TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

Một phần của tài liệu giải pháp tái cấu trúc tổng công ty sông đà trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 38 - 43)

1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tổng Công ty Sông Đà

Ngày 01 tháng 6 năm 1961 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 214 TTg về việc thành lập Ban chỉ huy công trường thủy điện Thác Bà; Quyết định này đã trở thành quyết định lịch sử khai sinh ra Tổng công ty, đồng nghĩa với ngành xây dựng thuỷ điện Việt Nam ra đời.

Sau đó, Ban chỉ huy công trường thủy điện Thác Bà được đổi thành Công ty Xây dựng Thủy điện Thác Bà bởi nhiệm vụ chính của đơn vị lúc đó là xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Thác Bà có công suất 110 MW; Đây là công trình thủy điện đầu tiên của ngành thủy điện Việt Nam.

Từ năm 1979-1994, Tổng công ty tham gia xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Hoà Bình công suất 1920 MW trên sông Đà - một công trình thế kỷ. Và cũng chính trong thời gian này, tên của dòng sông Đà đã trở thành tên gọi mới của đơn vị: Tổng công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà.

Ngày 15 tháng 11 năm 1995, theo Quyết định số 966/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Tổng công ty được thành lập theo mô hình Tổng công ty 90 với tên gọi là Tổng công ty Xây dựng Sông Đà. Và ngày 11 tháng 3 năm 2002, theo Quyết định số 285/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Tổng công ty Xây dựng Sông Đà đã được đổi tên thành Tổng công ty Sông Đà. Ngày 30 tháng 12 năm 2005, theo Quyết định số 2435/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng chuyển Tổng công ty Sông Đà sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.

Tổng công ty đã thực hiện nhiều phương án phát triển sản xuất tạo công ăn việc làm. Từ việc mở ra các ngành nghề khác như may mặc, sản xuất vật

liệu với 2 nhà máy xi măng lò đứng công suất một nhà máy là 8,2 vạn tấn/năm, sản xuất bao bì, dịch vụ vận tải, xây dựng dân dụng, xuất khẩu lao động, kể cả tổ chức chăn nuôi... Nỗ lực không mệt mỏi và kịp thời đó đã giúp Tổng công ty vượt qua giai đoạn khó khăn nhất để củng cố, xây dựng lực lượng bước vào một thời kỳ mời được đánh dấu bằng việc Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ làm tổng thầu xây dựng nhà máy thủy điện Yaly trên Tây Nguyên.

Đối với các công trình giao thông, Tổng công ty Sông Đà đã đảm nhận thi công các công trình: Đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ qua đèo Ngang, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân,... Tại công trình hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, những người thợ Sông Đà tiếp tục khẳng định phẩm chất đặc biệt của mình. Đây là một công trình cực kỳ phức tạp về mặt kỹ thuật, xử lý địa chất.

Những cải tiến mang tính cách mạng về tổ chức lại sản xuất tạo cho Tổng công ty một vị thế vững chắc hơn, đưa Tổng công ty từ một đơn vị chuyên nhận thầu xây lắp nay thực sự trở thành nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước; có trong tay đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý, thợ lành nghề, thợ bậc cao vào hàng đầu trong ngành xây dựng, cùng với hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, Tổng công ty sẵn sàng đảm nhận và thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho. Một thực tế cho thấy 70% sản lượng điện của cả nước hiện nay được cung cấp bởi những nhà máy thuỷ điện do Tổng công ty Sông Đà xây dựng.

Nếu trước đây sản phẩm của Tổng công ty hầu như chỉ có thuỷ điện thì nay số ngành nghề đã lên đến vài chục, trong đó có nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ hoàn toàn mới như thép xây dựng, sân bay, cầu cảng, hợp tác lao động quốc tế,... nâng tỉ trọng sản xuất công nghiệp tăng hơn 30%. Đặc biệt, cùng với phát triển sản xuất, lực lượng tư vấn của Tổng công ty ngày một trưởng thành, đủ sức đảm đương các dịch vụ tư vấn cho các dự án thuỷ điện, dân dụng và công nghiệp từ khâu khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật đến thiết kế bản vẽ thi công, giám sát thi công,...

