Khái niệm và phân loại tài sản lưu động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 33 - 38)

2.1. Quản lý tài sản lưu động

2.1.1. Khái niệm và phân loại tài sản lưu động của doanh nghiệp

2.1.1.1. Khái niệm

Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngồi tư liệu lao động các doanh nghiệp cịn phải cĩ đối tượng lao động và sức lao động. Trong nền sản xuất hàng hĩa tiền tệ các DN phải dùng tiền để mua sắm đối tượng lao động và trả lương cho cơng nhân viên, do đĩ phải ứng trước một số vốn cho mục đích này.

Đối tượng lao động khi tham gia quá trình sản xuất khơng giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, bộ phận chủ yếu của đối tượng lao động sẽ thơng qua quá trình chế biến hợp thành thực thể của sản phẩm bộ phận khác sẽ hao phí mất đi trong q trình sản xuất đến chu kì sản xuất sau lại phải cĩ loại đối tượng lao động khác. Do đặc điểm trên giá trị của đối tượng lao động được chuyển dịch tồn bộ

26

ngay một lần vào sản phẩm mới và được bù lại khi giá trị sản phẩm được tiêu thụ. Số vốn ứng trước về đối tượng lao động vì luân chuyển giá trị tồn bộ một lần vào SP mới được gọi là vốn lưu động.

Như vậy, vốn lưu động bao gồm số vốn ứng trưước về đối tượng lao động và tiền lương. Trong quá trình vận động vốn lưu động tồn tại dưới các hình thái như: nguyên vật liệu ở khâu dự trữ sản xuất, sản phẩm đang cế tạo ở khâu sản xuất, thành phẩm, hàng hĩa, tiền tệ ở khâu lưu thơng.

Đối tượng lao động trong DN được biểu hiện thành hai bộ phận là những vật tư dự trữ nằm ở kho của DN và bộ phận khác là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm đang chế tạo,bán thành phẩm tự chế) Hai bộ phận này từ hình thái hiện vật của nĩ gọi là TS lưu động. Tài sản lưu động phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất gọi là tài sản lưu động sản xuất.

Mặt khác, DN sau khi sản xuất ra sản phẩm khơng thể chuyển bán ngay cho đơn vị mua mà cịn phải làm một số cơng việc như: Chọn lọc, phân loại, đĩng gĩi, tích luỹ thành lơ, thanh tốn với khách hàng v.v... nên hình thành một khoản vật tư và tiền tệ (thành phẩm, vốn bằng tiền, khoản phải trải, hàng hĩa mua ngồi ...). Những khoản vật tư và tiền tệ phát sinh trong quá trình lưu thơng gọi là tài sản lưu thơng.

Do tính chất liên tục của q trình SX dẫn đến sự cần thiết DN nào cũng phải cĩ một số vốn nhất định để mua sắm tài sản lưu động SX và tài sản lưu thơng, 2 loại tài sản lưu động này thay thế nhau vận động khơng ngừng để quá trình SX được tiến hành thuận lợi. Số vốn ứng trước về tài sản lưu động SX và tài sản lưu động lưu thơng gọi là vốn lưu động của DN.

Trong quá trình tái SX vốn lưu động của DN luơn chuyển hĩa từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Từ lĩnh vực SX sang lĩnh vực lưu thơng và ngược lại. Giá trị của các tài sản vận động khơng ngừng gọi là sự tuần hồn của vốn lưu động.

- Giai đoạn đầu tiên của vịng tuần hồn (T-H) là giai đoạn dự trữ. Đây là giai đoạn cung ứng vật tư kỹ thuật được thực hiện thơng qua hình thức tiền tệ. Để

27

đảm bảo cho quá trình SX một cách cĩ kế hoạch DN phải cĩ một lượng vốn đủ dự trữ một khối lượng vật tư cần thiết.

