3.3.7.1. Cơ sở đề ra giải pháp
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Theo kinh nghiệm phát triển thì nguồn vốn có vai trị quyết định chi phối mọi hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
Trong lịch sử phát triển và trên phương diện lý luận chung, bất kỳ việc kinh doanh nào cũng cần phải sử dụng lực lượng nội bộ là chính. Sự chi viện bổ sung từ bên ngoài chỉ là tạm thời, chỉ bằng cách sử dụng nguồn vốn đầu tư của cơng ty có hiệu
SV: TRẦN THỊ ĐOAN TRINH 89
quả mới nâng cao được vai trị của nó và thực hiện được các mục tiêu quan trọng đề ra của công ty.
3.3.7.2. Mục tiêu đề ra giải pháp
- Giải quyết tốt các vấn đề về ngoại tệ thanh toán cho các doanh nghiệp. - Giúp cơng ty có thể quay vịng và sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
3.3.7.3. Nội dung giải pháp
Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả:
Các doanh nghiệp cần có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn, thực hiện nghiệp vụ quản lý thu chi tiền tệ bảo đảm thúc đẩy các hoạt động kinh doanh.
Cơng tác kế tốn phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ tổng hợp các kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch, ghi chép phản ánh chính xác kịp thời và có hệ thống diễn biến của các nguồn vốn cung cấp, vốn vay, giải quyết các loại vốn phục vụ cho việc nhập khẩu của công ty. Đồng thời theo dõi chặt chẽ công nợ của doanh nghiệp, phản ánh và đề xuất các kế hoạch thu chi tiền mặt và các hình thức thanh tốn khác.
Một nguyên tắc xuyên suốt quá trình kinh doanh là tiết kiệm và hiệu quả, được quán triệt tới từng khoản mục nhỏ nhất trong từng nghiệp vụ cụ thể, lựa chọn phương thức thanh tốn có hệ số an tồn cao.
Cơng ty nên khuyến khích việc cắt giảm chi phí bằng các hình thức đa dạng như: khốn thương vụ, nâng cao lợi ích trách nhiệm bằng giá trị % được hưởng trên giá trị hợp đồng.
Công ty cần phải xây dựng các mối quan hệ với hệ thống ngân hàng tốt hơn nữa, tạo lập và duy trì được niềm tin của các ngân hàng đối với mình bằng các hoạt động cụ thể và thiết thực như: trả lãi vay ngân hàng đúng hạn, cung cấp cho ngân hàng các thơng tin lành mạnh về tình hình tài chính của mình. Đồng thời tranh thủ huy động khai thác các nguồn vốn vay dài hạn và trung hạn trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tạo dựng uy tín đối với các khách hàng và các tổ chức tín dụng để dễ dàng huy động các nguồn vốn vay phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận.
SV: TRẦN THỊ ĐOAN TRINH 90
3.4. KIẾN NGHỊ
Trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập nền kinh tế thế giới, mở cửa thị trường, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngồi những cơ hội kinh doanh, các cơng ty và doanh nghiệp trên cả nước nói chung và cơng ty nói riêng cịn phải đối mặt với rất nhiều thách thức khó khăn. Vì vậy, chính phủ và các cơ quan liên quan cần có sự hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp để giúp họ trụ vững và phát triển hoạt động kinh doanh.
Mặc dù pháp luật Việt Nam về lĩnh vực kinh doanh thương mại đã được điều chỉnh và hoàn thiện khác nhiều từ trước và sau khi gia nhập WTO, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập gây cản trở, khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhưhoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu (ví dụ như việc quản lý bộ phận thủ tục Hải quan chưa chặt chẽ, thủ tục hành chính cịn rườm rà...) Vì vậy, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và cơng ty nói riêng có một một trường thuận lợi để tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại cũng như hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa, sau đây là một sổ kiến nghị:
3.4.1. Đối với Nhà nước
Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Thực tế rất nhiều cảng biển ngồi khu vực phía Nam cần nguồn vốn đầu tư, tuy nhiên các nhà đầu tư tư nhân không mặn mà tham gia, nhất là với các dự án cảng biển có quy mơ lớn, đầu tư mới có tính chất khởi động như cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện… Mặc dù, đây là những mục tiêu quan trọng đã được xác định trong quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam.
Tuy nhiên, việc các luật thiếu thống nhất, thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể là những nguyên nhân khiến các dự án đầu tư này thiếu hấp dẫn, gây tâm lý e dè cho các nhà đầu tư trong và ngồi nước.