Để trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh và hiện đại, Tổng công ty đã đề ra các chương trình lớn bao gồm: Sắp xếp lại tổ chức sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh; Tiếp thị tổng lực tìm kiếm công trình; Đào tạo nguồn nhân lực theo chiều sâu, thu hút nhân tài; Đầu tư đổi mới hiện đại hoá công nghệ; Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư; Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; Tích cực ứng dụng phần mềm tin học hoá toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp; Lành mạnh hoá tài chính, gia tăng tốc độ cổ phần hoá tiến tới niêm yết giá trên thị trường chứng khoán; Nâng cao hơn nữa năng suất lao động và thu nhập cá nhân; Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác Đảng và các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp. Với hơn 40 năm, thời gian đã ghi nhận những phát triển vượt bậc của Tổng công ty Sông Đà.

Từ một tập thể nhỏ bé, thụ động; ngày mới thành lập vẻn vẹn chỉ gồm 3 kỹ sư thuỷ lợi, 30 kỹ thuật viên trình độ trung cấp, 40 kỹ thuật viên sơ cấp, 1 chuyên gia địa chất, 1 trắc đạc và mấy trăm công nhân lao động,… Nhưng ngày nay Tổng công ty Sông Đà đã thực sự lớn mạnh kể cả lượng và chất. Hiện nay Tổng công ty có một đội ngũ CBCNV với gần 30 nghìn người trong đó hơn 5000 kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và trình độ cao. Chỉ sau hơn 10 năm Tổng công ty đã trở thành một trong những đơn vị có vốn tài sản vào loại lớn trong ngành xây dựng, có doanh thu hàng năm từ 4.000 - 5.000 tỉ đồng, có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt từ 20 - 30%/năm. Thu nhập của CBCNV trong Tổng công ty không ngừng được cải thiện, hệ thống phúc lợi xã hội như bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí, an ninh, giáo dục, đầu tư chiều sâu cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được đầu tư thích đáng và hiệu quả.

1.2. Lĩnh vực kinh doanh

- Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, đường hầm, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế điện,...

- Kinh doanh điện

- Kinh doanh phát triển nhà ở, trụ sở cơ quan, khách sạn,... - Tư vấn thiết kế xây dựng

- Sản xuất vật liệu xây dựng, thép xây dựng

- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ và vật liệu xây dựng,... - Tổ chức hoạt động đưa người lao động Việt đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

- Nghiên cứu đào tạo thuộc các lĩnh vực xây dựng, giao thông, công nghiệp, thông tin

- Đầu tư phát triển nguồn tài chính. - Phòng cháy chữa cháy, khai khoáng,...

- Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanhNhững thành tựu: Những thành tựu: Những thành tựu:

Sản xuất kinh doanh:Đã mở rộng quy mô sản xuất ra nhiều ngành nghề khác nhau bao gồm:

+ Khai thác và chế biến khoáng sản, muối mỏ để sản xuất phân bón, vàng, quặng sắt…

+ Về sản xuất công nghiệp: cơ cấu ngành nghề về sản xuất công nghiệp đã được mở rộng. Năm 1997, Tổng công ty mới chỉ có 2 nhà máy sản xuất xi măng lò đứng, may mặc 500 đầu máy… đến nay đã có 1 nhà máy cán thép công suất 200.000 tấn/năm, 1 nhà máy xi măng công suất 2,2 triệu tấn/năm đang xây dựng… Hiện nay, Tổng công ty đã đi vào vận hành 11 nhà máy thuỷ điện với tổng công suất lắp máy 328MW, tổng lượng điện hàng năm 1,431 KWh.

