Tình hình chính trị trên thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty tnhh thương mại dịch vụ hàng hóa phim chính (Trang 43 - 44)

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG

1.3.1.1. Tình hình chính trị trên thế giới và trong nước

Sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia đó phát triển mà cịn là một trong những yếu tố để các quốc gia khác và thương nhân người nước ngoài giao dịch và hợp tác với quốc gia đó.

Những biến động trong mơi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên quan trong hoạt động giao nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng khơng. Chẳng hạn như ở một quốc gia có xảy ra xung đột vũ trang thì sẽ khơng thể tiến hành nhận và giao hàng cho hãng hàng tàu (nếu đó là nước gửi hàng) hoặc giao và nhận hàng đến tay người nhận hàng (nếu đó là nước nhận hàng) hoặc máy bay phải thay đổi lộ trình (nếu đó là nước đi qua). Những biến động về chính trị, xã hội sẽ là cơ sở để xây dựng những trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận cũng như người chuyên chở.

1.3.1.2. Môi trường luật pháp

Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng biển liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Nên môi trường luật pháp ở đây cần được hiểu là môi trường luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hố được gửi đi mà cịn của quốc gia hàng hoá đi qua, quốc gia hàng hoá được gửi đến và luật pháp quốc tế. Bất kỳ một sự thay đổi nào ở một trong những mơi trường luật pháp nói trên như sự ban hành, phê duyệt một thông tư hay nghị định của Chính phủ ở một trong những quốc gia kể trên; hay sự phê chuẩn, thông qua một Công ước quốc tế cũng sẽ có tác dụng hạn chế hay thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu. Các bộ luật của các quốc gia cũng như các Công ước quốc tế không chỉ quy định về khái niệm, phạm vi hoạt động mà quan trọng hơn nó quy định rất rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của những người tham gia vào lĩnh vực giao nhận. Vì vậy, việc hiểu biết về những nguồn luật khác nhau, đặc biệt là của những quốc gia khác sẽ giúp người giao nhận tiến hành công việc một cách hiệu quả nhất.

SV: TRẦN THỊ ĐOAN TRINH 30

1.3.1.3. Cơ chế quản lý của Nhà Nước

Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động giao nhận vận tải vì Nhà Nước có những chính sách thơng thống, mở rộng sẽ thúc đẩy sự phát triển của giao nhận vận tải, ngược lại sẽ kìm hãm nó.

Khi nói đến Cơ chế quản lý Nhà Nước, chúng ta không chỉ đề cập đến những chính sách riêng về vận tải biển hay giao nhận, cơ chế ở đây là các chính sách có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nói chung. Ví dụ như Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó tạo ra nguồn hàng cho hoạt động giao nhận như: áp thuế suất 0 % cho hàng xuất khẩu, đổi mới và bổ sung Luật Hải Quan, luật Thuế xuất nhập khẩu, luật Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Tuy nhiên, bên cạnh các tác dụng tích cực, các chính sách Nhà Nước đơi khi cũng mang lại cá tác dụng khơng tích cực. Ví dụ như việc Nhà Nước có các chính sách hạn chế nhập khẩu nên đánh thuế hàng nhập khẩu cao, khiến lượng hàng nhập khẩu giảm, dẫn đến hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu cũng giảm đi đáng kể.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty tnhh thương mại dịch vụ hàng hóa phim chính (Trang 43 - 44)