Vì vậy, trước hết, cần đổi mới mơ hình quản lý cảng biển hiện nay, thành lập cơ quan quản lý cảng biển theo mơ hình chính quyền cảng phù hợp với đặc thù phát triển thực tế.”
SV: TRẦN THỊ ĐOAN TRINH 91
Cải cách thủ tục hành chính
Theo đánh giá của EuroCham1, trong “Những khuyến nghị phát triển kinh tế bền vững” thì quá trình phê duyệt đầu tư tại Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là về thời gian. Hiện các nhà đầu tư nước ngoài phải chờ 5 - 6 tháng mới được nhận giấy phép đầu tư vào Việt Nam, trong khi đó, thời gian cấp giấy phép cho nhà đầu tư tại các nước trong khu vực (Thái Lan, Indonesia, Singapore và Malaysia) chỉ 5 hoặc 6 tuần. Vì vậy, EuroCham kiến nghị, Việt Nam nên chuyển sang mơ hình “một cửa” và các bộ liên quan nên phối hợp với các cơ quan chính phủ khác nếu thấy cần thiết trong việc cấp giấy phép đầu tư này.
Vì vậy, Nhà nước cần tích cực trong việc cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút đàu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp thực hiện hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuát nhập khẩu. Để làm được điều đó, trước tiên, Nhà nước cần phải chú ý đến các vấn đề sau:
- Tránh sự chồng chéo về quyền hạn và trách nhiệm giữa các cửa và các cơ quan hành chính.
- Giảm thiểu những cửa không quan trọng.
- Thực hiện chế độ một cửa một cách minh bạch, nhanh và hiệu quả. Tránh rườm rà gây khó dễ cho doanh nghiệp.
- Triệt để trong công cuộc cải cách tổ chức bộ máy Nhà nước.
- Đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển.
Tăng cường thu hút đầu tư
Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư để phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 ước tính khoảng 360 - 440 nghìn tỷ đồng (18 - 22 tỷ USD); trong đó hạ tầng cơng cộng cảng biển khoảng 70 - 100 nghìn tỷ đồng (3,5 - 5 tỷ USD), kết cấu hạ tầng bến cảng biển khoảng 290 - 340 nghìn tỷ đồng (15 - 17 tỷ USD).
SV: TRẦN THỊ ĐOAN TRINH 92
Trước tình hình đó, giải pháp chung là phải huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển cảng biển, trong đó việc áp dụng hình thức PPP đối với đầu tư cảng biển có quy mơ lớn là khơng thể thiếu.
Với mơ hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh tốn theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo các lợi ích cho người dân.
Áp dụng những hình thức hỗ trợ doanh nghiệp trong nước được cho phép: - Hỗ trợ về vốn, kỹ thuật cho doanh nghiệp.
- Tăng cường mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước và các tổ chức trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tìm kiếm, mở rộng thị trường và hoạt động kinh doanh hiệu quả ở nước ngoài. - Ổn định thị trường tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sử dụng
ngoại tệ một cách hiệu quả và giúp doanh nghiệp thực hiện tốt cơng tác dự báo tỷ giá hối đối.
- Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thuận lợi vay vốn với lãi suất thấp trong dài hạn và với số lượng lớn.
- Cung cấp những thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: thông tin về thị trường, về xu hướng biến động kinh tế thế giới, về các doanh nghiệp đối tác để doanh nghiệp có thể ra các quyết định kinh doanh một cách nhanh chóng và chính xác.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật đầy đủ tiện nghi và hiện đại, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho doanh nghiệp.
3.4.2. Đối với Hải Quan
Đơn giản hóa quy trình làm thủ tục Hải quan
Hiện nay quy định về hồ sơ hải quan bắt buộc phải có 5 loại chứng từ, gồm: tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có) và các chứng từ khác theo quy định của pháp
SV: TRẦN THỊ ĐOAN TRINH 93
luật. Tuy nhiên, thực tế, chỉ trong một số trường hợp cần thiết cơ quan Hải quan mới cần đầy đủ các chứng từ nêu trên.
Do đó, để giảm bớt giấy tờ phải nộp khơng cần thiết cho cá nhân, tổ chức khi làm thủ tục hải quan, tại dự thảo Luật Hải quan đã đưa ra quy định chung thống nhất về hồ sơ hải quan theo hướng chỉ có tờ khai hải quan là chứng từ bắt buộc phải có. Đồng thời, quy định trường hợp cụ thể theo yêu cầu của pháp luật có liên quan (Luật Thương mại, Luật Bảo vệ mơi trường…), hồ sơ hải quan phải có hóa đơn thương mại; chứng từ vận tải; hợp đồng mua bán hàng hóa; giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật...
