8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quảnlý xây dựng văn hóa nhà trường đối với các trường THCS
3.2.2. Biện pháp 2: Chú trọng xây dựng văn hoá nhà trường gắn với chiến lược
lược phát triển nhà trường
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các biện pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Đảng về đổi mới giáo dục phổ thông, phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Thế nên, khi xây dựng cần chú trọng xây dựng văn hoá nhà trường gắn với chiến lược phát triển nhà trường.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Từ thực trạng ở chương 2, khi được hỏi “Việc xây dựng VHNT tại Trường của
Quý Thầy/Cơ như thế nào”, kết quả có 91,9% trả lời là đã có, 8,1% trả lời chưa có.
Do đó, xây dựng văn hố nhà trường cần gắn với chiến lược phát triển nhà trường gồm có các nội dung cơ bản sau:
- Đặc điểm tình hình nhà trường: nhà trường xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, các vấn đề ưu tiên của nhà trường.
- Tầm nhìn, giá trị và sứ mệnh của nhà trường trong thời gian 5 năm và tầm nhìn 10 năm tới.
- Xác định mục tiêu chung, chỉ tiêu cụ thể về đội ngũ GV, học sinh, CSVC và phương châm hành động.
- Xây dựng chương trình hành động: nâng cao chất lượng GD – ĐT, Xây dựng và phát triển đội ngũ, Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục, Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục, xây dựng thương hiệu.
- Tổ chức theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện: Phổ biến kế hoạch chiến lược, Tổ chức, Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược, ...
3.2.2.3. Cách thức tiến hành
- Bước 1: Phân tích đặc điểm của nhà truờng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, các vấn đề ưu tiên của nhà trường (Phân tích SWOT).
- Bước 2: Xác định mục tiêu chung, chỉ tiêu cụ thể và phương châm hành động cần đạt của công tác xây dựng VHNT. Các mục tiêu cần đảm bảo SMART và có thể ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Bước 3: Xác định chương trình hành động: của cơng tác xây dựng VHNT. Các chương trình hành động cần xác định mục tiêu của từng hành động, những công việc cần triển khai, các chủ thể thực hiện tương ứng với các nội dung hành động .
- Bước 4: Xác định phương pháp thực hiện chiến lược xây dựng VHNT. Các phương pháp cần đa dạng, linh hoạt và phù hợp với từng chủ thể thực hiện phương pháp (CBQL, GV, NV, HS).
- Bước 5: Lồng ghép viết chiến lược quản lý công tác xây dựng VHNT
- Bước 6: Hoàn chỉnh và phê duyệt chiến lược xây dựng VHNT của nhà trường. - Bước 7: Triển khai và thực hiện chung chiến lược.
- Bước 8: Định kì kiểm tra và đánh giá chiến lược theo từng giai đoạn.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng căn cứ vào chủ truơng, chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tư, văn bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, Nghị quyết của HĐND, UBND tại địa phương, vào chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Phòng GD và ĐT, Sở GD và ĐT để xây dựng chiến lược phát triển nhà trường, đồng thời đảm bảo nội dung xây dựng văn hóa nhà trường.