Những hạn chế, bất cập trong quá trình thực thỉ pháp luật I.Sự chồng chéo, thiếu đồng bộ của Pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 94 - 97)

10 năm thực thi, quôc hội đã thông qua Bộ luật dân sự năm 2005 Bộ luật mới đã

2.2.2. Những hạn chế, bất cập trong quá trình thực thỉ pháp luật I.Sự chồng chéo, thiếu đồng bộ của Pháp luật Việt Nam

2.2.2.I. Sự chồng chéo, thiếu đồng bộ của Pháp luật Việt Nam

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lúng túng và lập luận thiếu chặt chẽ của các tòa án khi áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là do các quy định hiện hành còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa đầy đủ, chưa hình thành một chế định pháp luật độc lập về trách nhiệm sản phấm dựa trên các nguyên lý cơ bản như nguyên lý trách nhiệm do bất cẩn, nguyên lý trách nhiệm nghiêm ngặt và nguyên lý trách nhiệm do vi phạm

nghĩa vụ bảo đăm ngầm định. Chưa cỏ sự thống nhất giữa quy định của Bộ luật dân sự và Luật Bảo vệ người tiêu dùng trong việc xác định các yếu tố cấu thành

trách nhiệm bồi thường. Bộ luật dân sự dường như quy định rất rộng về trách nhiệm bồi thường của nhà sản xuất, kinh doanh khi sử dụng khái niệm “hàng hóa, dịch vụ khơng bảo đảm chất lượng” mà khơng làm rõ nội hàm của khái niệm này, liệu “hàng hóa khơng bảo đảm chât lượng” có đơng nghĩa với “hàng hóa có khuyêt

tật” trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng hay không. Các quy định liên quan đến trách nhiệm sản phẩm hiện nay chưa làm rõ cơ sở xác định trách nhiệm sân phẩm (các yếu tố cần chứng minh) theo ba nguyên tắc: bất cẩn, vi phạm nghĩa vụ bào

đảm và trách nhiệm nghiêm ngặt, chưa quy định rõ cách thức, tiêu chí xác định hàng hóa có khuyết tật theo ba dạng khác nhau, các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường đối với hậu quả do khuyết tật của hàng hóa gây ra cịn chưa đầy đủ (Luật Bảo vệ người tiêu dùng mới quy định một trường hợp miễn trách nhiệm).

Liên quan đến chế định bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng nói riêng ta có thể thấy các quy định khơng chỉ quy định gói gọn trong Bộ Luật Dân sự 2015 mà chúng còn được quy định riêng rẽ trong các văn bán quy phạm pháp luật khác như Luật Hàng Hải, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật bào vệ môi trường, ...Tuy nhiên, việc bồi thường thiệt hại lại không được quy định một cách đồng bộ mà lại có sự bất đồng, chồng chéo lẫn nhau. Điển hình như sự chồng chéo, mâu thuần và chưa thực sự rõ ràng giữa quy định của BLDS 2015 và Luật Thương mại 2005 liên quan đến việc xác

định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm hợp đồng. Hay như quy định về bồi thường thiệt hại trong Luật Hàng không dân dụng không xét từng loại thiệt hại như trong Luật Dân sự mà trong mọi trường hợp hành khách đều được bồi thường một khoản tiền nhất định.

A. A.

Chính những quy định riêng rẽ như vậy làm cho việc áp dụng pháp luật của các nhà làm luật till Việt Nam trở nên khó khăn hơn. Một vụ việc xây ra có thế phải

•• •••_/ I

áp dụng rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết nhưng ngược lại, cũng có rất nhiều vụ việc xảy ra mà chưa có một quy định nào đế áp dụng mà ở đây

nhũng người thực thi pháp luật phải sử dụng tương tự pháp luật để giải quyết. Điều này dẫn đến một số băn án được Tồ án xét xử cịn oan sai, chưa cơng minh.

Như tác giả đã phân tích ở đầu chương, với việc Việt Nam gia nhập rất

nhiều các hội nhóm khu vực. các hiệp định lớn nhỏ như EVFTA đòi hỏi các nhà làm luật phải sửa đồi hệ thống pháp luật sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn ngặt nghèo của hiệp định. Chưa bao giờ quyền lợi của người tiêu dùng lại bị xâm phạm một cách nghiêm trọng như hiện nay. Mặc dù Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 và Nghị định số 99/2011/NĐ-CP về việc hướng dần thi hành một số điều của Luật

bảo vệ người tiêu dùng đã được xây dựng, tuy nhiên sau hơn thập ki đi vào đời sống thì Luật bảo vệ người tiêu dùng vẫn chưa phát huy được tối đa những hiệu

quả trong công tác bảo vệ người tiêu dùng. Cụ thể tình trạng xâm phạm bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng rất phổ biến trong lĩnh vực như khuyến mại, thương mại điện tử. Ví dụ như người tiêu dùng mong được thưởng, chấp nhận mua hàng giá

cao ngất ngưỡng so với giá trị thật, nhưng rồi không nhận được thưởng như đã hứa nhất là tình trạng khuyến mãi mua hàng qua điện thoại, hàng giao tận nhà trả

tiền,...

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w