7. Cấu trúc đề tài
2.2. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Quận Hải Châu
2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quận Hải Châu có lịch sử trên 500 năm, kể từ lúc những cư dân Việt đầu tiên đến đây khai hoang, vỡ đất, tính kế sinh cơ lập nghiệp lâu dài. Sau khi tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) thành tỉnh Quảng Nam và TPĐN, quận Hải Châu, TPĐN được thành lập theo Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 23/01/1997 của Chính phủ và trở thành quận trung tâm của TPĐN.
Vị trí của Quận Hải Châu: Phía Bắc giáp Vịnh Đà Nẵng, Tây giáp quận Thanh Khê và huyện Hịa Vang, Đơng giáp quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn, Nam giáp Quận Cẩm Lệ.
Quận Hải Châu có diện tích 21,35 km2, chiếm 1,66% diện tích tồn thành phố; Dân số (năm 2020): 192.685 người, chiếm 17,46% số dân toàn thành phố; Mật độ dân số: 8.765 người/km2. (Theo niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2020).
Thạch Thang, Thanh Bình, Thuận Phước, Hịa Thuận Tây, Hồ Thuận Đơng, Nam Dương, Phước Ninh, Bình Thuận, Bình Hiên, Hịa Cường Nam, Hịa Cường Bắc.
Với vị trí là một quận trung tâm, nằm sát trục giao thông Bắc Nam và cửa ngõ ra biển Đông, cùng một hệ thống hạ tầng giao thông phát triển mạnh, đồng thời là trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ của thành phố, tập trung đơng dân cư và các cơ quan, văn phịng của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Vì vậy, quận Hải Châu có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng, giữ vai trò là trung tâm chính trị-hành chính-kinh tế-văn hố và là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng của thành phố Đà Nẵng. [6]
2.2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Từ khi thành lập (1997) đến nay, tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn quận đã phát triển nhanh theo hướng Cơng nghiệp hóa-Hiện đại hóa; lĩnh vực văn hóa-xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng; quốc phịng-an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững.
Với lợi thế là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng nên hoạt động thương mại- dịch vụ trên địa bàn quận đã phát triển nhanh, với sự tham gia nhiều thành phần kinh tế làm cho thị trường thêm đa dạng, phong phú; hàng hóa lưu thơng tăng nhanh về số lượng và chủng loại đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của xã hội; phương thức kinh doanh đa dạng; ngày càng xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh văn minh, hiện đại và một số loại hình dịch vụ mới như các dịch vụ kỹ thuật tài chính-tín dụng, khoa học- cơng nghệ, dịch vụ công cộng… từng bước thể hiện trung tâm cung ứng các dịch vụ tài chính cho kinh tế thành phố. [6]
Nhìn chung tình hình kinh tế-xã hội của quận Hải Châu trong những năm qua cơ bản hoàn thành các mục tiêu tổng quát đề ra, đã có sự chuyển mình nhanh chóng, xứng đáng là vị trí trung tâm thành phố Đà Nẵng. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đô thị được chỉnh trang, nguồn nhân lực phát triển, nếp sống của người dân đơ thị ngày càng có những tiến bộ mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, quốc phịng-an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Trong tám năm hoạt động, đã có sáu năm liên tiếp quận Hải Châu hồn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh do thành phố giao và Hội đồng nhân dân quận đề ra. Riêng năm 2021, do tình hình dịch covid 19 diễn biến phức tạp nên kinh tế Quận ít nhiều bị ảnh hưởng. Cụ thể: Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 16.451 tỷ đồng, tăng 10,57% so với cùng kỳ. (2) Sản lượng khai thác thủy, hải sản ước đạt 2.184 tấn, đạt 53,36% kế hoạch (giảm 1,53% so cùng kỳ). (3) Đến ngày 30/6/2021: Tổng thu ngân sách đạt 633,963 tỷ đồng, bằng 67,30% kế hoạch (trong đó thu cân đối ngân sách là 632,934 tỷ đồng, đạt 67,19% dự toán), tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng chi ngân sách đạt 353,962 tỷ đồng, bằng 48,30 % dự toán thành phố và 37,49% dự toán
quận; đảm bảo chi cho công tác phịng, chống dịch và nhiệm vụ chính trị của quận. (4) Có 480 doanh nghiệp đăng ký mới, 237 doanh nghiệp giải thể; đến nay, quận đang quản lý 6.933 doanh nghiệp. Số hộ kinh doanh cá thể phát sinh mới là 745 hộ, số hộ ngừng kinh doanh là 934 hộ; đến nay tổng số hộ kinh doanh cá thể là 10.399 hộ.
