Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Đại học sư phạm nguyễn quốc trung quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 68 - 71)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Ưu điểm

Được sự quan tâm của UBND huyện Long Hồ về vật chất và tinh thần cho các nhà trường THCS trên địa bàn huyện. UBND huyện cấp kinh phí từ nguồn NSNN, các mạnh thường quân đóng góp vào quỹ học bổng của nhà trường, cổ vũ, động viên tinh thần trong việc xây dựng VHNT.

Bên cạnh đó, các nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long, Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Long Hồ về hoạt động xây dựng VHNT.

Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, đã được bồi dưỡng quản lý giáo dục. Đội ngũ GV được đào tạo chính quy, bài bản và tích cực tiếp thu những tiến bộ khoa học và ứng xử có văn hóa.

CBQL nhà trường khá tốt, thường xuyên quan tâm hướng dẫn, động viên GV, NV tham gia vào hoạt động xây dựng VHNT, rất quan tâm đến tổ chức các hoạt động cho GV, NV nhằm giúp cấp dưới của mình có đủ năng lực, phẩm chất cần thiết để tham xây dựng VHNT. Kết hợp với kinh nghiệm giáo dục, nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho GV, HS hiểu tầm quan trọng của VHNT.

2.5.2. Hạn chế

Các nhà trường chưa xây dựng được kế hoạch chiến lược tổng thể cho hoạt động xây dựng VHNT. Các kế hoạch chỉ ở dạng ngắn hạn và chưa thật sự có hướng đi trong những năm tiếp theo.

Một bộ phận CBQL có tuổi cịn ngại đổi mới, phong cách lãnh đạo chưa linh hoạt. Trong công tác chỉ đạo và xây dựng kế hoạch còn thụ động.

Việc tuyên truyền và tác động nâng cao nhận thức cịn mang tính hình thức và chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục trong nhà trường.

Cơ sở vật chất chưa trang bị đầy đủ, các trang thiết bị hiện đại còn thiếu, cảnh quan sư phạm chưa được chú ý.

2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

Vấn đề VHNT ở các trường THCS là vấn đề định tính, vơ hình. Tuy có văn bản quy định về việc xây dựng VHNT, kèm theo các tiêu chí cụ thể, nhưng để đo lường cụ thể được thì rất khó xác định. Nhà trường có thực hiện theo tiêu chí nhưng để đánh giá

là đạt ở mức nào thì chưa rõ ràng, dẫn đến đánh gá chưa đúng thực chất.

Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, con người ngày càng hướng đến nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội mà bỏ quên đi vấn đề về văn hóa. Trong nhà trường cũng vậy, giáo dục chú trọng đến chất lượng đào tạo, lại ít khi nhắc đến vấn đề văn hóa. Thậm chí trong kế hoạch phát triển giáo dục ít khi đề cập đến phát triển VHNT.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, lãnh đạo nhà trường mà trực tiếp là hiệu trưởng các trường THCS

được khảo sát chưa nhận thức được thật đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trị của việc xây dựng VHNT và quản lý xây dựng VHNT trong quá trình phát triển của nhà trường. Các CBQL này chưa nhận thấy VHNT như một yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển nhà trường mang tính bền vững.

Thứ hai, lãnh đạo nhà trường đôi khi chưa thật sâu sát với nhiệm vụ xây dựng

VHNT và quản lý xây dựng VHNT. Lãnh đạo nhà trường chưa sâu sát trong việc triển khai kế hoạch đã được xây dựng, đánh giá kết quả của các bộ phận, của GV và HS trong việc xây dựng VHNT.

Thứ ba, Nhà trường chưa biết phối hợp một cách đồng bọ và chặt chẽ với các tổ

chức xã hội, doanh nghiệp, các đoàn thể, hội cha mẹ HS trong việc xây dựng VHNT. Chính vì vậy, nhà trường chưa tranh thủ được kinh phí, nhân lực từ các lực lượng xã hội này để xây dựng nhà trường nói chung và VHNT nói riêng.

Thứ tư, một bộ phận GV, HS, cán bộ phục vụ chưa ý thức đầy đủ trách nhiệm và

nghĩa vụ của mình đối với việc xây dựng VHNT. Điều này được thể hiện qua các hoạt động giảng dạy, sinh hoạt tập thể, qua hoạt động học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh cũng như trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao của trường.

Thứ năm, mối quan hệ giữa GV và HS trong lớp còn nhiều khoảng cách nhất

định dẫn đến khó khăn trong cơng tác xây dựng VHNT.

Tiểu kết Chƣơng 2

Trong chương 2 này chúng tơi tiến hành phân tích thực trạng hai khía cạnh chính sau đây:

Thứ nhất: Thực trạng xây dựng VHNT tại các trường trung học cơ sở huyện

Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Thứ hai: Thực trạng quản lý xây dựng VHNT tại các trường trung học cơ sở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

Thực trạng mức độ tốt/phù hợp đối với nội dung xây dựng văn hóa và quản lý xây dựng văn hóa tại các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long qua việc đánh giá mức độ tốt/phù hợp của các nội dung:

- Nhận thức của các thành viên trong nhà trường về tầm quan trọng của việc xây dựng VHNT tại các trường trung học cơ sở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

- VHNT tại các trường trung học cơ sở

- Xây dựng văn hoá nhà trường gắn với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của nhà trường

- Xây dựng các giá trị cốt lõi của văn hoá nhà trường

- Xây dựng các quy tắc, chuẩn mực văn hoá trong nhà trường

- Xây dựng cơ sở vật chất và các biểu trưng của nhà trường đảm bảo tính văn hố - Xây dựng các lễ nghi truyền thống trong nhà trường

- Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường

Kết quả nghiên cứu thực trang này cho thấy: các nội dung thực hiện hay quản lý về xây dựng văn hóa tại các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long được đánh giá mức khá tốt/phù hợp khá cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung được đánh giá chưa tốt/chưa phù hợp.

Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý xây dựng VHNT THCS cho thấy, tất cả các yếu tố được nghiên cứu đều ảnh hưởng nhiều đến quản lý xây dựng VHNT.

Kết quả nghiên cứu thực trạng này là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiến hành đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng văn hóa trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đạt được hiệu quả cao hơn.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LONG HỒ, TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu Đại học sư phạm nguyễn quốc trung quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học cơ sở huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)