Tổ chức bộ máy QLNN về CNCNTT hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 117 - 166)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Bộ máy tổ chức QLNN về CNCNTT như trên (xem hình 3.7) đã phân cấp rõ chức năng, nhiệm vụ ở cấp Trung ương, cấp địa phương và các cơ

quan, đơn vị, hiệp hội liên quan. Tuy nhiên, bộ máy tổ chức và nhân lực QLNN về CNCNTT hiện nay đã bộc lộ một số hạn chế như:

- Chưa có đơn vị chuyên trách QLNN về CNCNTT. Ở trung ương, Vụ CNTT (Bộ TTTT) bên cạnh mảng về CNCNTT còn thực hiện các mảng khác như nhân lực CNTT, chỉ số sẵn sàng CNTT, báo cáo tổng hợp về CNTT, thuê dịch vụ CNTT. Ở địa phương, phòng CNTT chủ yếu tập trung vào mảng ứng dụng CNTT và an tồn thơng tin, mảng CNCNTT thường kiêm nhiệm và chỉ thực sự phát huy ở một số địa phương có điều kiện thu hút đầu tư. Ngun nhân chính là do đặc thù của CNCNTT là ngành công nghiệp công nghệ cao, cần sự đầu tư lớn chỉ phù hợp với một số nơi có điều kiện, có lợi thế cạnh tranh cao.

- Ở trung ương, đơn vị tham mưu QLNN về CNCNTT tổ chức theo mơ hình cấp vụ hạn chế sự chủ động (đặc biệt là về tài chính), hạn chế sự huy động các nguồn lực về tài chính và nhân sự, hạn chế trong việc tổ chức thực thi chương trình, kế hoạch, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, thanh tra kiểm tra.

- Mối quan hệ, tác động qua lại giữa cơ quan QLNN về CNCNTT với các cơ quan liên quan đồng cấp, đặc biệt với các hiệp hội và doanh nghiệp còn thiếu gắn bó, chưa tạo sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp.

- Đội ngũ cán bộ, chuyên viên chuyên trách QLNN về CNCNTT mỏng, thiếu thực tiễn. Nếu như trước đây đội ngũ này thường là lãnh đạo, cán bộ lâu năm của các doanh nghiệp trong ngành chuyển cơng tác về thì nay phần lớn chỉ là cán bộ trẻ của doanh nghiệp, còn thiếu kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm quản lý, thậm chí là sinh viên mới ra trường. Toàn bộ việc QLNN như xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch, văn bản pháp luật tập trung vào khoảng 10 chuyên viên Vụ CNTT (Bộ TTTT), còn ở phòng CNTT các địa phương cũng chỉ 1-2 chuyên viên. Nguyên nhân vẫn là sức thu hút chuyên gia giỏi từ công việc này thấp, mức thu nhập còn hạn chế, môi trường làm

việc thiếu năng động trong khi sức hút từ khu vực tư nhân hấp dẫn hơn, đãi ngộ tốt hơn.

- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động CNTT (gồm cả CNCNTT) trong các cơ quan nhà nước thiếu và yếu [13, tr.17-18]. Một số lý do chủ yếu gồm: (i) Sự phát triển quá nhanh của CNTT, kể cả phần cứng, phần mềm và giải pháp cơng nghệ, địi hỏi cán bộ chun môn phải thường xuyên cập nhật kiến thức, công nghệ mới, giải pháp mới; (ii) Khối lượng công việc lớn, yêu cầu cao, nhiều nơi một kỹ sư CNTT phải kiêm nhiệm mọi vị trí việc làm từ quản trị mạng, quản trị CSDL đến vận hành, bảo dưỡng, đảm bảo an tồn thơng tin; (iii) Trong kỷ ngun của khoa học kỹ thuật hiện nay, lực lượng lao động trong lĩnh vực CNTT đang và luôn là lực lượng chủ công, lao động đặc thù mà bất cứ một ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội nào cũng cần sử dụng. Do đó xuất hiện xu hướng chuyển dịch lao động từ khu vực công sang khu vực tư, nơi có mơi trường làm việc năng động, điều kiện làm việc hiện đại, thu nhập cao hơn. Sức hút này không chỉ đến từ trong nước mà cả nước ngồi vì đặc thù của CNTT là không biên giới, có thể làm việc trên môi trường mạng Internet tồn cầu, làm việc trong các văn phịng “ảo”; (iv) Chưa có chính sách thu hút, đãi ngộ thỏa đáng nhằm thu hút nhân lực CNTT làm việc trong CQNN. Bên cạnh đó, cán bộ CNTT phải làm việc trong mơi trường làm việc độc hại (phải tiếp xúc nhiều với màn hình, mơi trường làm việc kín của điều hòa, chịu bức xạ lớn từ hệ thống máy móc thiết bị như máy chủ, switch, router, wifi), đặc biệt không phù hợp đối với phụ nữ nếu tiếp xúc với môi trường này thường xuyên.