- Giai đoạn thứ hai của vịng tuần hồn (H … SX …. H’) là giai đoạn SX. Nhờ được kết hợp với sức lao động, tồn bộ giá trị của tài sản lưu động SX đã chuyển dịch vào SP hồn thành.

- Giai đoạn thứ ba (H’ – T’) là giai đoạn lưu thơng. Trong giai đoạn này giá trị của các tài sản được chuyển về hình thái tiền tệ.

Do sự chuyển hĩa khơng ngừng nên vốn lưu động cĩ những đặc điểm là luơn thay đổi hình thái khác nhau như: Vật tư dự trữ đĩ là : Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, bao bì, cơng cụ dụng cụ .v.v... Trong lĩnh vực SX là SP dở dang, bán thành phẩm tự chế, chi phí chờ phân bổ. Trong lĩnh vực lưu thơng là thành phẩm, vốn tiền tệ, vốn trong thanh tốn ….. Mặt khác vốn lưu động chuyển giá trị tồn bộ ngay trong một lần và hồn thành một vịng tuần hồn sau một chu kỳ SX.

Vốn lưu động là điều kiện vật chất khơng thể thiếu được trong quá trình SXKD của DN. Để quá trình SXKD được liên tục DN phải cĩ đủ vốn để đảm bảo cho các khâu dự trữ – SX và lưu thơng. Mặt khác vốn lưu động cịn là cơng cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động của vật tư vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư hàng hĩa dự trữ ở các khâu nhiều hay ít. Ngồi ra vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm cịn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay khơng, thời gian nằm ở khâu SX và lưu thơng cĩ hợp lý hay khơng.

2.1.1.2. Phân loại tài sản lưu động của doanh nghiệp

Phân loại tài sản lưu động giúp doanh nghiệp cĩ biện pháp theo dõi và hoạch định nhu cầu các loại tài sản lưu động khác nhau, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Để phân loại tài sản lưu động, doanh nghiệp cĩ thể dựa vào tiêu chí hình thái của tài sản lưu động hoặc nguồn hình thành vốn lưu động.

 Dựa theo vai trị vốn lưu động trong quá trình tái sản xuất - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất:

28

+ Vốn nguyên vật liệu chính: Là số tiền biểu hiện giá trị các loại vật tư dự trữ cho SX. Khi tham gia vào SX các loại vật tư này hợp thành thực thể chủ yếu của SP.

Ví dụ: Trong XNCN đĩ là: sắt thép, nhơm, đồng, bơng, đường, sữa ... Trong nơng nghiệp: giống cây trồng, thức ăn gia súc, phân bĩn ….. Trong xây dựng : Xi măng, gạch, thép cán ….

+ Vốn vật liệu phụ là giá trị những vật tư dự trữ cho SX cĩ tác dụng giúp cho việc hình thành SP hoặc làm cho SP bền và đẹp hơn nhưng khơng hợp thành thực thể của SP như: Dầu mỡ, vật liệu dùng để sơn, mạ đánh bĩng ....

+ Vốn nhiên liệu: Nhiên liệu thực chất là vật liệu phụ nhưng lượng tiêu hao tương đối lớn, lại khĩ bảo quản cho nên tách riêng thành một loại để dễ quản lý.

+ Vốn phụ tùng thay thế: Gồm những phụ tùng, linh kiện dự trữ để thay thế mỗi khi sửa chữa TSCĐ.

+ Vốn bao bì đĩng gĩi: Là giá trị những bao bì, vật liệu dùng để đĩng gĩi trong quá trình SX và tiêu thụ SP như: Hộp sắt, chai lọ, hịm gỗ...

+ Vốn cơng cụ lao động nhỏ: Là giá trị những loại cơng cụ cĩ giá trị thấp và thời gian sử dụng ngắn.

+ Bán thành phẩm mua ngồi: Thực chất nĩ là nguyên vật liệu chính của XN đĩ. Ví dụ XN dệt thay vì mua ngun vật liệu chính là bơng thì DN lại mua trực tiếp là sợi.

