.Thực trạng nhân lực công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 81 - 87)

3.1 .Thực trạng hoạt động sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin

3.1.4 .Thực trạng nhân lực công nghệ thông tin

Số lượng các cơ sở đào tạo chính quy dài hạn về CNTT tương đối dồi dào. Theo Sách trắng CNTT-TT năm 2017, cả nước có khoảng 250/665 tổng số trường đại học, cao đẳng có đào tạo CNTT, ĐT-VT, ATTT, chiếm khoảng 37,54% - đối với các trường nghề thì tỉ lệ này là 164/469. Chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành CNTT cũng tăng theo từng năm, trong đó chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011 (khoảng 64.796 sinh viên) tăng gần gấp đôi so với năm 2007 (khoảng 39.990 sinh viên), chỉ tiêu năm 2016 khoảng 68.883 sinh viên - đối với các trường nghề thì chỉ tiêu năm 2016 là 18.311 sinh viên (xem Bảng 3.3 và Bảng 3.5).

Bảng 3. 3. Đào tạo nhân lực CNTT khối đại học, cao đẳng Năm Năm Tổng số trường (trường) Chỉ tiêu tuyển sinh (sinh viên) Tỉ lệ tuyển sinh (%) 2009 271 56.406 11,07 2010 277 60.332 12,26 2011 290 64.796 11,93 2012 290 65.501 10,83 2013 290 67.518 7,74

2014 N/A N/A N/A

2015 N/A N/A N/A

2016 250 68.883 13,78

20171 131 48.631 14,3

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các Sách Trắng CNTT-TT 2009-2018)

Số lượng người tốt nghiệp ngành CNTT tăng đều đặn hàng năm, năm 2011 đạt khoảng 42.000 người tăng hơn 7.000 người so với năm 2010, năm 2016 tỷ lệ tốt nghiệp đạt 93,88% (khoảng 64.000 người) . Đối với các trường nghề tỉ lệ tốt nghiệp đạt 52,4% (khoảng 9.600 người) [10, tr45]. Có thể nói, số lượng người học và tốt nghiệp ngành CNTT tương đối đông đảo và một phần trong số đó đã đáp ứng được những yêu cầu cao trong khi làm việc và nghiên cứu về CNTT.

1 Số liệu năm 2017 chỉ thống kê các trường ĐH, khơng tính các trường cao

Bảng 3. 4. Đào tạo nhân lực CNTT khối trường nghề Năm Tổng số trường Năm Tổng số trường (trường) Số lượng học viên nhập học (người) 2009 N/A N/A 2010 186 66.631 2011 113 32.632 2012 143 25.527 2013 228 24.569 2014 N/A N/A 2015 N/A N/A 2016 164 12.501 20172 412 46.017

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các Sách Trắng CNTT-TT)

Nếu như trước đây quan điểm các chứng chỉ và các khóa ngắn hạn về CNTT chỉ mang tính chất bổ sung và bổ trợ cho đào tạo chính quy CNTT, thì hiện nay loại hình này đang đóng vai trò như một phương thức cung cấp nhân lực có trình độ và thực tiễn cao so với loại hình đào tạo truyền thống. Vì vậy ngày càng có nhiều người tham gia vào các khóa đào tạo này. Tại Việt Nam hiện có nhiều cơ sở đào tạo phi chính quy liên kết với nước ngoài như Aptech, NIIT, Informatics Vietnam, Informatics Singapore, KENT... Bên cạnh đó là các cơ sở đào tạo trong nước chuyên sâu về lĩnh vực CNTT như SaigonCTT, HanoiCTT, BKIS, Học viện mạng Netpro, Học viện mạng IPMAC, Athena…Các đơn vị này chủ yếu dựa vào hệ thống giáo trình của các hãng công nghệ lớn trên thế giới (như Juniper, Cisco, Nokia-Checkpoint,

