TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng xoài trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 35 - 38)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.5.TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Ngày 19/12, Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) tổ chức hội thảo tổng kết Dự án “Xây dựng mơ hình sản xuất xồi và nhãn theo VietGAP ở vùng Nam Bộ phục vụ

xuất khẩu”. Theo Viện SOFRI, diện tích cây ăn quả các tỉnh phía Nam hiện đạt trên

596.000.000 ha, chiếm 56% diện tích cả nước, trong đó vùng ĐBSCL có khoảng

347.614.900 ha. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng, sản xuất chuyên canh, thâm canh đã giúp tăng năng suất và sản lượng một số

loại trái cây phía Nam đạt trên 4,6 triệu tấn, chiếm 62% sản lượng cả nước; trong đó

ĐBSCL đạt hơn 3 triệu tấn.

Đối với cây xoài và nhãn trồng tập trung tại các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang,

Vĩnh Long, Đồng Tháp. Cả hai loại quả này đều có nhiều tiềm năng trồng rải vụ để phục vụ xuất khẩu hiệu quả. TS. Lê Quốc Điền, Giám đốc trung tâm chuyển giao tiến bộ kĩ thuật – Viện SOFRI, kiêm Chủ nhiệm Dự án cho biết: “Dự án được triển khai từ năm 2017-2019, khoảng 80 hộ dân tại 6 tỉnh vùng ĐBSCL tham gia thực hiện, với 160 ha nhãn, xoài 200 ha. Đến nay, cả hai loại quả xoài và nhãn đều mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho nông dân”. Kết quả từ dự án đã làm thay đổi tư duy sản xuất cho nông dân, ghi chép nhật ký rất đầy đủ. Nông dân áp dụng tốt kỹ thuật tỉa cành tạo tán, xử lý ra hoa thành công, tiến hành đồng bộ bọc quả từ 30% diện tích ban đầu đến tỉ lệ đạt 100% diện tích khi tham gia vào dự án. Thông qua tập huấn, nông dân đã nắm bắt được kỹ thuật quản lý tốt các nhóm sâu bệnh là đối tượng kiểm dịch xuất khẩu.

Dự án kết thúc, các địa phương bắt đầu cho nhân rộng các mơ hình hiệu quả từ trong dự án này. Viện SOFRI vẫn tiếp tục hỗ trợ tập huấn kỹ thuật cho nông dân các tỉnh nhằm giúp nông dân nắm bắt cập nhật được các kỹ thuật mới trong sản xuất và thông tin thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Mơ hình “Thâm canh xồi theo tiêu chuẩn VietGAP” ở Chiềng Mung, Mai Sơn. Năm 2020, Trung tâm khuyến nông tỉnh Sơn La đã triển khai mơ hình “Thâm canh xồi theo tiêu chuẩn VietGAP” thuộc Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020 - 2022 tại 2 xã của huyện Mai Sơn và Yên Châu nhằm giúp người dân nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm quả xoài, hướng tới xây dựng thương hiệu, phục vụ xuất khẩu và phát triển sản xuất bền vững.

Mơ hình “Thâm canh xồi theo tiêu chuẩn VietGAP” thuộc Dự án khuyến nông Trung

ương của gia đình anh Hà Văn Khánh, bản Nà Hạ 2, xã Chiềng Mung, là một trong 3

gia đình của xã tham gia Dự án, với quy mô 1 ha. Quan sát chúng tôi nhận thấy, những cây xoài Đài Loan phát triển khá đồng đều, được trồng theo từng hàng, thuận lợi cho quá trình chăm sóc và thu hoạch quả. Chia sẻ với chúng tơi về việc tham gia

hoạch quả bói, với sản lượng 3 tấn quả/vụ. Năm 2020, được chọn tham gia mơ hình “Thâm canh xồi theo tiêu chuẩn VietGAP”, gia đình đã được cán bộ Trung tâm

Khuyến nơng tỉnh hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc; phịng trừ sâu bệnh; bón phân; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”..., hiện đang phát triển tốt. Gia

đình hy vọng vụ xồi năm 2021, năng suất sẽ đạt trên 20 tấn/ha.