+ Về kinh doanh dịch vụ: kinh doanh đô thị và hạ tầng, tư vấn thiết kế, công tác, xuất khẩu lao động chiếm 10% doanh thu của Tổng công ty.

rộng sang xây lắp công nghiệp, dân dụng, hạ tầng trên địa bàn cả nước với giá trị chất lượng ngày càng được nâng cao.

- Cơ cấu thay đổi theo hướng có hiệu quả cao.

- Công nghệ sản xuất, trình độ quản lý ngày càng được nâng cao. - Năng lực tài chính lớn mạnh không ngừng.

- Sản xuất kinh doanh đạt lợi nhuận cao.

Lĩnh vực đầu tư: Hiện nay, Tổng công ty thực hiện đầu tư và làm thủ tục đầu tư 16 dự án thuỷ điện với tổng mức đầu tư 51.000 tỷ đồng (sấp sỉ 2,83 tỷ USD), công suất lắp đặt 2.500MW; các dự án vật liệu xây dựng: nhà máy xi măng với công suất 2,2 triệu tấn/năm; nhà máy phôi thép 400 nghìn tấn/năm… và các dự án nâng cao năng lực và công nghệ thi công xây lắp với tổng mức đầu tư trên 3.000 tỷ đồng (sấp sỉ 166,7 triệu USD). Đầu tư nâng cao năng lực tư vấn, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề. Đã liên kết với các Tổng công ty, các Tập đoàn kinh tế đầu tư các khu công nghệp, khi thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp…

Công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp: Hiện nay Tổng công ty Sông Đà đã tiến hành cổ phần hoá 44 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, thành lập mới 15 Công ty cổ phần, chuyển dổi 3 daonh nghiệp thành Công ty TNHH một thành viên và thành lập một số Công ty cổ phần để triển khai các dự án thuỷ điện, công nghiệp…

Về cơ cấu sở hữu, Tổng công ty chỉ còn nắm giữ xấp xỉ 40% vốn ở các đơn vị. Thông qua việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp đã làm tăng vốn chủ sở hữu và giải quyết chế độ cho 3.200 lao động dôi dư. Các mặt đạt được là công tác quản lý điều hành được đổi mới, tính chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của đơn vị được nâng cao.

Công tác quản lý: Qua các công Vùng trọng điểm, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật của Tổng công ty đã được tiếp thu trình độ quản lý, trình độ công nghệ của các nước tiên tiến, nhất là từ khi chuyển các doanh nghiệp

sang hoạt động theo luật doanh nghiệp đã tạp ra tính năng động sáng tạo trong quản lý điều hành. Trong sản xuất kinh doanh, không có đơn vị bị thua lỗ, cổ tức hàng năm đều đạt từ 15% - 40%.

Công tác chăm lo đời sống của người lao động: Đã đảm bảo việc làm ổn định cho hơn 30.000 lao động, thu nhập ổn định với mức lương bình quân 2.670.000 đ/người/tháng (năm 2007) và 3.340.000 đ/người/tháng (năm 2008).

Những hạn chế bộ máy

- Công tác đổi mới doanh nghiệp còn chậm. - Bộ máy quản lý còn cồng kềnh.

- Chất lượng cán bộ chưa cao, trình độ quản lý điều hành SXKD chưa có tính chuyên nghiệp, trình độ tổ chức và năng lực cán bộ còn hạn chế.

- Công tác đầu tư có nhiều cố gắng nhưng thời gian đầu tư còn kéo dài, trình độ quản lý các dự án đầu tư còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Hiệu quả SXKD chưa cao, chi phí SXKD lớn.

- Quan hệ giữa các đơn vị thành viên chưa phát huy tốt, chưa tận dụng được hết năng lực, sức mạnh của nhau để giải quyết tốt các công việc chung.

Một phần của tài liệu giải pháp tái cấu trúc tổng công ty sông đà trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 38 - 43)