Tái cấu trúc con đường duy nhất đúng để khắc phục triệt để các yếu kém

Một phần của tài liệu giải pháp tái cấu trúc tổng công ty sông đà trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 33 - 38)

Từ những vấn đề yếu kém bên trong doanh nghiệp đã nêu ở trên là các dấu hiệu cần để Doanh nghiệp phải thực hiện tái cơ cấu. Tái cấu trúc doanh nghiệp là việc cần làm ngay để khắc phục triệt để các yếu kém. Mỗi doanh nghiệp cần nghiêm túc đánh giá các điểm yếu trong mọi lĩnh vực của mình và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.

Bên cạnh đó những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như môi trường kinh doanh thay đổi khi Việt nam gia nhập WTO dẫn đến môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn để tồn tại trên thị trường, bản chất của sự cạnh tranh cũng thay đổi, đó không chỉ đơn thuần là sự cạnh tranh về giá cả. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra sức phát triển Thêm vào đó, sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra sức phát triển mạnh mẽ cho thị

trường, tốc độ của sự thay đổi diễn ra nhanh hơn và tác động tới mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh. Khách hàng cũng không còn phụ thuộc vào các nhà cung cấp mà trở thành người quyết định trong hoạt động thương mại. Ba yếu tố cơ bản của môi trường kinh doanh là cạnh tranh, khoa học công nghệ và khách hàng đều đã thay đổi rất nhiều so với trước báo hiệu một thời kỳ mới của các phương thức kinh doanh mới lên ngôi để đảm bảo tổ chức kinh tế có thể theo kịp tốc độ thay đổi như vũ bão của môi trường kinh doanh hiện nay.

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã giúp các nhà sản xuất tăng năng suất lao động xã hội lên mức cao hơn rất nhiều so với trước, đồng thời ngày càng có nhiều các nhà sản xuất tham gia thị trường nên cung hàng hóa nhanh chóng tăng lên và dần vượt cả mức cầu tạo cho khách hàng ngày càng nhiều sự lựa chọn hơn. Vì vậy, trong môi trường kinh doanh hiện nay, khách hàng trở nên có ưu thế hơn và là chủ thể quyết định việc người bán sẽ bán cái gì, bán vào lúc nào, bán như thế nào với giá bao nhiêu. Quyền lực thị trường chuyển từ người bán sang người mua khiến cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn sản xuất đại trà trở nên lúng túng trong tình thế này.

Một lý do khác khiến khách hàng chiếm ưu thế hơn trong mối quan hệ với người bán là các khách hàng ngày nay có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin một cách nhanh chóng và chính xác, họ có thể biết được để sản xuất một mặt hàng nào đó cần bỏ ra bao nhiêu chi phí. Và do đó, khách hàng có thể chiếm ưu thế hơn trong quá trình đàm phán với người bán.

Khi khách hàng (dù là cá nhân hay tổ chức) có ưu thế trong mối quan hệ mua bán thì họ đều đòi hỏi phải được đối xử phù hợp với ý riêng của mình. Họ mong đợi sản phẩm làm ra đúng yêu cầu của họ, việc giao nhận hàng phù hợp với kế hoạch sản xuất hoặc thời gian công tác của họ và điều kiện thanh toán tiện lợi cho họ… Ngày nay, dịch vụ khách hàng luôn được khách hàng mong đợi nhiều nhất, chính dịch vụ này của nhà cung cấp mới làm nên sự khác biệt cho sản phẩm của họ.

Khách hàng và sự cạnh tranh đều thay đổi, và điều đáng nói là chúng thay đổi về bản chất. Trước hết, sự thay đổi trải rộng ra ở phạm vi toàn thế giới, đồng thời nhip độ thay đổi cũng không ngừng gia tăng bởi xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Những thay đổi hiện nay khiến các doanh nghiệp muốn tồn tại cũng phải gia nhập vào vòng xoáy biến đổi đó, các doanh nghiệp phải thay đổi không ngừng để đáp ứng những thay đổi đó nếu không sẽ bị đẩy ra khỏi cuộc cạnh tranh khốc liệt này.

Môi trường kinh doanh hiện nay cũng đòi hỏi doanh nghiệp ngày càng phải có tầm nhìn chiến lược để đảm bảo doanh nghiệp mình phát triển theo đúng hướng mà thị trường đang vận động. Tuy nhiên, không phải nhà quản lý nào cũng có khả năng như vậy. Hầu hết những gì mà họ phát hiện được chỉ là những thay đổi mà họ đã dự tính trong khi chính những thay đổi ngoài dự kiến, những biến động bất thường của thị trường kinh doanh mới là những yếu tố có thể khiến công ty phải rút lui khỏi thị trường.

