Khái niệm và phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 58 - 75)

2.2. Quản lý tài sản cố định

2.2.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp

2.2.1.1. Khái niệm tài sản cố định

Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, gồm cả những tài sản cố định cĩ hình thái vật chất (nhà cửa, máy mĩc thiết bị, vật kiến trúc...) và những tài sản cố định khơng cĩ hình thái vật chất như: chi phí quyền sử dụng đất, bản quyền bằng sáng chế, quyền phát hành, phần mềm vi tính... theo chế độ tài chính hiện hành (Thơng tư số 45/2013/TT-BTC Hướng dẫn chế độ quản

lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định).

Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:

1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình cĩ kết cấu độc lập, hoặc là

một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì

Mức doanh lợi vốn lưu động

51

cả hệ thống khơng thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đĩ; b) Cĩ thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và cĩ giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đĩ mỗi bộ phận cấu thành cĩ thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đĩ mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nĩ nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định địi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đĩ nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn ồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

2. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vơ hình:

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà khơng hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vơ hình.

Những khoản chi phí khơng đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thơng tư này thì được hạch tốn trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vơ hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:

52

a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hồn thành và đưa tài sản vơ hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

b) Doanh nghiệp dự định hồn thành tài sản vơ hình để sử dụng hoặc để bán;

c) Doanh nghiệp cĩ khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vơ hình đĩ; d) Tài sản vơ hình đĩ phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

đ) Cĩ đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hồn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vơ hình đĩ;

e) Cĩ khả năng xác định một cách chắc chắn tồn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vơ hình đĩ;

g) Ước tính cĩ đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vơ hình.

3. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để cĩ và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao cơng nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh khơng phải là tài sản cố định vơ hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa khơng quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.

4. Đối với các cơng ty cổ phần được chuyển đổi từ cơng ty nhà nước theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ đã ban hành trước Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành cơng ty cổ phần, cĩ giá trị lợi thế kinh doanh được tính vào giá trị doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hố theo phương pháp tài sản và được cấp cĩ thẩm quyền phê duyệt theo qui định thì thực hiện phân bổ giá trị lợi thế kinh doanh theo quy định tại Thơng tư số 138/2012/TT-BTC ngày

53

20/8/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn phân bổ giá trị lợi thế kinh doanh đối với cơng ty cổ phần được chuyển đổi từ cơng ty nhà nước.

Những tư liệu lao động khơng đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi là những cơng cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Khi xem xét tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định của doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề sau đây:

Một là: Khi phân biệt giữa đối tượng lao động với các tư liệu lao động là tài

sản cố định của doanh nghiệp trong một số trường hợp khơng chỉ dựa vào đặc tính hiện vật mà cịn phải dựa vào tính chất và cơng dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì cĩ thể cùng một tài sản ở trường hợp này được coi là tài sản cố định song ở trường hợp khác chỉ được coi là đối tượng lao động.

Hai là: Một số các tư liệu lao động nếu xét riêng lẻ từng bộ phận thì khơng

đủ các tiêu chuẩn trên song lại được tập hợp sử dụng đồng bộ như một hệ thống thì cả hệ thống đĩ được coi như một tài sản cố định. Ví dụ như trang thiết bị cho một phịng thí nghiệm, một văn phịng, một phịng ở của khách sạn, một vườn cây lâu năm... /”

Ba là: Trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, sự phát triển

và mở rộng các quan hệ hàng hố tiền tệ, và do nét đặc thù trong hoạt động đầu tư của một số ngành nên khái niệm tài sản cố định được mở rộng nĩ bao gồm cả những tài sản cố định khơng cĩ hình thái vật chất hay cịn gọi là tài sản cố định vơ hình của doanh nghiệp. Ví dụ các chi phí mua bằng sáng chế, phát minh, bản quyền tác giả, các chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về đất sử dụng, chi phí chuẩn bị cho khai thác...

Đặc điểm của tài sản cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, khơng thay đổi hình thái vật chất ban đầu trong quá trình sản xuất và giá trị của tài sản cố định được dịch chuyển dần vào giá trị của sản phẩm thơng qua chi phí khấu hao.

54

Từ những nội dung trên đây, ta cĩ khái niệm về tài sản cố định như sau: “Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu cĩ giá

trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nĩ thì được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất.”.

2.2.1.2. Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp

Phân loại tài sản cố định là việc phân chia tồn bộ tài sản cố định trong doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Phân loại tài sản cố định giúp doanh nghiệp áp dụng các phương pháp thích hợp trong quản trị từng loại tài sản cố định, từ đĩ nâng cao hiệu quả quản trị tài sản cố định. Cĩ nhiều cách khác nhau để phân loại tài sản cố định dựa vào các chỉ tiêu khác nhau.

 Phân loại theo hình thái biểu hiện

Theo tiêu thức phân loại này, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 2 loại :

- Tài sản cố định hữu hình là những tài sản được biểu hiện bằng những hình thái hiện vật cụ thể như nhà cửa, máy mĩc thiết bị...