Khảo sát cho thấy, ở khối các tỉnh, thành phố trung bình 100 cơng chức viên chức mới có 01 cán bộ chun trách CNTT, cịn ở khối các Bộ, cơ quan ngang bộ tỷ lệ này là khoảng 4% (xem hình 3.8). Tuy nhiên sự phân bố cũng không đồng đều, theo báo cáo Ứng dụng CNTT năm 2012 của Bộ TTTT, chỉ

CNTT còn ở các địa phương là 82,45% (gồm cả các cán bộ do Trung ương quản lý đặt tại địa phương).

Hình 3. 8. Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT trong cơ quan nhà nước

(bộ, cơ quan ngang bộ và tỉnh thành phố)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các Báo cáo ICT Index Việt Nam)

Mặc dù khoảng trên 80% cán bộ chun trách CNTT có trình độ đại học nhưng do việc đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ chưa phù hợp nên chất lượng thực thi cơng vụ ở một số nơi cịn hạn chế. Mức chi hàng năm cho đào tạo, bồi dưỡng CNTT mặc dù đã tăng hàng năm trong các cơ quan nhà nước nhưng vẫn ở mức thấp, ở các địa phương chỉ có khoảng 150.000 đồng/năm còn ở các bộ, ngành khoảng 850.000 đồng/năm (xem Bảng 3.8 và Bảng 3.9).

Bảng 3. 8. Nhân lực CNTT ở các Bộ, ngành9Năm Năm Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT trình độ từ CĐ trở lên10 Mức chi 1 năm cho đào tạo CNTT/CCVC (VND) 2009 3,3% 88,49% 237.743 2010 3,7% 79,1% 1.020.178 2011 3,7% 90,4% 354.512 2012 3,6% 95,9% 281.354 2013 3,8% 96,3% 673.298 2014 3,6% 97,7% 1.875.955 2015 4,0% 98,1% 535.037 2016 4,6% 69,8% 483.313 2017 4,4% 87,4% 853.144 2018 5,5% 89,6% 4.148.717

Bảng 3. 9. Nhân lực CNTT trong CQNN ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Năm Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT trình độ từ ĐH trở lên Mức chi 1 năm cho đào tạo CNTT/CCVC (VND) 2009 0,7% N/A 113.397 2010 0,6% N/A 145.767 2011 0,8% N/A 133.838 2012 0,8% N/A 131.067 2013 1,0% N/A 146.131 2014 1,1% N/A 134.905 2015 1,0% N/A 148.801 2016 1,0% 75,7% 130.389 2017 1,1% 80,9% 148.202 2018 1,3% 81,7% 212.310

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các Báo cáo ICT Index Việt Nam)

Từ năm 2000 (cách đây hơn 15 năm) Chính phủ đã có quy định ưu đãi cho cán bộ CNTT, cụ thể là cán bộ trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp phần mềm được hưởng ưu đãi thuế thu nhập cá nhân [13, tr.20]. Đến năm 2007, Điều 23 Nghị định 64/2007/NĐ-CP cũng đã quy định chung về ưu đãi cho nhân lực CNTT trong CQNN nhưng thực tế kết quả triển khai còn nhiều hạn chế hoặc chỉ dừng ở mức độ khuyến nghị (như khuyến khích các CQNN ban hành quy định ưu đãi về thu nhập cho nhân lực CNTT trong cơ quan mình). Đến nay, chưa có nhiều CQNN hiện thực hố việc ban hành chính sách đãi ngộ cho cán bộ CNTT. Qua rà soát cho thấy, hầu hết các Bộ, cơ quan

ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chưa xây dựng văn bản, chính sách quy định chế độ ưu đãi cho nhân lực CNTT. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì chỉ có khoảng 20% tỉnh, thành phố đã ban hành chính sách ưu đãi. Có nhiều ngun nhân chưa ban hành chính sách như chưa có văn bản hướng dẫn từ Trung ương, chưa thuyết phục được các cơ quan có thẩm quyền về đặc thù cơng việc của công chức, viên chức làm CNTT hoặc đã có chính sách ưu đãi cho cán bộ khoa học công nghệ chung bao gồm cả CNTT.