Tren Micro, FoundStone…) và cấp chứng chỉ CNTT của chính hãng đó. Đây là con đường ngắn nhất để người lao động kiếm được việc làm ở các công ty, bởi lẽ các chứng chỉ này đa phần được cơng nhận trên tồn thế giới. Đội ngũ giảng viên giảng dạy các chứng chỉ quốc tế về CNTT đa phần đều là các kỹ sư, trưởng nhóm CNTT tại một số tổ chức, DN chuyên về CNTT nên có thể yên tâm về kiến thức thực tế và kinh nghiệm làm việc. Hầu hết các hãng đề có quy định tiêu chuẩn giảng viên, đa phần các giảng viên đều phải qua các khóa đào tạo, thi và được hãng cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn. Ngồi ra, cịn một số lượng lớn các cơ sở liên kết với các trường đại học nước ngoài được các trường đại học ở các thành phố lớn triển khai. Đó là chưa nói đến các trung tâm tin học đào tạo các khoá ngắn hạn, đào tạo theo chuyên ngành, đào tạo từ xa và đào tạo trong doanh nghiệp lớn ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng...Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, số lượng trung tâm đào tạo hiện đã phần nào đáp ứng đủ về nhu cầu đào tạo ngắn hạn. Đây cũng là một tín hiệu thuận lợi để cải thiện chất lượng nhân lực CNTT.

Hình 3. 6. Tăng trưởng nhân lực CNTT trong ngành CNCNTT3

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Bộ TTTT)

Nhân lực CNTT làm việc trong ngành CNCNTT đang hướng tới cột mốc 1 triệu lao động (xem hình 3.6). Tuy nhiên, sinh viên CNTT sau khi tốt nghiệp chưa thể gia nhập ngay thị trường lao động trong môi trường công nghiệp và thị trường quốc tế. Doanh nghiệp sử dụng lao động thường phải mất thời gian và kinh phí đào tạo lại bởi một số hạn chế cơ bản của sinh viên sau khi ra trưởng như trình độ ngoại ngữ còn yếu (cụ thể là tiếng Anh), thiếu khả năng làm việc độc lập cũng như theo nhóm, v.v... Đa số các sinh viên muốn được tuyển dụng, làm việc tại các công ty lớn hoặc chuyên về CNTT đều phải học thêm các chứng chỉ quốc tế, chủ yếu là về lập trình hoặc quản trị mạng. Theo một doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực CNTT ở Việt Nam, chỉ khoảng 1/10 ứng viên đáp ứng được yêu cầu.

Có một nghịch lý hiện nay là mặc dù chỉ tiêu tuyển sinh ngành CNTT tăng hàng năm nhưng nhân lực ngành này đến nay vẫn thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng. Nói một cách khác, trong khi hầu hết ngành kinh tế, các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang thiếu hụt trầm trọng lao động CNTT, mỗi năm vẫn có hàng nghìn sinh viên CNTT tốt nghiệp khơng thể tìm được việc làm. Từ năm 2007 đến nay, hàng loạt cơng ty, tập đồn kinh tế lớn của nước ngoài đầu tư mới vào Việt Nam với nhu cầu nhân sự rất lớn. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức to lớn trong việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển của ngành CNTT và nền kinh tế. Sự thiếu hụt các chuyên gia đầu ngành, các giảng viên có trình độ cao, có đẳng cấp quốc tế về lĩnh vực CNTT cũng đang là một vấn đề nan giải.

Bảng 3. 5. Số lao động công nghiệp CNTT

Đơn vị tính: Người

Năm Số lao động phần cứng Số lao động phần mềm

2009 121.300 64.000 2010 127.548 71.814 2011 167.660 78.894 2012 208.680 80.820 2013 284.508 88.820 2014 N/A N/A 2015 533.003 81.373 2016 568.288 97.387 2017 678.917 112.004

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông)

Mặc dù đã có sự gia tăng về số lượng, nhưng năng suất lao động của nhân lực CNTT Việt Nam cịn khá thấp. Năng suất lao động bình qn trong mảng gia cơng xuất khẩu phần mềm mới chỉ đạt bình quân khoảng 13.000USD/người/năm. Tại một số doanh nghiệp phần mềm lớn, có nhiều dự án gia công cho nước ngoài, năng suất cũng chỉ đạt 17.000-20.000 USD/người/năm. So sánh với một số nước trong khu vực, mức năng suất bình quân của nhân lực CNTT Việt Nam chỉ bằng khoảng 45% so với Ấn Độ, và 65% so với Trung Quốc. Điều đó có thể khiến ngành này đang dần mất đi sức hấp dẫn với người làm và người học trong giai đoạn tới đây.

Bảng 3. 6. Thu nhập bình quân lao động CNTT

Đơn vị tính: USD/người/năm

Năm Thu nhập bình quân 01 lao động phần cứng Thu nhập bình quân 01 lao động phần mềm 2009 1.809 4.093 2010 2.201 5.123 2011 2.279 5.034 2012 2.281 5.009 2013 2.301 5.025 2014 N/A N/A 2015 2.859 6.215 2016 3.866 6.849 2017 4.452 7.570

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông )

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)