Nhìn chung, sự thay đổi của nền kinh tế hiện nay mang lại cho các doanh nghiệp đồng thời những cơ hội và thách thức, đòi hỏi rất nhiều ở nhà quản trị cần phải có sự thay đổi về tư duy quản trị doanh nghiệp phù hợp với xu thế hiện nay của các trào lưu kinh tế để có thể đưa doanh nghiệp của mình phát triển và lớn mạnh trên thị trường. Do vậy Tái cấu trúc doanh nghiệp là con đường duy nhất đúng để khắc phục triệt để các yếu kém

2.2.4. Tái cấu trúc doanh nghiệp như thế nào

Tái cấu trúc ở Việt Nam thực sự chưa cho thấy sự biến đổi về chất trong hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ đơn giản là “bình mới rượu cũ”. Trước những thách thức của thị trường thế giới, để có thể sinh tồn và khẳng định mình, doanh nghiệp Việt Nam cần biến thách thức thành cơ hội của mình. Đồng thời, cần bứt phá khỏi vỏ bọc nặng nề cũ kĩ của mình để làm mới bản thân, phát triển với một cái áo vừa vặn hơn.

Trên cơ sở phân tích những đặc điểm doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam và kinh nghiệm từ những doanh nghiệp đã tiến hành tái cơ cấu, các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh việc vận dụng tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam cần thiết phải hình thành những hạt nhân, cả “con người’, “vật chất”, và “tinh thần” để hình thành nền móng vững chắc cho quá trình tái cấu trúc. Cụ thể:

Thứ nhất, cần mạnh dạn vận dụng những vấn đề lý luận về quá trình tái cơ cấu toàn bộ doanh nghiệp. Việc phổ biến vận dụng những lý luận này sẽ giúp cho đội ngũ lãnh đạo nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của quá trình tái cơ cấu, từ đó mạnh dạn áp dụng vào doanh nghiệp mình để nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần:

- Tổ chức mời đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm phổ biến những quan điểm về tái cơ cấu, tái lập doanh nghiệp đến các thành viên trong công ty để toàn bộ cán bộ công ty thấy được sự cần thiết của quá trình này. Đồng thời quán triệt về nhận thức và hành động trong các đơn vị thành viên để việc triển khai đề án tái cơ cấu thực sự đúng trọng tâm, lộ trình và đạt hiệu quả.

- Kiên quyết áp dụng khi nhận thấy doanh nghiệp đã hội tụ đầy đủ các điều kiện để thực hiện.

Thứ hai, cần đào tạo và trang bị cho đội ngũ lao động những kiến thức cần thiét đẻ có khả năng thích ứng với mô hình mới, với những vấn đề mới sau khi tái cơ cấu doanh nghiệp. Việc tái cơ cấu doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến người lao động. Quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp bao gồm tái cơ cấu tổ chức và quản lý, tái cơ cấu tài sản, tái cơ cấu sản phẩm, thị trường, tái cơ cấu lao động…cho nên dù muốn hay không muốn thì người lao động sẽ bị tác động rất mạnh. Để tránh cho người lao động có những cứ “sốc” khi bị thuyên chuyển hoặc cắt giảm do quá trình tái cơ cấu lại tổ chức, thì doanh nghiệp nên có sự chủ động trong vấn đề này, cụ thể:

- Cung cấp cho người lao động những thông tin cần thiết liên quan đến lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ để người lao động có kế hoạch chủ động trong công việc của mình.

- Trang bị cho người lao động những kiến thức cần thiết để có thể tiếp cận với vị trí mới, với công việc mới sau khi tái cơ cấu doanh nghiệp.

Thứ ba, cần có đinh hướng xác định đúng thời điểm tái cơ cấu một

cách hợp lý, tránh quá sớm hoặc quá muộn. Thời cơ là một yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp trong bất kỳ tình huống nào. Do vậy, doanh nghiệp nên phân tích đánh giá nội bộ để thấy chu kỳ hoạt động, cũng như sự thay đổi của môi trường kinh doanh và từ đó xác định thời điểm và quyết định tái cơ cấu hợp lý nhất.

Những yếu tố cần đã được hình thành, để có đủ điều kiện tiến hành tái cơ cấu, tất nhiên tài chính là xương sống hoạt động tái cấu trúc này. Doanh nghiệp cần phải dự toán về nguồn tài chính cần thiết cho hoạt động này, xác định các phương pháp kế toán phù hợp và tìm các nguồn tài trợ cho nguồn tài chính.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN TRỊ CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

Một phần của tài liệu giải pháp tái cấu trúc tổng công ty sông đà trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w