THIẾT KẾ LẠI MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA TẬP ĐOÀN

Một phần của tài liệu giải pháp tái cấu trúc tổng công ty sông đà trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 68 - 69)

4.1. Định hướng phát triển của Tập đoàn

- Xây dựng và phát triển Tập đoàn Công nghiệp – Xây dựng và Cơ khí nặng Việt Nam trở thành một Tập đoàn mạnh, đa sở hữu, đa ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, lấy hiệu quả kinh tế làm động lực để phát triển Tập đoàn bền vững.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng: giảm dần tỷ trọng giá trị sản phẩm xây lắp, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, nhưng tỷ trọng giá trị sản phẩm xây lắp (trong đó có xây lắp thuỷ điện) vẫn giữ vai trò chủ đạo.

- Tập trung đầu tư mở rộng và phát triển thị trường trong nước, khu vực và thế giới các sản phẩm: Xây lắp, sản phẩm công nghiệp, sản xuất VLXD, tư vấn, hạ tầng, khu đô thị, khai thác chế biến khoáng sản… Trong đó, tập trung phát triển tại thị trường trong nước và mở rộng sang thị trường nước ngoài (Lào, Campuchia…).

- Củng cố và phát triển một số đơn vị xây lắp chuyên ngành về thuỷ điện, hầm giao thông trong thành phố, đủ năng lực làm Tổng thầu xây lắp các công trình thuỷ điện và các công trình giao thôn ngầm tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Hình thành và phát triển một số Tổng công ty có quy mô và địa bàn hoạt động đa quốc gia và chuẩn bị các điều kiện về năng lực để sẵn sang thi công xây lắp các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.

- Đầu tư và hợp tác đầu tư phát triển các sản phẩm: Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, trồng cao su, các dịch vụ (tài chính, tín dụng, bảo hiểm, du lịch sinh thái, nhà hang, siêu thị…

- Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao uy tín Tập đoàn, tiếp thị tìm kiếm công việc, mở rộng địa bàn hoạt động trong và ngoài nước.

4.2. Hệ thống cơ cấu các đơn vị của Tập đoàn

Tập đoàn Công nghiệp – Xây dựng và Cơ khí nặng Việt Nam là tên gọi của tổ hợp các pháp nhân doanh nghiệp độc lập gắn kết với nhau thông qua vốn, công nghệ, thị trường, thương hiệu… hình thành trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Sông Đà với sự tham gia của các doanh nghiệp độc lập hoạt động cùng ngành thuộc Bộ Xây dựng (Tổng công ty Cơ khí Xây dựng – COMA, Tổng công ty Sông Hồng – SONG HONG CORP, Tổng công ty cổ phần Đầu tư phát triển Xây dựng – LICOGI, Tổng công ty lắp máy Việt Nam – LILAMA) và các Bộ ngành, địa phương khác. Tập đoàn không có tư cách pháp nhân, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, bao gồm Công ty mẹ và các Công ty con, Công ty liên kết.

4.3. Cơ chế hoạt động của Tập đoàn

Tập đoàn Công nghiệp – Xây dựng và Cơ khí nặng Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Công ty mẹ và các Công ty con được tổ chức và hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp. Công ty mẹ và các Công ty con đều bình đẳng trước pháp luật và tuân thủ theo đúng định hướng phát triển chung của toàn bộ tổ hợp.

Quan hệ giữa Công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà - với chủ sở hữu Nhà nước và với các Công ty con, Công ty liên kết được thực hiện phù hợp với pháp luật và điều lệ của Tập đoàn do cấp có thẩm quyển phê duyệt. Cụ thể:

a. Quan hệ giữa Công ty mẹ với các Công ty con, Công ty liên kết và giữa các Công ty con, Công ty liên kết

Quan hệ này phụ thuộc chủ yếu vào tính chất, mức độ quan hệ sở hữu, công nghệ, đào tạo, thị phần, thương hiệu… và thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế:

- Giai đoạn đầu từ 2009 – 2010: Công ty mẹ (Tập đoàn Sông Đà) là Công ty nhà nước, quan hệ giữa Công ty mẹ và các Công ty con theo Quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật Doanh nghiệp.