Bên cạnh các chính sách chung như ưu tiên cử đi đào tạo bồi dưỡng, ưu tiên tham gia thực hiện nhiệm vụ của đơn vị để cải thiện thu nhập, mơ hình phổ biến hiện nay ở các địa phương là Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành nghị quyết, quyết định về ưu đãi nhân lực CNTT trong khối CQNN địa phương, trong đó quy định: (1) Đối tượng thụ hưởng là công chức, viên chức làm CNTT ở các Sở, ban, ngành, có thể gồm cả cán bộ làm CNTT trong cơ quan Đảng, cơng an, qn sự, tổ chức chính trị xã hội; (2) Mức hỗ trợ tùy theo từng vị trí cơng việc, trình độ chun mơn, tính theo hệ số phụ cấp (1 hoặc 1,5 hoặc 2 lần mức lương cơ bản) hoặc một khoản tiền cố định hàng tháng (từ 500.000 đến 3.000.000 đồng/ người/ tháng). Tiền hỗ trợ nà y khơng tính để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; (3) Quy trình phổ biến là các cơ quan, đơn vị gửi hồ sơ về Sở TTTT (hoặc Sở KHCN) thẩm định, thống nhất với Sở Nội vụ, Ban Tổ chức tỉnh ủy thông qua danh sách cán bộ đủ tiêu chuẩn; (4) Nguồn kinh phí thường lấy từ nguồn kinh phí tự chủ hàng năm của các đơn vị.

Như vậy, chưa có chính sách ưu đãi quy định chung cho nhân lực CNCNTT trong CQNN ở quy mô cả nước mà phụ thuộc vào sự linh hoạt của một số Bộ, ngành, địa phương và tùy từng giai đoạn nhất định. Mức hỗ trợ cịn khá khiêm tốn và khơng đồng nhất giữa các nơi. Bên cạnh một số các Bộ,

ngành, địa phương ban hành chính sách đãi ngộ nhân lực CNCNTT làm việc trong CQNN, cịn lại đa số vẫn chưa có chính sách này.

3.2.6. Kết quả chung đạt được

- Chủ trương, chính sách phát triển CNCNTT đã được Chính phủ quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết khẳng định vai trò quan trọng của CNCNTT, đề ra mục tiêu, giải pháp tạo thuận lợi cho phát triển CNCNTT thời gian tới. Đặc biệt, các chính sách về khuyến khích đầu tư, ưu đãi và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó cơng nghiệp phần mềm được đặc biệt ưu đãi đầu tư, được hưởng ưu đãi cao nhất về thuế (miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho người lao động trong doanh nghiệp phần mềm, không đánh thuế xuất/nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm phần mềm), doanh nghiệp Việt Nam tham gia sản xuất và cung cấp dịch vụ phần mềm được hỗ trợ đầu tư từ quỹ hỗ trợ phát triển của nhà nước cũng như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được miễn giảm chi phí sử dụng và thuê đất, thuế sử dụng đất. Chính sách khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ CNTT trong nước đã có những kết quả nhất định.

- Chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển CNCNTT đã được xây dựng và ban hành, triển khai đạt được một số kết quả quan trọng. Nhiều địa phương đã xây dựng chương trình, kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT-TT của mình trên cơ sở các đề án, chương trình quốc gia phù hợp với địa phương mình, trong đó nguồn vốn triển khai kết hợp kinh phí ngân sách địa phương và hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

- Hệ thống văn bản pháp luật từng bước được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thuận lợi cho phát triển CNCNTT. Đặc biệt, văn bản quy phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ được hồn thiện với việc ra đời Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn liên quan. Có thể nói, mơi trường pháp lý cơ bản đầy đủ, đang dần từng bước được hoàn thiện, cập nhật tạo hành lang thuận lợi hơn cho phát triển CNCNTT. Bộ máy QLNN về

CNCNTT đã được triển khai từ trung ương đến địa phương với phân cấp chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, minh bạch.

3.2.7. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân cơ bản

- Chủ trương, chính sách của Chính phủ cịn chậm được luật hóa để thực hiện, một số chủ trương còn chung chung định tính, khó thực hiện.

- Chiến lược, quy hoạch riêng cho CNCNTT chưa được ban hành, hiện đang được lồng ghép chung với CNTT-Truyền thông, nhiều nội dung định tính khó thực thi, việc ban hành còn chiến lược, quy hoạch cịn hình thức. Hơn nữa, các chiến lược, quy hoạch này được ban hành trên 10 năm đến nay khơng cịn phù hợp. Chương trình, kế hoạch phát triển CNCNTT đã được ban hành, cập nhật và triển khai đạt kết quả bước đầu, giai đoạn từ 2015 hầu như không được triển khai.

