Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh Tổng công ty Sông Đà

Một phần của tài liệu giải pháp tái cấu trúc tổng công ty sông đà trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 43 - 54)

2. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN TRỊ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ (CÔNG TY MẸ)

2.1.1.Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh Tổng công ty Sông Đà

Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà Thực hiện Quyết định số 2435/QĐ-BXD ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng, Tổng công ty Sông Đà được chuyển đổi sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con với cơ cấu tổ chức gồm Công ty mẹ, các Công ty con và Công ty liên kết.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng công ty Sông Đà hiện nay (cơ cấu thể hiện mối quan hệ từ trên xuống giữa Công ty mẹ với các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Sông Đà).

Hình 2.1: Mô hình tổ chức của Tổng công ty Sông Đà

Cơ cấu tổ chức Công ty mẹ bao gồm:

- Hội đồng quản trị. - Ban kiểm soát.

- Ban tổng giám đốc và các phòng ban chức năng. - 02 đơn vị sự nghiệp.

- 03 ban quản lý dự án. - 12 ban điều hành dự án.

- Các đại diện, Văn phòng đại diện trong và ngoài nước.

Tổng công ty có 26 Công ty con, 22 Công ty liên kết, 35 Công ty do Công ty con góp vốn.

Cơ chế hoạt động của Tổng công ty Sông Đà

- Công ty mẹ là Công ty Nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước, Điều lệ tổ chức và hoạt động được Bộ trưởng Bộ xây dựng phê duyệt.

- Các Công ty con TNHH nhà nước một thành viên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty do Hội đồng quả trị Tổng công ty Sông Đà phê duyệt.

- Các Công ty con cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty do Đại hội đồng cổ động thông qua.

- Các Công ty liên doanh, liên kết hoạt động theo quy định của pháp

Cơ quan chủ quản Cổ đông góp vốn chi phối

BỘ XÂY DỰNG Công ty liên kết Công ty CP (Công ty con) Công ty TNHH 1 TV (Công ty con) Chủ sở hữu

TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ (Công ty mẹ)

luật tương ứng với loại hình doanh nghiệp và Điều lệ riêng của Công ty.

Cơ cấu sản xuất kinh doanh và năng lực của tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con Sông Đà

Cơ cấu sản xuất kinh doanh hiện nay của tổ hợp Công ty mẹ - công ty con Sông Đà hoạt động sản xuất chính trong 3 lĩnh vực: xây lắp, sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Trong hoạt động xây lắp của Tổng công ty, xây dựng các công trình thuỷ điện, công nghiệp dân dụng, hạ tầng là những lĩnh vực hoạt động quan trọng và đã trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, Tổng công ty còn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ (tư vấn tài chính, bảo hiểm,…). Tốc độ tăng trưởng hàng năm của tổ hợp đạt 35% - 40% trong những năm từ 2000 – 2006.

Hiện nay, toàn bộ tổ hợp có gần 30.000 cán bộ công nhân viên, phần lớn cán bộ, công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, làm chủ các kỹ thuật chuyên ngành xây lắp, sản xuất công nghiệp và dịch vụ…

Trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ của Tổng công ty có khả năng tổ chức triển khai thực hiện tất cả các dự án quan trọng. Công tác quản lý đã được chuyển biến về chất, tạo hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

Quy mô vốn và tài sản của Tổng công ty đã tăng mạnh trong quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, vốn kinh doanh hiện nay tính đến ngày 31/12/2008 là 26.899 tỷ đồng. Vốn điều lệ của Tổng công ty tính đến ngày 31/12/2008 là 7.293 tỷ đồng.

2.1.2. Mô hình tổ chức của Tổng công ty Sông Đà

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Sông Đà; thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty con do Tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ và của chủ sở hữu đối với cổ phần, vốn góp của Tổng công ty tại các doanh nghiệp khác.

- Ban kiểm soát: Do Hội đồng quản trị Tổng công ty thành lập, có 5 thành viên, trong đó Trưởng ban kiểm soát là thành viên của Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị phân công. Các thành viên khác của Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị lựa chon, bổ nhiệm và miễn nhiệm.

- Tổng giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của Tổng công ty, là người điều hành hoạt động hàng ngày của tổ chức; điều hành, thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh theo các mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp với Điều lệ Tổng công ty và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Hình 2.1: Mô hình tổ chức của Tổng công ty

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Tổng giám đốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các Phó Tổng giám đốc Kế toán trưởng

Phòng tài chính – kế toán Phòng kinh tế - kế hoạch chức – hành Phòng tổ Phòng kỹ thuật chính Các công ty con Đại hội đồng cố đông

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Phòng đầu

- Các Phó Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị tuyển chon, bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc. Các Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành công việc của Tổng công ty theo sự phân công, ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.

- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của Tổng công ty, giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính của tổ chức theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền

- Bộ máy giúp việc: Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành.

+ Phòng Kinh tế -Kế hoạch là phòng chức năng tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực như Công tác quản lý kế hoạch và báo cáo thống kê, công tác quản lý vật tư và sản xuất công nghiệp, Công tác đấu thầu nội bộ, giao thầu của Tổng công ty, Công tác pháp chế., công tác kinh tế

Để thực hiện chức năng trên Bộ phận này có 14 người làm việc dựa trên các số liệu của các phòng ban khác để phân tích, đánh giá năng lực của Tổng công ty hiện tại, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của Tổng công ty. Bộ phận cũng chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý các chào hàng tới khách hàng, các đơn đặt hàng trên cơ sở phù hợp với đánh giá năng lực sản xuất của Tông công ty. Phòng thực hiện giám sát hàng kho thường xuyên để đảm bảo chất lượng và số lượng hàng luôn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Bộ phận còn phân công nhiệm vụ sản xuất xuống các đơn vị chức năng tương ứng để hoàn thành kế hoạch sản xuất.

Hình 2.2: Mô hình tổ chức cụ thể phòng kinh tế - kế hoạch

+ Phòng tổ chức hành chính: Gồm 12 người có chức năng quản lý nguồn nhân lực của Tổng công ty, bên cạnh đó chịu trách nhiệm quản lý công tác hành chính, bảo vệ tài sản, bảo đảm an ninh tổ chức. Chức năng quản lý nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động như xác định các yêu cầu trình độ chuyên môn của cán bộ, công nhân viên trong Tổng công ty, lập kế hoạch và tổ chức đào tạo cán bộ, công nhân viên; tổ chức sử dụng lao động khoa học, hợp lý, quản lý và điều động nhân lực đáp ứng các yêu cầu sản xuất – kinh doanh, xác định nhu cầu tuyển dụng lao động bổ sung nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh. Bộ phận còn thực hiện chăm lo đời sống công nhân viên trong tổ chức đảm bảo tuân thủ đúng các quy chế ban hành về lao động theo pháp luật và điều lệ Tổng công ty.

Trưởng phòng Phó phòng BP kinh doanh và mua vật tư BP kế hoạch sản xuất BP thống kê vật tư, hàng hóa BP cung ứng BP giám sát kho, thủ kho BP thống kê tổng hợp

Hình 2.3: Mô hình tổ chức cụ thể của phòng tổ chức – hành chính

[

+ Phòng quản lý kỹ thuật: Là Phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty về các lĩnh vực: Quản lý kỹ thuật chất lượng, Quản lý tiến độ thi công các công trình Ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, Công tác bảo hộ lao động.

Gồm 22 nhân viên kỹ thuật đảm trách các nhiệm vụ cụ thể trên từng lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty. Phòng có trách nhiệm xây dựng các quy trình công nghệ, các hướng dẫn tiêu chuẩn kỹ thuật cho nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm; xác định định mức vật tư kỹ thuật cho sản phẩm; theo dõi kiểm tra việc thực hiện quy trình công nghệ của các sản phẩm; lập kế hoạch chất lượng sản phẩm; tiến hành kiểm tra vật liệu mua vào và thành phẩm; xử lý sản phẩm lỗi, hỏng; lập kế hoạch đầu tư và xây dựng cơ bản hàng năm; thực hiện quản lý các dự án; giám sát thi công và nghiệm thu công trình.

Mối quan hệ giữa Phòng QLKT với các Phòng của TCT Đối với phòng Kế hoạch là Cung cấp khối lượng công việc, biện pháp thi công theo tiến độ

Trưởng phòng Phó phòng NV y tế và bảo hiểm xã hội Văn thư NV lao động – tiền lương Phòng tổ chức hành chính ở các công ty con Chế độ chính sách Lái xe (phục vụ CNV)

công trình để kết hợp xây dựng kế hoạch quý năm và dài hạn. Kiểm tra trình duyệt các dự toán xử lý các vướng mắc về kinh tế các dự án đầu tư của Tổng công ty.Tham gia thẩm định các dự án đầu tư.

Đối với Phòng Tài chính Kế toán. Tham gia thanh quyết toán công trình.

Hình 2.3: Mô hình tổ chức cụ thể của phòng quản lý - Kỹ Thuật

+ Phòng tài chính – kế toán: Là phòng chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị Tổng công ty trong lĩnh vực Kế toán và hạch toán kinh doanh, kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế, hoạt động tài chính của các đơn vị trong Tổng công ty.