- Giai đoạn từ 2010 trở đi: Công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước, quan hệ giữa Công ty mẹ và Công ty con được chi phối bởi luật Doanh nghiệp.

b. Quan hệ giữa Công ty mẹ với chủ sở hữu nhà nước

Chính phủ thống nhất quản lý tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của hcủ sở hữu nhà nước đối với Công ty mẹ. Thủ tướng Chính phủ trực tiếp hoặc giao quyền cho các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Hội đồng quản trị Tập đoàn Sông Đà thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo quy định pháp luật. Cụ thể là trong thời gian Công ty mẹ vẫn là Công ty Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định:

- Phê duyệt mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành nghề kinh doanh; - Phê duyệt Điều lệ, phê duyệt sửa đổi và bổ sung điều lệ;

- Tổ chức lại, giải thể đa dạng hoá sở hữu;

- Bổ nhiệm Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị của Công ty mẹ; chấp thuận việc bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với Tổng giám đốc Công ty mẹ theo đề nghị của Hội đồng quản trị;

- Thông qua đề án thành lập mới doanh nghiệp do Công ty mẹ đầu tư 100% vốn điều lệ; đề án tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản doanh nghiệp đối với Công ty con 100% vốn nhà nước;

- Phê duyệt các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đầu tư;

- Quyết định mức vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động đối với công ty mẹ.

Ngoài ra, Công ty mẹ còn chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, các Bộ, các ngành, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng nhiệm vụ được phân công và theo quy định của pháp luật.

4.4. Thiết kế lại mô hình quản trị của Tập đoàn

Về cơ bản, các bộ phận trong bộ máy quản trị như Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát là không có gì thay đổi. Ban giám đốc vẫn hoạt động như trước, chỉ có điều là họ phân cấp ra quyết định cho các đơn vị cấp dưới (phòng ban) những công việc thuộc quản lý của họ, nghĩa là không phải mọi quyết định quản lý đều nằm trong tay Ban giám đốc như trước. Điều này làm cho bộ máy quản lý của Tập đoàn bằng phẳng hơn, nhanh nhạy và kinh hoạt hơn trong việc xử lý các công việc trong hoạt động của mình.

Phòng tư vấn tài chính và đầu tư Phòng TC-HC Phòng KT-KH Phòng KT-DA Phòng TC-KT Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Ban giám đốc Cơ quan tham mưu quản lý Đại hội đồng cố đông

Ghi chú:

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Điểm kết hợp chức năng cho dự án

Phòng kỹ thuật

truyền thông Phòng nghiên cứu xúc tiến thương mại Phòng phụ trách hoạt động xây lắp Phòng phụ trách hoạt động công nghiệp Phòng phụ trách hoạt động đầu tư Phòng pháp chế

- Cơ quan tham mưu quản lý: Đây là hệ thống bộ phận chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị trong quá trình ra quyết định của mình. Hệ thống này cũng hỗ trợ cho Ban giám đốc trong quá trình điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Cụ thể hệ thống này như sau:

+ Phòng kỹ thuật truyền thông: Phòng này gồm những kỹ sư IT, chuyên nâng cấp các phần mềm, các máy tính sử dụng trong toàn bộ hệ thống tập đoàn. Bộ phận này thiết lập hệ thống thông tin liên tục, bao phủ toàn bộ Tập đoàn, đảm bảo thông tin trong Tập đoàn luôn được cập nhật liên tục, các đường liên kết cá nhân tổ chức cho hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo luôn được kết nối.

Một trong những công cụ hữu hiệu thường được các công ty lớn áp dụng là hệ thống mạng máy tính phân quyền (mạng LAN), hệ thống e-mail nội bộ và hệ thống quản trị các nguồn lực ERP. Việc áp dụng các công cụ mạng thông tin như thế này sẽ giúp Tập đoàn quản lý hoạt động một cách đồng bộ, tốn ít thời gian và nhân lực cho việc truyền tin. Thêm vào đó, sự minh bạch trong bộ máy cũng được cải thiện, cho phép Tập đoàn cải thiện được những hạn chế vốn có trong hệ thống, ngăn chặn những tình trạng quan liêu, gian lận, hình thành một sự kiểm soát ngay trong chính mỗi nhân viên thông qua hệ thống thông tin nội bộ.