- Hệ thống văn bản pháp luật về CNCNTT còn thiếu, hoặc chậm ban hành, khơng theo kịp tình hình thực tế (đặc biệt là các văn bản riêng cho phát triển CNCNTT và văn bản quy phạm pháp luật phát triển nhân lực CNCNTT). Hệ thống văn bản pháp luật về CNCNTT cần được hoàn thiện, với các quy định về đầu tư mua sắm hiện hành, các dự án CNTT thường thiên về mua sắm các sản phẩm phần cứng do đặc điểm dễ giải ngân và có các định mức khá rõ ràng. Các dự án CNTT thường ít đầu tư cho các sản phẩm PM do thiếu các định mức và quy chế đầu tư mua sắm. Các sản phẩm PM thường mang tính “vơ hình” nên rất khó định giá nên các cơ quan quản lý tài chính thường có tâm lý “ngại”. Ngồi ra, việc thiếu các quy định quản lý hoạt động xuất nhập khẩu phần mềm (đặc biệt là trên mơi trường mạng) hay chính sách miễn thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm phần mềm hiện nay đã làm hạn chế sự phát triển của ngành phần mềm Việt Nam thời gian qua.

Chất lượng văn bản đơi khi cịn thiếu thực tế, khó triển khai; nội dung văn bản cịn khó hiểu, khơng rõ ràng dẫn đến khó thực thi; văn bản chậm

thị trường; nhiều văn bản còn trùng dẫm, mâu thuẫn; việc lấy ý kiến trong xây dựng văn bản nhiều khi chưa thực chất, hình thức; cơng tác phổ biến, lưu trữ, tra cứu văn bản pháp luật còn chưa thuận tiện, nhất là việc phổ biến pháp luật cho các nhà đầu tư ngoài nước.

- Bộ máy QLNN chưa có đơn vị chuyên trách CNCNTT, mảng CNCNTT chưa được quan tâm đúng mức, thường kiêm nhiệm và lồng ghép với các mảng khác.

- Nguyên nhân chủ yếu là do: (i) Sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học cơng nghệ (như cơng nghệ điện tốn đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo) dẫn đến thay đổi về tư duy và phương thức quản lý; (ii) Thiếu nguồn lực đầu tư hoặc đầu tư khá hạn chế, dẫn đến kết quả và hiệu quả đạt được không cao, chưa thực sự tận dụng được lợi thế về nhân lực trẻ, năng động của Việt Nam; (iii) Chất lượng chính sách, chiến lược, quy hoạch, văn bản pháp luật chưa cao; (iv) Tổ chức bộ máy QLNN mỏng và chất lượng nhân lực quản lý cịn hạn chế, thiếu gắn bó giữa QLNN với doanh nghiệp, hiệp hội.

Tiểu kết chương 3

Với những cơ sở khoa học ở Chương 2 và đi sâu nghiên cứu thực tiễn, trong Chương 3 luận án đã phân tích, luận giải và làm rõ thực trạng QLNN về CNCNTT Việt Nam với những vấn đề cụ thể sau:

Thứ nhất, tổng hợp đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất CNCNTT từ 4 mặt cốt lõi gồm doanh nghiệp, sản phẩm, thị trường và nhân lực, cho thấy một bức tranh tổng thể của ngành CNCNTT nước ta. Kết quả đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất CNCNTT là cơ sở để nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN về CNCNTT.

Thứ hai, tác động lên hoạt động sản xuất CNCNTT gồm nhiều yếu tố khác nhau, Chương 3 đã đi sâu tổng hợp, phân tích thực trạng QLNN về CNCNTT từ 4 góc độ QLNN gồm chủ trương - chính sách, chiến lược - quy hoạch – đề án - chương trình – kế hoạch, văn bản pháp luật và tổ chức bộ máy QLNN.

Thứ ba, Chương 3 đồng thời đi sâu phân tích kết quả, hạn chế và nguyên nhân cơ bản mà hoạt động QLNN đã đạt được, đã gặp phải trong thời gian qua. Kết quả nghiên cứu ở Chương 3 kết hợp với kết quả nghiên cứu xu hướng và kinh nghiệm ở Chương 2 sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về CNCNTT ở Chương 4.

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HỒN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CƠNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

4.1. Quan điểm, phương hướng hồn thiện quản lý nhà nước về cơng nghiệp công nghệ thơng tin

4.1.1. Quan điểm hồn thiện quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin nghệ thơng tin

(i) Hồn thiện QLNN về CNCNTT phải dựa trên đường lối của Đảng, Nhà nước: Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển CNCNTT là cơ sở quan trọng cho việc hồn thiện cơng tác QLNN về CNCNTT. Theo đó, CNCNTT có vai trị quan trọng, là một yếu tố bảo đảm thực hiện thành

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại việt nam (Trang 117 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)