Cải cách hiện đại hóa Hải quan
- Sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại trong q trình kiểm tra hàng hóa, phát triển và hồn thiện hệ thống Hải quan điện tử theo hướng nhanh gọn và hạn chế khâu tiếp xúc trực tiếp nhân viên làm thủ tục Hải quan để giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu riêng cho từng khâu trong quy trình thủ tụcHải quan để dễ dàng truy cập, kiểm tra và xử lý.
- Không ngừng cập nhật và triển khai các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của Hải quan.
Xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch, vững mạnh
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý vi phạm pháp luật về kiểm tra sau thông quan theo hướng đảm bảo sự độc lập về nghiệp vụ và thẩm quyền xử lý. Nhưng phải đảm bảo tính đồng bộ trong hành động cũng như trong văn bản pháp luật và phải tuân theo chuẩn mực kiểm tra sau thông quan do Nhà nước ban hành.
- Thực hiện luật quản lý thuế và thu ngân sách Nhà nước một cách triệt để và minh bạch, tránh để tồn nợ xấu.
SV: TRẦN THỊ ĐOAN TRINH 94
KẾT CHƯƠNG 3
Để góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cơng ty thì cần có rất nhiều giải pháp.
Tuy nhiên, để giải quyết được ngọn nguồn và phát triển vững mạnh, công ty cần chú trọng nhất là các giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, các giải pháp để thu hút và giữ chân nhân tài cho công ty là một yếu tố hết sức quan trọng.
Vì con người luôn là yếu tố trung tâm quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Con người tác động đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Chính vì vậy, trong bất kỳ chiến lược phát triền của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu con người.
SV: TRẦN THỊ ĐOAN TRINH 95
KẾT LUẬN
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay, mọi công ty, doanh nghiệp và đặc biệt là các công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận – Logistics nói riêng, đều đang đứng trước khó khăn và thách thức của việc làm thế nào để tồn tại và phát triển bền vững trước những đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.
Để có thể vượt qua những khó khăn và thách thức này, các công ty và doanh nghiệp nói chung hay Cơng ty TNHH TM DV HH Phim Chính nói riêng, cần phải không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả trong từng hoạt động và bộ phận của công ty, chú trọng nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa của cơng ty.
Dựa trên tình hình thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa của cơng ty, đề tài đã nêu ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm đóng góp cho cơng tác thực hiện quy trình trên. Tuy nhiên, do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn hẹp nên bài viết khơng thể tránh được những thiếu sót. Do đó, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và đặc biệt là Giảng viên hướng dẫn để bài viết được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PhD Triệu Hồng Cẩm, Vận tải quốc tế, Bảo hiểm vận tải quốc tế, NXB Văn hóa Sài gịn, 2007;
2. PGS. TS Hoàng Văn Châu, Vận tải - Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, TP HCM;
3. ThS Lý Văn Diệu, Nghiệp vụ ngoại thương, Tp.Hồ Chí Minh,2010;
4. PGS.TS Vũ Trí Dũng, GS.TS Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân;
5. Ts.Dương Hữu Hạnh, Vận tải giao nhận quốc tế và Bảo hiểm hàng hải,
NXB Thống kê, 2004;
6. Phạm Mạnh Hiển, Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong ngoại
thương,NXB Lao động - Xã hội;
7. Võ Nhật Thăng (2002), “Trách nhiệm của người giao nhận khi phát hành
vận đơn FBL”, Visaba Times;
8. GS TS Đoàn Thị Hồng Vân, ThS Kim Ngọc Đạt, Quản trị ngoại thương,
NXB Lao Động – Xã Hội;
9. GS TS Đoàn Thị Hồng Vân, ThS Kim Ngọc Đạt, Quản trị xuất nhập khẩu, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh;
10. Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011, 2012 của Công ty TNHH TM DV
HH Phim Chính.
CÁC TRANG WEB THAM KHẢO
http://www.customs.gov.vn : Hải Quan Việt Nam
http://muasamcong.vn: “Để tăng cường thu hút đầu tư cảng biển”, bài đăng ngày
25/02/2013
http://xuatnhapkhauvietnam.com www.vidifi.vn
PHỤ LỤC
1. Mẫu hợp đồng giao nhận 2. Mẫu hợp đồng vận chuyển
3. Chứng từ giao nhận hàng xuất khẩu 4. Chứng từ giao nhận hàng nhập khẩu
CHỨNG TỪ
CHỨNG TỪ