+ Phòng pháp chế: Bộ phận này gồm những người am hiểu pháp luật, cùng với cọ xát thực tế kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp người quản lý có những quyết sách đúng, triển khai hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, hạn chế rủi ro. Phòng này là đại diện luật pháp cho Tập đoàn. Đây là bộ phận chức năng chuyên nghiên cứu các văn bản pháp luật của các ban ngành liên quan, là cơ quan dự thảo luật, đánh giá yếu kém trong tiếp cận thông tin pháp luật, làm giảm khả năng rủi ro và hạn chế trong hoạt động kinh doanh và sức cạnh tranh của Tập đoàn.

Cụ thể, phòng pháp chế thực hiện xây dựng pháp luật; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật sử dụng trong Tập đoàn; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong Tập đoàn; hỗ trợ pháp lý cho Tập đoàn, thực hiện soạn thảo các hợp đồng kinh tế, các gói thầu nhằm bảo vệ Tập đoàn về mặt pháp luật. Tham gia xử lý các khiếu nại, kiện tụng từ khách hàng. Tư vấn cho Tập đoàn áp dụng các hệ thống luật pháp hiệu quả và hợp pháp.

+ Phòng nghiên cứu xúc tiến thương mại và đầu tư: Phòng này có tác dụng làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng giữa Tập đoàn với khách hàng của mình. Đây là hình thức tuyên truyền nhằm mục tiêu tạo ra sự chú ý và chỉ ra được những lợi ích của hàng hóa và dịch vụ đối với khách hàng tiềm năng. Phòng còn tiến hành nghiên cứu thị trường cho sản phẩm dịch vụ của mình, đưa ra những phân tích và hoạch định về thị trường tiềm năng và khả năng mở rộng thị trường của Tập đoàn. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Tập đoàn so với các doanh nghiệp cùng ngành, trên cơ sở đó có những chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của Tập đoàn.

+ Phòng tư vấn tài chính và đầu tư: Là bộ phận thường xuyên phân tích, đánh giá năng lực tài chính của Tập đoàn. Trên cơ sở thông tin tài chính từ bộ phận tài chính – kế toán, bộ phận này tiến hành phân tích về hoạt động tài chính của Tập đoàn đã hiệu quả chưa, nếu chưa thì cần cải tiến ở bộ phận nào, chi phí cho hoạt động các bộ phận thế nào là hợp lý. Hoạch định cho nguồn vốn của Tập đoàn được sử dụng theo cơ cấu hợp lý, đảm bảo luồng tiền luôn đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Đồng thời tư vấn cho Ban giám đốc và Hội đồng quản trị về các vấn đề cổ phần, trả lãi cổ tức... và tự mình quyết định thực hiện các hoạt động đầu tư dưới sự phê chuẩn của Hội đồng quản trị và sự kiểm soát của ban kiểm soát.

- Các phòng hoạt động theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn: Các phòng ban này hoạt động có tính độc lập cao, thực hiện các chức năng đúng theo phân công của mình. Mỗi bộ phận này đều có một hệ thống chức năng giúp việc về: Kỹ thuật, tài chính, kinh tế - kế hoạch, tổ chức – hành chính. Hệ thống giúp việc của các bộ phận đều hoạt động dựa trên cơ sở hỗ trợ chức năng từ các phòng ban tương ứng độc lập bên ngoài các bộ phận này, đồng thời hệ thống giúp việc của các bộ phận này có trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên phòng ban chức năng tương ứng. Chức năng của các phòng ban vẫn như trước.