Với những thành tựu đã đạt được, nhân dân và cán bộ quận Hải Châu đã được Nhà nước, Chính phủ và UBND thành phố Đà Nẵng khen tặng:
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 2003) Huân chương Lao động hạng 3 (năm 2001)
Cờ thi đua của Chính phủ (năm 2000)
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 1999)
Cờ thi đua xuất sắc của UBND thành phố liên tục từ năm 1999 đến nay. [6]
2.2.2. Đặc điểm chung của các trường Mầm non trên địa bàn Quận Hải Châu
2.2.2.1. Quy mô mạng lưới trường, lớp
Mạng lưới trường, lớp ngành học mầm non trên địa bàn Quận Hải Châu đã được qui hoạch đến năm 2030 và triển khai phát triển theo hướng đa dạng hóa và xã hội hóa giáo dục. Đến nay, tồn quận có 44 trường mầm non; (trong đó có 16 trường mầm non cơng lập, 28 trường mầm non tư thục). Qui mô trường, lớp từ năm 2011-2021 tăng 15 trường MN tư thục, có 13/13 phường đều có trường Mầm non, mỡi phường có từ 2-6 trường, đáp ứng cho nhu cầu học tập của con em nhân dân trên từng địa bàn phường, Cơ sở vật chất trường học hàng năm được đầu tư, cải tạo, tăng cường. Đến nay có 16/44 trường đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ 35%. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, trong 2 năm trở lại đây, đã có 3-4 trường tư thục đã xin giải thể.
2.2.2.2. Đặc điểm chung
Các trường Mầm non công lập trên địa bàn Quận Hải Châu đều có vị trí tại các khu dân cư đông đúc, số lượng trẻ hàng năm đều đạt hoặc vượt chỉ tiêu được giao. Các trường đều nhận được sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục, thực hiện đúng chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục ban hành.
Đặc biệt các trường được khảo sát đều là những trường đạt chuẩn quốc gia, có hệ thống phịng lớp khang trang, cơ sở vật chất tốt, phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục, sân chơi rộng rãi, thoáng mát và đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên tâm huyết với nghề, khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, bồi dưỡng nghiệp vụ. Trong đó, có nhiều trường là trọng điểm của Quận và thành phố, cơ sở vật chất và đội ngũ CBGV đều đạt chuẩn (MN 20/10, MN Hoa Phượng Đỏ, MN 19/5…)
Bảng 2.3. Trình độ chun mơn của giáo viên ở các trường mầm non được khảo sát
Giáo viên
Thâm niên công tác Tổng
cộng Tỷ lệ Dưới 5 năm 5 – 10 năm Trên 10 năm
SL % SL % SL % Trình độ chun mơn Trung cấp SPMN 0 0 0 0 0 0 0 0 Cao đẳng SPMN 0 0 1 1% 6 6,5% 7 7,5% Đại học SPMN 10 10,7% 26 27,9% 50 53,9% 86 92,5% Tổng cộng 10 10,7% 27 28,9% 56 60,4% 93 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát từ PL1
Theo quy định xếp hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên MN thì trình độ đạt chuẩn của giáo viên là từ trung cấp trở lên. Tuy nhiên, nhìn vào bảng 2.2 thấy rằng, trình độ giáo viên ở các trường đều đạt trên chuẩn:
Cụ thể như cao đẳng chỉ chiếm 7,5% và đại học chiếm tới 92,5%. Về thâm niên công tác trong ngành, chiếm tỉ lệ cao nhất là thâm niên công tác từ 10 năm trở lên chiếm 60,4%, 5-10 năm chiếm 28,9% và từ 1 – 5 năm chiếm 10,7%. Điều này cho thấy các giáo viên đang dạy các lớp Mẫu giáo được khảo sát là những người có nhiều năm kinh nghiệm và năng lực chuyên môn vững vàng, đều được đánh giá là đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.