- Tài sản cố định vơ hình: là những tài sản cố định khơng cĩ hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư cĩ liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đầu tư phát triển, bằng sáng chế phát minh, nhãn hiệu thương mại...

Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định hữu hình và vơ hình, từ đĩ lựa chọn các quyết định đầu tư đúng đắn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho phù hợp và cĩ hiệu quả nhất.

 Phân loại theo cơng dụng kinh tế

Theo tiêu thức phân loại này, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 2 loại :

55

- Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh: là những tài sản cố định hữu hình và vơ hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị động lực, thiết bị truyền dẫn, máy mĩc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tả, Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm; những tài sản cố định khơng cĩ hình thái vât chất khác...

- Tài sản cố định dùng ngồi sản xuất kinh doanh: là những tài sản cố định dùng cho phúc lợi cơng cộng, khơng mang tính chất sản xuất kinh doanh. Bao gồm: nhà cửa, phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hĩa, thể dục thể thao, nhà ở và các cơng trình phúc lợi tập thể...

Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy rõ kết cấu tài sản cố định và vai trị, tác dụng của tài sản cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng tài sản cố định và tính tốn khấu hao chính xác.

 Phân loại theo tình hình sử dụng

Theo tiêu thức phân loại này, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 3 loại :

- Tài sản cố định đang sử dụng : là những tài sản cố định đang sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp như hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phịng.

- Tài sản cố định chưa cần dùng: là những tài sản cố định cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, song hiện tại chưa cần dùng, đang được dự trữ để sử dụng sau này.

- Tài sản cố định khơng cần dùng và chờ thanh lý: là những tài sản cố định khơng cần thiết hay khơng phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần được thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu.

56

Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy mức độ sử dụng cĩ hiệu quả các tài sản cố định của doanh nghiệp như thế nào, từ đĩ cĩ biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng của chúng.

 Phân loại theo mục đích sử dụng

Theo tiêu thức phân loại này, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 3 loại sau đây:

- Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: là những tài sản cố định vơ hình hay tài sản cố định hữu hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm: quyền sử dụng đất, chi phí thành lập doanh nghiệp, vị trí cửa hàng, nhãn hiệu sản phẩm..., nhà cửa, vật kiến trúc, máy mĩc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lý, vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và (hoặc) cho sản phẩm, các loại tài sản cố định khác chưa liệt kê vào 5 loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật...

- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phịng.

- Tài sản cố định bảo quản hộ, cất giữ hộ cho Nhà nước, cho các doanh nghiệp khác.

Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu tài sản cố định theo mục đích sử dụng của nĩ, từ đĩ cĩ biện pháp quản lý tài sản cố định theo mục đích sử dụng sao cho cĩ hiệu quả nhất.

 Phân loại theo quyền sở hữu

Căn cứ vào tình hình sở hữu cĩ thể chia tài sản cố định thành 2 loại:

- Tài sản cố định tự cĩ là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

- Tài sản cố định đi thuê:

Tài sản cố định đi thuê là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác, bao gồm:

57

+ Tài sản cố định thuê hoạt động: là những tài sản cố định doanh nghiệp thuê về sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng, khi kết thúc hợp đồng tài sản cố định phải được trả lại bên cho thuê. Đối với loại tài sản cố định này, doanh nghiệp khơng tiến hành trích khấu hao, chi phí thuê tài sản cố định được hạch tốn vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

+ Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định doanh nghiệp thuê của Cơng ty tài chính, nếu hợp đồng thuê thoả mãn ít nhất một trong 4 điều kiện sau đây:

 Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên.

 Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại.

 Thời hạn cho thuê tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê.

 Tổng số tiền thuê tài sản ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đĩ trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.

Đối với loại tài sản cố định này, doanh nghiệp phải tiến hành theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao như đối với Tài sản cố định thuộc sở hữu của DN.

Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy kết cấu tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và tài sản cố định thuộc sở hữu của người khác mà khai thác, sử dụng hợp lý tài sản cố định của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả đồng vốn.

 Phân loại theo nguồn hình thành

Căn cứ vào nguồn hình thành, cĩ thể chia tài sản cố định trong doanh nghiệp thành hai loại :

- Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu. - Tài sản cố định hình thành từ các khoản nợ phải trả.

58

Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn nào, từ đĩ cĩ biện pháp theo dõi, quản lý và sử dụng tài sản cố định sao cho cĩ hiệu quả nhất.

2.2.2. Quản lý tài sản cố định

2.2.2.1. Khấu hao tài sản cố định và quản lý quỹ khấu hao a. Hao mịn tài sản cố định

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mịn hữu hình và vơ hình làm cho giá trị của tài sản cố định giảm dần.

Hao mịn tài sản cố định là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bào mịn của tự nhiên, do tiến

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 58 - 75)