CƠ SỞ PHÁP LÝ

Một phần của tài liệu giải pháp tái cấu trúc tổng công ty sông đà trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 64 - 65)

- Nghị quyết Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Các tập đoàn kinh tế cần vươn lên tầm cỡ khu vực có sự tham gia của Nhà nước, của tư nhân trong và ngoài nước, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư… trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối…”

- Quốc hội thông qua Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Xây dựng… Trong đó có Luật Doanh nghiệp (2005), chính thức hoá quy định về nhóm công ty và tập đoàn kinh tế. Đây là cơ hội và cũng là thách thức để Tổng công ty đẩy nhanh sắp xếp đổi mới mô hình tổ chức quản lý chuyển sang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế

- Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Lao động thương binh & Xã hội có các quyết định, thông tư hướng dẫn về người quản lý phần vốn Nhà nước, nội dung điều lệ, xếp loại doanh nghiệp, tiền lương… Bộ Xây dựng đã có nhiều Chỉ thị định hướng việc đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp thuộc Bộ theo hướng hình thành các Tập đoàn kinh tế như Chỉ thị số 02/2006/CT-BXD, 03/2006/CT-BXD về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp; đặc biệt Bộ Xây dựng có Công văn số 429/BXD-TCCB ngày 29/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về chỉ đạo xây dựng đề án hình thành phát triển Tập đoàn kinh tế mạnh.

- Thông báo số 1447 VPCP/ĐMDN ngày 20/03/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho Bộ Xây dựng Đề án Tập đoàn Công nghiệp – Xây dựng và cơ khí nặng Việt Nam do Tổng công ty Sông Đà làm nòng cốt.

Một phần của tài liệu giải pháp tái cấu trúc tổng công ty sông đà trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 64 - 65)