập khẩu phần cứng, máy tính 2009 3.370 6.527 2010 5.666 7.638 2011 10.893 10.465 2012 22.916 19.443 2013 34.760 26.390 2014 N/A N/A 2015 49.860 34.365 2016 57.737 38.738 2017 74.936 52.138

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)