Bơm thấp áp kiểu piston

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống nhiên liệu trên ô tô (Trang 59 - 60)

Bơm thấp áp đẩy nhiên liệu qua bình lọc tinh vào rãnh hút bơm cao áp, giữ áp suất trong đó ở giới hạn 0,08-0,12 MPa. Áp suất này ngăn cản khơng khí hồ tan trong nhiên liệu thốt ra, cần thiết để cho bơm đẩy nhiên liệu vào mỗi vịi phun với áp suất khơng đổi và nhƣ nhau ngay cả khi tải trọng động cơ dao động đột ngột.

Bơm thấp áp (hình 2.17) có thân 11, piston 16 với lị xo 9, nút 10, con đội 13 vời thanh truyền 14 và lò xo 12, các van 7 (hút) và 17 (đẩy) với các lò xo và bơm tay.

Hình 2.17 Bơm thấp áp kiểu piston

a. cấu tạo của bơm; b,c. sơ đồ làm việc của bơm khi chuyển động; d. sơ đồ làm việc của bơm tay; 1- nút bơm tay; 2- nắp xi lanh; 3- cần piston; 4- xi lanh; 5- piston với vịng khít cao su; 6-đệm cao su; 7- van hút; 8- lò xo van; 9- lò xo piston; 10- nút; 11- thân bơm; 12-lò xo con đội; 13-con đội; 14-thanh truyền con đội; 15- bạc dẫn hướng thanh truyền; 16-piston bơm; 17- van thoát; 18-thân van; 19- cam lệch tâm trục bơm cao áp; A. buồng hút; B. buồng đẩy; C. rãnh

60

Bơm tay gồm có xi lanh 4 với nắp 2, piston 5 với vịng khít cao su và cần đẩy 3 với nùm bơm.

Thân bơm bằng gang, các van đƣợc chế tạo bằng chất dẻo kaprơn, cịn các chi tiết còn lại bằng thép. Piston 16 lắp vào lỗ thân với khe hở nhỏ, thanh truyền 14 đƣợc chọn chính xác theo lỗ bạc 15. Nhỉên liệu đƣợc piston 16 đẩy đi sau 2 hành trình.

- Hành trình thứ nhất – chuẩn bị (2.17,a): khi trục bơm quay, cam lệch tâm 19

đẩy con đội 13 lên, làm thanh truyền 14 xê dịch piston về phía buồng hút A. Cho nên buồng A có áp suất, cịn trong buồng đẩy B là chân khơng. Lị xo 9 và 12 bị ép, nhiên liệu chảy từ buồng A ra làm nâng van 17 và theo rãnh C chảy vào buồng B.

- Hành trình thứ hai – làm việc (hình 2.17,c): Phần lồi của cam lệch tâm rời

khỏi con đội, lị xo 9 xê dịch piston 16 về phía buồng B. Khi đó trong buồng A tạo nên độ chân không, một phần nhiên liệu mới đƣợc nạp đầy vào buồng A, còn trong buồng B dƣới tác dụng của áp suất, nhiên liệu qua rãnh C đƣợc đẩy vào bình lọc.

Nếu sức cản của bình lọc tăng lên thì đối áp của nhiên liệu trong khoang đẩy cùa bơm cũng tăng lên; kết quả là lị xo 9 khơng thể đƣa piston trở về vị trí cũ, hành trình làm việc của piston và năng suất bơm giảm đi.

Khi bình lọc quá bẩn, đối áp của nhiên liệu trong buồng B tăng lên bằng lực nén của lị xo, nó khơng thể làm xê dịch piston và nhiên liệu ngừng cung cấp. Để hồi phục sự làm việc của bơm cần làm sạch hoặc thay các bình lọc nhiên liệu mới.

Bơm tay dùng để nạp đầy nhiên liệu vào các bình lọc và nắp bơm cao áp trƣớc khi khởi động động cơ và xả khơng khí khỏi hệ thống nhiên liệu. Khi kéo núm 1 (hình 2.17,d) piston 5 đi lên tạo chân khơng ở mỗi phía dƣới piston, van hút 7 mở và nhiên liệu nạp đầy buồng A của bơm. Khi piston dịch chuyển xuống dƣới tạo áp suất trong buồng A, nhiên liệu làm mở van 17 và theo ống dẫn tới bình lọc, khơng buồng đẩy B của bơm. Sau khi dùng bơm tay nạp đầy nhiên liệu, vặn chặt núm1 để tránh khơng khí lọt vào bơm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống nhiên liệu trên ô tô (Trang 59 - 60)