1.3.3 .Những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu
2.3. Xu hướng phát triển của hoạt động quản lý nhà nước về công nghiệp
nghiệp công nghệ thông tin
2.3.1. Xu hướng phát triển hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin thông tin
Do các tiến bộ vượt bậc về công nghệ hiện nay, sự phân chia ngành CNTT thành các lĩnh vực khác nhau gồm phần cứng, phần mềm, dịch vụ CNTT như trước đây đang dần trở nên mờ nhạt và có xu hướng hội tụ về cùng một nền tảng. Cùng với sự phát triển của các cơng nghệ phần cứng cấu hình mạnh hỗ trợ đa nền tảng, công nghệ phần mềm cũng đã đạt tới khả năng giải quyết được những vấn đề phức tạp của phần cứng, mở ra nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực ảo hóa. Chính vì vậy, khi nói về hoạt động CNCNTT, nhiều người thường đơn thuần nghĩ đến mặt công nghệ mà bỏ qua những vấn đề về hành vi con người hoặc nơi làm việc. Ở phần này, luận án tập trung phân tích xu hướng của hoạt động sản xuất sản phẩm CNTT trên cơ sở sự phát triển của công nghệ, bao gồm [9, tr34-35]:
Khơng cịn như mơ hình truyền thống người lao động chỉ làm một công việc với một ơng chủ mà có thể làm cùng một lúc ở nhiều công ty khác nhau. Với sự hỗ trợ của cơng nghệ, một doanh nghiệp có thể th lao động làm việc toàn thời gian ở khắp nơi trên thế giới mà không chỉ giới hạn trong nước. Bằng các phương tiện như Skype, Slack người ta vẫn có thể làm việc giống như trong văn phịng thơng thường. Chỉ cần thiết gặp mặt một số lần trong năm để chia sẻ, tăng cường mối quan hệ đồng nghiệp.
2.3.1.2. Hợp tác trở thành trung tâm của văn hóa CNTT
Thời một lập trình viên tự làm tất cả đã lùi xa, phần lớn các chuyên gia nghĩ đến tăng cường sức mạnh trong hợp tác. Làm việc nhóm được chú trọng, các cuộc hội thảo (trực tuyến) chia sẻ ý tưởng tăng nhanh. Hợp tác sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn trong các phòng ban của doanh nghiệp, các nhân viên chủ yếu bàn cơng việc với nhóm chun gia trong các phịng riêng biệt. Người lao động gắn với không gian làm việc tập thể, hình ảnh mỗi bàn làm việc một người như trước đây sẽ sớm biến mất.
2.3.1.3. Sự trải nghiệm của người sử dụng ngày càng quan trọng
Trước sự tiến bộ của công nghệ, nhiều khách hàng cảm thấy bị tụt hậu. Điều này cản trở chính bản thân họ khi sử dụng những sản phẩm mới vì ý niệm rằng nó q phức tạp với mình. Nhà sản xuất cần phải rà soát các thiết kế ứng dụng khắt khe hơn theo xu hướng đơn giản hóa, dễ sử dụng. Với nhịp sống nhanh hiện nay, khách hàng khơng cịn thời gian để học cách sử dụng sản phẩm. Xu hướng tới đây là “pick up and play”, do đó giao diện người dùng phải được tối ưu nhất có thể, bất cứ chi tiết nào khơng cần thiết dù nhỏ nhất cũng cần phải loại bỏ.
2.3.1.4. Xu hướng phổ biến cáp quang
Vấn đề chính của cáp xoắn là dễ bị ảnh hưởng bởi sóng điện từ phát ra từ các thiết bị khác, nghĩa là vẫn có một phần thơng tin khơng được truyền đi trọn vẹn, điều này là không thể chấp nhận được trong thời gian tới. Để giải
quyết vấn đề này, nhà sản xuất sản phẩm CNTT hướng đến sử dụng cáp quang, dữ liệu được truyền nhờ các xung ánh sáng thay vì tín hiệu điện. Do đó tốc độ và băng thông truyền dẫn tăng cao, trước đây cáp xoắn không thể làm được.
2.3.1.5.Xu hướng không dây, di động
Trong thế kỉ 21, nhờ có các cơng nghệ truy cập Internet khơng dây phát triển với băng thông rộng, độ ổn định cao thì việc truy cập qua dây dẫn ngày một trở nên lạc hậu. Cả nhà sản xuất và khách hàng ngày càng có xu hướng sản xuất, sử dụng sản phẩm có thể hoạt động khơng dây, bao gồm cả thiết bị sạc không dây.
2.3.1.6.Xu hướng ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain)
Đây là một cơ sở dữ liệu cơng cộng cho phép gửi dữ liệu an tồn và hiệu quả. Thông tin lưu trữ gắn với một chữ kí được mã hóa kết nối với người gửi kèm theo ngày giờ thực hiện. Công nghệ này đang ứng dụng ngày càng nhiều trong ngành công nghiệp y tế và ngân hàng.
