Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện cho việc tổ chức các

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục giới cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận hải châu thành phố đà nẵng (Trang 89 - 91)

7. Cấu trúc đề tài

3.2. Các biện pháp cụ thể

3.2.5. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện cho việc tổ chức các

hoạt động giáo dục giới cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non

a. Mục đích, ý nghĩa

Điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện để tổ chức các hoạt động có nội dung giáo dục giới rất quan trọng, nó góp phần khơng nhỏ đến hiệu quả của một hoạt động. Cơ sở vật chất có đảm bảo thì hoạt động mới tổ chức được, và cơ sở vật chất có đầy đủ thì hiệu quả hoạt động càng cao.

Mục đích của tăng cường xây dựng cơ sở vật chất nhằm đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt các hoạt động có nội dung giáo dục giới cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. Mặt khác đảm bảo tốt công tác tuyên truyền sự cần thiết của giáo dục giới cho trẻ với tất cả mọi người, đặc biệt là phụ huynh trẻ.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Môi trường học tập của trẻ bào gồm mơi trường bên ngồi và mơi trường bên rtong lớp học, việc đảm bảo không gian lớp học, cách sắp xếp lớp học có sự ảnh hưởng lớn đến sự tham gia vào việc học của trẻ. Ở nhiều trường mầm non, cơ sở vật chất còn hạn chế, lớp học bố trí q đơng học sinh dẫn đến ảnh hưởng đến việc sắp xếp vị trí cho trẻ trong các hoạt động: ăn, ngủ, học tập…Mặt khác, khơng gian lớp học cịn có ảnh hưởng lớn đến việc bố trí các góc chơi trong lớp, và khơng gian trẻ chơi tự do. Một số trường mầm non khơng có sân chơi, dẫn đến việc hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời của trẻ.

Thiết kế và tăng cường xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường là một nội dung hết sức quan trọng đối với các trường mầm non muốn tổ chức tốt các hoạt động có nội dung giáo dục giới. Đặc biệt việc sắp xếp trẻ theo nhóm nhỏ sẽ giúp tăng cường sự tham gia của những trẻ hay e thẹn và ít năng động hoặc ít hứng thú hơn.

Để thực hiện tốt nội dung này, các CBQL cần:

- Xây dựng danh sách mua sắm các đồ dùng, đồ chơi thiết bị nhằm phục vụ cho công tác giáo dục giới cho trẻ trong nhà trường

- Tham mưu với các cấp để tận dụng sự hỡ trợ về kinh phí nhằm có sự đầu tư tốt hơn mua sắm các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.

- Vận động, tổ chức các cuộc thi sáng tạo đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu phục vụ cơng tác giáo dục trẻ trong đó có giáo dục giới.

Ở các trường mầm non, các loại đồ dùng, đồ chơi thường được các giáo viên sắp xếp theo các góc chơi khác nhau. Các giáo viên mầm non cũng thường được khuyến khích sáng tạo các loại đồ dùng, đồ chơi tự làm từ nguyên vật liệu phế thải: các hộp sữa chua, lon sữa, chai lọ…Thực tế cho thấy, cần có sự thay đổi đồ dùng, đồ chơi thường xuyên để kích thích sự sáng tạo của trẻ đồng thời mang lại sự hững thú, niềm vui cho trẻ khi tham gia các hoạt động.

- Khi trang bị các loại đồ dùng, đồ chơi đáp ứng nhu cầu giáo dục giới cho trẻ cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Các đồ chơi được sử dụng nên có màu sắc trung tính, hấp dẫn và phù hợp với cả trẻ gái và trẻ trai.

+Thường xuyên bổ sung các loại đồ chơi có một số yếu tố hấp dẫn cho mỡi giới tính. Ví dụ: cơ giáo có thể dùng hình hoặc tranh cắt ra từ giấy lịch hoặc tạp chí… để làm trị chơi xếp hình, giáo viên có thể chuẩn bị một số hình có hình dạng xe ơ tơ cịn một số có hình búp bê. Với phương pháp này, mọi trẻ đều có cơ hội học như nhau và có thể chọn thực hiện bộ xếp hình mình thích nhất.