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất:

+ Vốn SP đang chế tạo: Là giá trị những SP dở dang đang trong quá trình chế tạo hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chế biến tiếp.

Ví dụ: Trong XN dệt thì sợi trên máy dệt, XN cơ khí thì chi tiết máy đang gia cơng ... Trong nơng nghiệp là chi phí trồng trọt, chi phí chăn nuơi dở dang, súc vật nhỏ và nuơi béo.

+ Vốn bán thành phẩm tự chế: Là giá trị những SP dở dang nhưng nĩ đã hồn thành ở một giai đoạn chế biến nhất định.

29

Ví dụ: Trong XN dệt đĩ là sợi, trong XN cơ khí đĩ là những chi tiết SP.

+ Vốn về chi phí chờ phân bổ: Là những chi phí chi trong kỳ nhưng chưa tính vào giá thành trong kỳ mà sẽ phân bổ dần vào giá thành các kỳ sau.

Ví dụ: Chi phí chế thử SP mới, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ... - Vốn lưu động trong khâu lưu thơng:

+ Vốn thành phẩm: Là giá trị số SP đã nhập kho và một số cơng việc chọn lọc, đĩng gĩi ... Để chuẩn bị tiêu thụ.

+ Vốn hàng hĩa mua ngồi: Là giá trị những SP mua từ bên ngồi đem bán cùng với thành phẩm của DN.

+ Vốn hàng hĩa xuất ra nhờ ngân hàng thu hộ: Là giá trị số hàng hĩa đã giao cho khách hàng nhưng phương thức thanh tốn theo uỷ nhiệm thu.

+ Vốn tiền tệ bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gởi ngân hàng.

+ Vốn trong thanh tốn là những khoản phải trả, tạm ứng phát sinh trong quá trình mua bán hàng hoặc thanh tốn nội bộ.

Dựa theo hình thái biểu hiện

- Vốn vật tư hàng hĩa: Bao gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, bao bì thành phẩm, hàng hĩa mua ngồi ... Những khoản vốn này luân chuyển theo quy luật nhất định căn cứ vào nhiêm vụ SX, định mức tiêu hao, điều kiện SX và tiêu thụ của DN để xác định mức dự trữ cho hợp lý

- Vốn tiền tệ: Gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gởi ngân hàng, vốn trong thanh tốn … Các khoản vốn này nằm trong lĩnh vực lưu thơng luơn biến động, luân chuyển khơng theo một quy luật nhất định, các khoản vốn này khơng trực tiếp tham gia vào SX nên nĩ càng luân chuyển nhanh càng tốt.

Dựa theo nguồn hình thành

Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động được hình thành bằng vốn của doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đĩ cĩ các quy định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn.

30

- Nguồn vốn chủ sở hữu : Bao gồm nguồn vốn từ NSNN cấp hoặc cĩ nguồn gốc từ NSNN như: các khoản chênh lệch giá, các khoản phải nộp nhưng được để lại, vốn do xã viên, cổ đơng đĩng gĩp, vốn do chủ DN tư nhân bỏ ra (đối với cơng ty cổ phần, các hợp tác xã, các DN tư nhân). VLĐ được bổ sung từ lợi nhuận, vốn do phát hành cổ phiếu trái phiếu, vốn gĩp liên doanh, liên kết ...

- Nguồn vốn đi vay: Nguồn vốn vay là yếu tố quan trọng giúp DN đáp ứng đầy đủ vốn trong các giai đoạn của quá trình SX và lưu thơng. DN cĩ thể lựa chọn các hình thức vay hợp ký và hợp pháp như vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng, vay cá nhân trong và ngồi nước …….

Phân loại theo cách này giúp DN lựa chọn đối tượng huy động vốn tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho SX KD. Sự biến động của các nguồn vốn so với tổng nguồn vốn là căn cứ để các nhà quản lý lựa chọn và quyết định phương án đầu tư.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)