+ Phòng phụ trách hoạt động xây lắp: Các nhân viên trong phòng này chia làm 5 mảng hoạt động: 1- Xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng; 2- Xây lắp các công trình thuỷ điện; 3- Xây lắp các công trình ngầm; 4- Gia công xây lắp cơ khí; 5-Lắp máy. Các bộ phận này hoạt động hỗ trợ lẫn nhau về mọi mặt chứ không tách riêng. Các nhân viên đều đa năng, nghĩa là có thể đảm nhận các công việc khác trong phòng nếu cần thiết. Đồng thời còn hợp tác với các mảng hoạt động khác ở các phòng ban khác.

+ Phòng phụ trách hoạt động công nghiệp: Các nhân viên phòng này chia làm 4 mảng hoạt động: 1- Sản xuất điện; 2- Công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản; 3- Sản xuất vật liệu xây dựng; 4- Ngành công nghiệp chế tạo. Các nhân viên trong phòng cũng hỗ trợ nhau trong hoạt động của mình và phối hợp với cả 2 phòng còn lại.

+ Phòng phụ trách dịch vụ: Nhân viên phòng này chia làm 5 mảng hoạt động: 1- Đầu tư kinh doanh nhà, đô thị và hạ tầng khu công nghiệp; 2- Dịch vụ đào tạo xuất khẩu lao động và xuất nhập hàng hoá vật tư thiết bị khác; 3- Dịch vụ tư vấn; 4- Dịch vụ tài chính, bảo hiểm; 5- Dịch vụ du lịch, khách sạn. Phòng này các hoạt động ở mỗi mảng độc lập hơn, tuy nhiên vẫn hỗ trợ nhau trong quá trình lưu thông tiền vốn, hỗ trợ hoạt động kinh doanh vốn, chuyển giao rủi ro kinh doanh... Phòng này chịu sự kiểm soát trực tiếp của phòng tư vấn tài chính và đầu tư.

Các phòng phụ trách hoạt động cùng với cơ quan tham mưu quản lý hợp tác với nhau khi có các dự án thầu, các công trình lớn. Khi đó, trong bộ máy quản lý sẽ hình thành các nhóm dự án lớn bao gồm các nhân viên (chuyên gia) từ các phòng ban tập hợp thành nhóm chuyên gia làm việc độc lập cùng hướng đến mục tiêu chung trên cơ sở các thông tin làm việc chung, hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động hoàn thành dự án.

Mỗi chuyên gia trong đội dự án có thể giao tiếp, truyền đạt thông tin và tiếp nhận thông tin từ các chuyên gia khác trong đội thông qua hệ thống mạng nội bộ hoặc trao đổi trực tiếp. Mỗi chuyên gia được trao quyền tự ra quyết định đối với công việc của chính mình mà không phải chờ đợi sự quyết định từ cấp trên, tất nhiên cũng cần phải thông qua chủ nhiệm dự án phê duyệt. Quyền tự quyết của mỗi cá nhân trong đội phụ thuộc vào vị trí công việc của người đó, và đương nhiên quyền này cũng gắn liền với trách nhiệm đối với quyết định đã được đưa ra.

Trong mô hình này, công việc được ủy quyền đến từng nhân viên, nhưng quyền quyết định cuối cùng trong những trường hợp cần thiết vẫn phải do Ban giám đốc tập đoàn đưa ra nhằm đảm bảo tính thống nhất, tập trung quyền lực cần thiết trong một tổ chức, tránh sự phân quyền ở các bộ phận phòng ban.

4.5. Quy trình ra quyết định của bộ máy quản trị mới

Nhu cầu mua vật tư phụ tùng

- Đối với các phòng hoạt động của Tổng công ty (phòng phụ trách hoạt động xây lắp, phòng phụ trách hoạt động công nghiệp, phòng phụ trách hoạt động dịch vụ), căn cứ vào kế hoạch sản xuất của từng phòng hoạt động, dự trù vật tư của các đơn vị sản xuất để tổng hợp nhu cầu vật tư, phụ tùng của Tổng công ty theo tháng, quý, năm gửi lên bộ phận vật tư của Tổng công ty

Một phần của tài liệu giải pháp tái cấu trúc tổng công ty sông đà trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w