.2 Bơm Bosch

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống nhiên liệu trên ô tô (Trang 44 - 45)

1- cam; 2- con đội con lăn; 3- vít điều chỉnh; 4- lị xo; 5- ống trượt; 6- piston;

7- vít kẹp chặt vành răng; 8- xylanh; 9- đế van một chiều; 10- thân bơm; 11- van một chiều; 12- đai ốc; 13- lò xo van một chiều; 14- đệm làm kín; 15- khoang chứa nhiên liệu;

16- thanh răng; 17- vành răng; 18- đĩa lị xo.

Phần chính của bơm là cặp bộ đơi siêu chính xác piston-xylanh bơm cao áp, lắp khít nhau. Piston 6 đƣợc cam 1 đẩy lên qua con đội 2 và vít điều chỉnh 3. Hành trình đi xuống của piston là nhờ lị xo 4 và đĩa lị xo 18. Ngạnh chữ thập ở phần đi piston 6 đƣợc ngàm trong rãnh dọc của ống xoay 5. Vành răng 17 bắt chặt trên đầu ống xoay 5 qua vít 7 và ăn khớp với thanh răng 16. Nhƣ vậy dịch chuyển thanh răng 16 sẽ làm xoay piston 6.

Phần đầu piston xẻ một rãnh nghiêng, không gian bên dƣới rãnh nghiêng thơng với khơng gian phía trên đỉnh piston là nhờ rãnh dọc.

2.2.1.2 Nguyên tắc hoạt động

Piston đi xuống (nhờ lực đẩy của lị xo 4), van 11 đóng kín, do đó tạo ra độ chân khơng trong khơng gian phía trên piston, khi mở các lỗ a, b nhiên liệu đƣợc nạp đầy vào không gian này cho tới khi piston nằm ở vị trí thấp nhất.

45

Piston đi lên (nhờ cam 1), lúc đầu nhiên liệu bị đẩy qua các lỗ a, b ra ngoài; khi đỉnh piston che kín 2 lỗ a và b, thì nhiên liệu ở khơng gian phía trên piston 10 bị ép tăng áp suất, đẩy mở van cao áp 11, nhiên liệu đi vào đƣờng cao áp tới vòi phun. Quá trình cấp nhiên liệu đƣợc tiếp diễn tới khi rãnh nghiêng trên đầu piston mở lỗ xả b (thời điểm kết thúc cấp nhiên liệu), lúc ấy nhiên liệu từ không gian phía trên piston qua rãnh dọc thốt qua lỗ b ra ngồi khiến áp suất trong xylanh giảm đột ngột và van cao áp đƣợc đóng lại (dƣới tác dụng của lò xo 13 và áp suất dƣ của đƣờng cao áp).

Do hiện tƣợng tiết lƣu của các lỗ hút a và lỗ xả b, do tính chịu nén của nhiên liệu và tính đàn hồi của kim loại nên thời điểm bắt đầu và kết thúc cấp nhiên liệu thực tế có sai khác chút ít so với thời điểm đóng mở theo kích thƣớc hình học của các lỗ và của piston.

Thay đổi lƣợng nhiên liệu cấp cho

chu trình đƣợc diễn tả trên đồ thị khai triển (hình 2.3) (triển khai chu vi .d phần đầu piston và mặt trong của xylanh trên mặt phẳng - trong đó d là đƣờng kính xylanh).

Hành trình bơm của piston tƣơng đƣơng với việc chuyển dịch lỗ b chạy một hành trình tồn bộ Stb từ trên xuống khi piston đứng yên. Vị trí mà mép trên của đỉnh piston che kín lỗ b (vịng trịn b tiếp tuyến với đỉnh) thể hiện thời điểm bắt đầu cấp nhiên liệu, cịn vị trí mà mép của rãnh chéo mở lỗ b – thể hiện thời điểm kết thúc cấp nhiên liệu (vòng tròn b tiếp tuyến với rãnh chéo), khoảng cách tâm của hai vịng trịn thể hiện hành trình có ích Se của piston. Ba vị trí A, B, C của lỗ b tƣơng ứng với ba vị trí khác nhau của thanh răng bơm cao áp, vị trí A cho hành trình có ích Se lớn nhất; vị trí B cho Se nhỏ hơn, cịn vị trí C cho Se = 0. Nhƣ vậy cho lỗ b (lỗ thoát nhiên liệu trên xylanh) trên đồ thị khai triển chuyển dần sang phải (tức là cho piston bơm cao áp xoay theo chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ trên xuống) sẽ làm tăng hành trình có ích Se.

Mép trên của đầu piston quyết định thời điểm bắt đầu cấp nhiên liệu, cịn mép chéo phía dƣới của đầu piston quyết định thời điểm kết thúc cấp nhiên liệu. Với piston bơm cao áp có đỉnh bằng và rãnh chéo nằm phía dƣới thì thời điểm bắt đầu cấp nhiên liệu luôn luôn không thay đổi, muốn thay đổi lƣợng nhiên liệu của chu trình cần phải thay đổi hành trình có ích Se, tức là thay đổi thời điểm kết thúc cấp nhiên liệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống nhiên liệu trên ô tô (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)