Phòng kế toán bao gồm 15 người thực hiện các nhiệm vụ thu thập, xử lý số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghiệp vụ thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán trong Tổng công ty; phân tích số liệu kế toán, tham mưu, hỗ trợ các quyết định kinh tế tài chính của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc; hoạch

Trưởng phòng Phó phòng BP quản lý tiến độ thi công BP ứng dụng khoa học mới BP tổ chức đấu thầu BP bảo hộ lao động BP quản lý chất lượng

định phương án tài chính của Tổng công ty trong ngắn hạn, dài hạn; thực hiện hoạt động đầu tư theo quyết định của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc; cung cấp các thông tin, số liệu kế toán theo quy định pháp luật.

Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng khác của Tổng công ty. Phòng Kinh tế Kế hoạch: Tham gia một số vấn đề kinh tế theo chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng công ty

Phòng Đầu tư : Phối hợp thẩm định các dự án đầu tư., Phối hợp thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB công trình hoàn thành.

Phòng Quản lý Kỹ thuật Tham gia những vấn đề theo chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng công ty.

Hình 2.4: Mô hình tổ chức cụ thể của phòng tài chính – kế toán

Trên cơ sở bộ máy quản lý được xây dựng như trên, Tổng công ty hình thành các nội quy, quy chế hoạt động của tổ chức. Hàng năm, tháng, quý, mỗi tổ chức phòng ban đều có các chỉ tiêu thực hiện trong kỳ. Căn cứ trên các chỉ tiêu này, các bộ phận hoạt động theo các mục tiêu cụ thể này đồng thời có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc các bộ phận chức năng khác cùng hoàn thành mục tiêu để không tạo ra hiệu ứng "nút thắt cổ chai" trong quá trình hoạt động của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trưởng phòng Phó phòng Kế toán thuế Kế toán lương BH Kế toán tiền mặt, tiền gửi Kế toán công nợ Kế toán giá thành Kế toán NVL, TS CĐ

doanh nghiệp. Hàng tuần, Tổng công ty cũng tiến hành các cuộc họp đầu tuần nhằm đánh giá các kết quả, vấn đề tồn tại cần giải quyết, cũng có khi Tổng công ty tổ chức các cuộc họp bất thường nhằm giải quyết ngay các vấn đề quan trọng phát sinh trong tổ chức. Hàng tháng, quý có những buổi tổng kết hoạt động và xếp hạng thành tích hoạt động các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, có chính sách khen thưởng, phạt kịp thời để điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho đúng định hướng của Tổng công ty. Việc phải tham gia quá nhiều những cuộc họp thường kỳ hay bất thường như thế này sẽ khiến các nhà lãnh đạo không còn nhiều thời gian cho việc quản lý trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty dẫn đến độ trễ tất yếu trong quá trình ra quyết định của bộ máy quản trị, giải quyết không kịp thời các vấn đề phát sinh (bởi quyền quyết định chỉ tập trung vào tay các nhà quản trị cấp trung và cấp cao, mọi thứ đều được báo cáo lên các nhà lãnh đạo mới được giải quyết).

Bên cạnh đó, cơ chế quản lý của Tổng công ty thực hiện qua giấy tờ là chủ yếu, nghĩa là không có nhiều sự trao đổi trực tiếp giữa những người trực tiếp sản xuất có nảy sinh vấn đề với các nhà quản lý, điều này lại khiến dẫn tới việc thông tin bị sai lệch, thông tin không phản ánh đúng mức độ quan trọng của nó... làm cho quá trình ra quyết định quản trị trở nên không chính xác.

Một vấn đề nữa chính là sự quan liêu trong bộ máy quản lý của Tổng công ty Sông Đà: mỗi người một việc không ai vì ai. Mô hình phòng ban chức năng tạo ra những bức tường lớn giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Các bộ phận này chỉ chăm chăm hoàn thành công việc của mình, không quan tâm tới những hoạt động của các bộ phận khác. Rồi hệ quả của nó là, bộ phận nào cũng vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, nhưng mục tiêu chung toàn Tổng công ty vẫn cho chưa thấy đích, rồi thì chi vẫn cao hơn thu nhập trong kỳ... Nguyên nhân là ở chỗ các bộ phận chỉ chạy đua lấy thành tích cho mình mà không biết đến tinh thần làm việc theo nhóm, để rồi không cùng hướng tới mục tiêu chung của tổ chức làm ảnh hưởng đến thành tích chung của Tổng công ty.

+ Phòng đầu tư: Tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT trong các lĩnh vực: Xây dựng và quản lý công tác kế hoạch., Quản lý công tác đầu tư. Thực hiện và quản lý công tác báo cáo kế hoạch và báo cáo thống kê. Lập, thẩm định và trình duyệt các dự án đầu tư, các dự án liên doanh. liên kết trong và

Một phần của tài liệu giải pháp tái cấu trúc tổng công ty sông đà trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 43 - 54)