Sơ đồ hệ thống nhiên liệu diesel

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống nhiên liệu trên ô tô (Trang 42 - 43)

2.1 Khái niệm chung

2.1.2 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu diesel

Điểm khác biệt lớn nhất của động cơ diesel so với động cơ xăng là địa điểm và thời gian hình thành hịa khí. Hệ thống nhiên liệu diesel gồm: hệ thống cung cấp thấp áp, hệ thống bơm cao áp - vòi phun và bộ điều chỉnh tốc độ. Sơ đồ chung hệ thống nhiên liệu diesel đƣợc giới thiệu trên hình 2.1.

Hình 2.1. Hệ thống nhiên liệu diesel

1- Khoá nhiên liệu; 2- Lọc rác; 3-Khoá xả; 4- Ống đổ dầu; 5-Lọc lưới ; 6- Vòi phun; 7-Ống dầu cao áp; 8-Bơm cao áp; 9-Lọc tinh; 10-Lọc thơ; 11- Đường dầu rị rỉ; 12- Bơm cung cấp; 13- Đường dầu hồi; 14-Thùng dầu diesel; 15-Đường dầu hồi.

Hệ thống cung cấp thấp áp có: Thùng nhiên liệu; Bơm cung cấp thấp áp (loại bơm pít tơng, bơm bánh răng hoặc cánh gạt); Lọc nhiên liệu thô và tinh; Các đƣờng ống dẫn.

Nhiệm vụ của hệ thống cung cấp thấp áp là đƣa một lƣợng dầu đã đƣợc lọc sạch tuần hoàn liên tục qua bơm cao áp, nhờ vậy dầu đƣợc làm mát và khử hết bọt khí để bơm cao áp có thể hoạt động thƣờng xuyên, ổn định.

43

Để duy trì áp suất trong khoang bơm cao áp, trên đƣờng dầu hồi (15) có lắp van một chiều có áp suất mở van khoảng 2~3 bar. Ngồi tác dụng duy trì áp suất, van này cịn giữ cho dầu ln chứa đầy trong khoang bơm, do đó động cơ có thể khởi động lại một cách dễ dàng sau thời gian dài không làm việc.

Các bộ lọc gồm: lọc rác, lọc thô, lọc tinh; Nhờ lọc giữ lại các hạt bẩn với kích thƣớc rất nhỏ nên những bộ đơi siêu chính xác (pít tơng – xy lanh bơm cao áp, kim phun và đế kim phun, van triệt áp) khơng bị mài mịn. Do khơng có van an tồn lắp song song với lọc, vì vậy sau từng thời gian làm việc nhất định, các lọc này phải đƣợc thay thế hoặc rửa sạch, nếu khơng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dầu cung cấp tới bơm do tắc lọc.

Hệ thống cao áp gồm các bộ phận: Bơm cao áp; Vòi phun nhiên liệu; Các đƣờng ống dầu cao áp; Hệ thống này có nhiệm vụ cung cấp một lƣợng nhiên liệu đã đƣợc tính tốn chính xác và phun vào xy lanh dƣới áp suất cao (áp suất phun ban đầu tới hàng trăm KG/cm2) để xé tơi giọt nhiên liệu tạo điều kiện hồ trộn tốt với khơng khí thành hỗn hợp cháy. Thời điểm phun nhiên liệu cũng đƣợc điều khiển chính xác, phù hợp với các chế độ tốc độ và tải trọng của động cơ.

Ngoài ra, để đảm bảo làm việc an toàn và ổn định, trên hệ thống nhiên liệu diesel cịn có bộ phận điều chỉnh tốc độ (bộ điều tốc); Bộ điều tốc sử dụng các thông tin về tốc độ và tải trọng động cơ (trên động cơ hiện đại cịn sử dụng nhiều thơng tin khác) để điều khiển tự động việc cung cấp nhiên liệu nhằm giữ ổn định số vòng quay của động cơ trong mọi chế độ tải trọng, theo nguyên tắc: khi tải trọng tăng, muốn giữ cho tốc độ động cơ không đổi, bộ điều tốc sẽ điều khiển làm tăng lƣợng nhiên liệu cung cấp để động cơ phát ra công suất phù hợp với tải và ngƣợc lại. Có nhiều loại điều tốc nhƣ: điều tốc cơ khí ly tâm, điều tốc chân không, điều tốc thuỷ lực, điều tốc điện...Căn cứ theo khả năng điều chỉnh số vòng quay lại chia ra làm: điều tốc một chế độ, điều tốc hai chế độ và điều tốc nhiều chế độ. Ở động cơ ô tô chủ yếu dùng điều tốc hai chế độ và nhiều chế độ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống nhiên liệu trên ô tô (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)