Bên cạnh đó, các GVMN cũng cần lưu ý cho các ba mẹ khi lựa chọn các loại đồ chơi cho bé khi ở nhà: Đồ chơi là một phương tiện định hình quan niệm xã hội theo giới tính của các bé. Cho trẻ chơi đồ chơi theo giới tính sẽ giới hạn khả năng tìm hiểu thế giới xung quanh cũng như xu hướng chọn nghề nghiệp của trẻ khi lớn lên. Ví dụ cha mẹ thường cho con trai chơi những đồ lắp ghép, xếp hình, siêu nhân, điều đó sẽ khiến cho con trai của họ khi lớn lên có xu hướng chọn nghề nghiệp xây dựng, cơ khí, cơng an, bộ đội,… Tương tự như vậy cha mẹ thường cho con gái chơi với búp bê, bộ đồ nấu ăn, bán hàng, điều đó sẽ khiến cho con gái của họ khi lớn lên có xu hướng chọn nghề nghiệp giáo viên, đầu bếp, bán hàng,… Việc cha mẹ lựa chọn các đồ chơi hướng nghiệp cho con trai và con gái như vậy sẽ dần hình thành các định kiến giới về nghề nghiệp cho trẻ khi lớn lên. Ở độ tuổi tìm hiểu thế giới xung quanh, các em cần được khuyến khích trí tưởng tượng, sự tị mị, ham học hỏi chứ không phải là học về phân biệt đồ vật theo giới tính của mình. Nếu trẻ em khơng bao giờ được trao cơ hội, chúng có thể khơng bao giờ phát hiện ra liệu chúng có thích một loại đồ chơi hay một kiểu chơi nhất định nào đó.[13] + Ví dụ có thể tổ chức các hoạt động cho cả lớp tham gia giúp xố bỏ các vai trị về giới điển hình như: khi học về giao thơng, tất cả các trẻ có thể trở thành tài xế lái xe. Đặc biệt, trong các trường mầm non, nên tạo các góc truyền thơng về ni dạy trẻ có giáo dục giới, mục đích khơng chỉ để cho các bậc cha mẹ trẻ có thể thường xuyên theo dõi các thông tin, cách thức giáo dục giới cho trẻ ở trường, mà các GVMN có thể chia sẻ các hình thức hay về lồng ghép GDG cho trẻ của các đơn vị khác…

Góc truyền thơng này nên đặt ở những nơi cha mẹ và các khách đến thăm trường dễ nhìn thấy. Góc truyền thơng có thể để bảng thông tin về giáo dục cho trẻ mầm non. Chữ viết trên bảng cần to rõ ràng, dễ đọc và nên có nhiều hình ảnh, sơ đồ, có màu sắc, trang trí đẹp mắt để thu hút sự chú ý của mọi người. Góc truyền thơng cũng có thể là

nơi trưng bày các sản phẩm của trẻ tự làm, trẻ vẽ có liên quan đến chủ đề học hàng ngày của trẻ. GVMN cần chú ý đến những chủ đề có đề cập nhiều đến giáo dục về giới và giới tính như chủ đề bản thân, nghề nghiệp hoặc gia đình. Đặc biệt nên có mục “Những việc ba mẹ nên làm ngay” hoặc mục “Những điều ba mẹ cần biết” đưa ra những nội dung mà các ba mẹ cần phối hợp với giáo viên để thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục về giới và giới tính cho trẻ. Ví dụ: “Cha mẹ trị chuyện với trẻ về cách phân công công việc giữa các thành viên trong gia đình” hay “đề nghị ba mẹ cho trẻ mang đến lớp một đồ chơi yêu thích của trẻ ở nhà” hoặc “sưu tầm những tranh ảnh về các nghề nghiệp khác nhau” [13]...

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục giới cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập quận hải châu thành phố đà nẵng (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)