2.3.1.7. Xu hướng in 3D để sản xuất sản phẩm CNTT
In 3D sẽ làm thay đổi các ngành công nghiệp chế tạo nói chung, từ một thiết kế số 3D, máy in sẽ tái tạo thành sản phẩm mẫu thật sự. Việc chỉnh sửa thiết kế theo yêu cầu sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Ứng dụng công nghệ in 3D làm cho nhà sản xuất và người sử dụng trở nên gần gũi hơn nhiều, điều này chưa từng có trong lịch sử. Sản xuất sẽ tập trung vào thiết kế hướng khách hàng và cùng tạo ra các sản phẩm đơn nhất. Với tốc độ đang dần cải thiện, giá cả ngày càng giảm, in 3D sẽ trở thành công cụ hữu hiệu cho bất cứ doanh nghiệp nào sản xuất và cung cấp sản phẩm CNTT.
2.3.1.8. An tồn thơng tin mạng sẽ là mối quan tâm lớn
Các doanh nghiệp CNTT sẽ chịu áp lực về áp dụng các phương thức an tồn thơng tin tối đa khi phát triển các công nghệ tiên tiến. Hệ thống CNTT
trước tin tặc một bước. Các chuẩn an tồn thơng tin mạng sẽ được tăng cường xây dựng và áp dụng hàng năm, cả từ phía khách hàng và phía nhà sản xuất.
2.3.1.9. Xu hướng tự động hóa bằng robot
Trong tương lai công nghệ robot sẽ phát triển và dần thay thế con người trong các hoạt động sản xuất sản phẩm phần cứng, phần mềm thông qua việc mô phỏng suy nghĩ của bộ não con người. Kể cả trong lĩnh vực lập trình phần mềm, sẽ xuất hiện các lập trình viên robot và thay đổi tồn diện mơ hình gia cơng phần mềm truyền thống hiện nay.
2.3.2. Xu hướng hoạt động quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin nghệ thông tin
Mơ hình quản lý cơng truyền thống ngày càng bộc lộ những hạn chế khơng cịn phù hợp như bộ máy Nhà nước có xu thế ngày càng trở lên quá lớn, chất lượng dịch vụ công thấp, kém đa dạng, giá cả cao, hoạt động mang nặng tính quan liêu, hành chính. Trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, xu thế tồn cầu hóa và xu thế phát triển của các học thuyết về quản lý cơng hiện nay thì mơ hình Quản lý cơng mới (QLCM) đang được nhiều quốc gia quan tâm, triển khai áp dụng. Đặc điểm chính của QLCM là tăng tính thị trường, chuyển giao quyền lực, quản lý chuyên nghiệp và sử dụng hợp đồng trong cung cấp dịch vụ cơng. So với mơ hình quản lý cơng truyền thống, QLCM khiến Chính phủ trở nên nhỏ gọn hơn, phân cấp nhiều hơn và ít sự can thiệp hơn khiến khu vực công làm việc hiệu quả hơn; các cơ quan cung cấp dịch vụ công được tin tưởng hơn và có trách nhiệm đối với công dân hơn. QLCM cũng tạo ra nhiều lựa chọn hơn do có sự cạnh tranh hơn giữa các nhà cung cấp tư và công trong việc cung ứng các dịch vụ công. QLNN đối với một ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao, tính hội nhập lớn, ngành CNCNTT do đó có nhiều thuận lợi đồng thời cũng chịu áp lực phải chuyển mình theo phương thức QLNN tiên tiến này. Cùng với xu thế phát triển của công nghệ
trong hoạt động CNCNTT thì QLNN về CNCNTT thời gian tới phát triển theo một số xu hướng sau:
(i) “Năng động” hơn, cộng tác chặt chẽ hơn với doanh nghiệp CNTT và cộng đồng (thông qua công nghệ, mạng xã hội) để có thể đồng thời duy trì lợi ích của cộng đồng, doanh nghiệp và tiếp tục thúc đẩy phát triển công nghệ; “Thông minh” hơn để xác định rõ giới hạn, dự báo được tương lai (thông qua công nghệ như data mining, big data).
(ii) Minh bạch hơn, doanh nghiệp CNTT và cộng đồng sẽ tham gia nhiều hơn và có trách nhiệm hơn vào hoạch định chính sách, vào QLNN thông qua sự hỗ trợ của công nghệ, mạng Internet.
(iii) Phân cấp, giao trách nhiệm nhiều hơn cho chính quyền địa phương, tạo sự chủ động trong huy động nguồn lực và phát triển sản xuất sản phẩm CNTT; QLNN về CNCNTT ở Trung ương tập trung vào hoạch định chính sách, quy hoạch, chiến lược, kế hoạch và truyền thông.
(iv) Tập trung nhiều hơn vào tạo hành lang pháp lý, hướng dẫn đầu tư, ban hành hệ thống chuẩn, kiểm thử chất lượng, thẩm định tính hợp chuẩn của sản phẩm; không trực tiếp triển khai các dự án CNCNTT thay cho các nhà đầu tư.
(v) QLNN chuyển từ hành chính sang phục vụ, có sự tham gia của khu vực tư nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực CNCNTT (như tư vấn pháp luật, tư vấn đầu tư sản xuất sản phẩm CNTT)
(vi) Hỗ trợ nhiều hơn các doanh nghiệp CNTT trong nước (doanh nghiệp khởi nghiệp và hình thành doanh nghiệp lớn) thông qua hỗ trợ phát triển thị trường, thu hút và ưu đãi đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
2.4.Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với công nghiệp công nghệ thông tin và bài học rút ra cho Việt Nam