Vườn xoài của gia đình ơng Nguyễn Thành Đơ, bản Phát (Chiềng Mung), rộng 0,5 ha được trồng cách đây hơn 10 năm, tham gia mơ hình “Thâm canh xồi theo tiêu chuẩn VietGAP”, ngồi thực hiện nghiêm các quy trình kỹ thuật, ơng được cán bộ khuyến nông hướng dẫn bao quả từ giai đoạn sớm để chất lượng và mẫu mã quả đẹp, bán được giá cao hơn. Gia đình ơng mong tiếp tục được hỗ trợ để mở rộng diện tích trồng xoài an toàn, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh tham gia xuất khẩu.

Được biết, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm

Khuyến nông tỉnh đã triển khai mơ hình “Thâm canh xồi theo tiêu chuẩn VietGAP” tại hai xã Chiềng Mung (Mai Sơn) và Lóng Phiêng (Yên Châu), với 6 hộ dân tham gia, quy mô 16 ha, thực hiện trong 3 năm (2020-2022). Trong đó, xã Chiềng Mung có 3 hộ gia đình tại bản Phát và bản Nà Hạ 2 tham gia mơ hình, quy mơ 2 ha. Trước

khi triển khai mơ hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Phịng Nơng

nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Sơn điều tra thực trạng sản xuất xoài trên

địa bàn xã Chiềng Mung, sau đó lựa chọn 2 ha xồi đủ tiêu chuẩn của 3 hộ gia đình

trong xã để triển khai thực hiện. Mơ hình được thực hiện với mục đích hướng dẫn

người dân sản xuất theo hướng bền vững; ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh cây xoài, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hướng tới phục vụ xuất khẩu; xây dựng thương hiệu sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh

tế cho người sản xuất. Các hộ tham gia mơ hình đã được hỗ trợ trên 6.300 kg phân

bón các loại; 98.000 túi bọc quả; 5,6 kg thuốc bảo vệ thực vật.

Tham gia mơ hình, các hộ gia đình cịn được chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây xồi theo quy trình VietGAP, như: Kỹ thuật tỉa cành tạo tán; kích thích ra chồi non, tạo mầm hoa, quản lý dinh dưỡng và cải thiện chất lượng quả xồi thơng qua kỹ thuật bọc quả; hướng dẫn thực hiện nghiêm túc việc tổ chức sản xuất, ghi nhật ký,

tuân thủ những quy định về sản xuất nơng sản an tồn và truy xuất được nguồn gốc... Qua đó, áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình, nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngồi nước gắn với xuất khẩu.

Có một số nghiên cứu về hiệu quả cây xoài được thực hiện ở Việt Nam. Nghiên cứu về hiệu quả sản xuất xồi của nơng hộ ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai (Hà Thị Ngọc Châu & Trần Thị Thu Hà, 2017) ứng dụng phương pháp màng bao dữ liệu

(DEA) đánh giá hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả quy mô của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nông hộ chưa đạt được hiệu quả sản xuất ở mức tối đa. Cụ thể, với mức năng suất xồi hiện tại, nơng hộ đã

lãng phí gần 20% các yếu tố nhập lượng, hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mức trung bình. Thêm vào đó, hộ trồng xồi có thể nâng cao năng suất bằng cách

thay đổi quy mô sản xuất cho phù hợp. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy có sự

chênh lệch về hiệu quả sản xuất giữa nhóm hộ nghèo và hộ khơng nghèo.

Theo nghiên cứu của Trương Văn Tấn (2018) về hiệu quả kĩ thuật sản xuất xoài

ba màu tại huyện Chợ Mới – An Giang ứng dụng phương pháp đường biên ngẫu

nhiên (SFA-Stochastics Frontier Analysis) cho thấy 100% hộ có hiệu quả phân bổ dao động từ 95% đến 100%. Một số nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật sản xuất xoài cũng được chỉ ra, bao gồm ứng dụng khoa học kỹ thuật, trình độ chuyên môn kỹ thuật, và số năm cho sản phẩm.

Tác giả Trần Kim Cương (2012) thực hiện nghiên cứu về hiệu quả sản xuất đối với nông hộ trồng xoài tại An Giang ứng dụng phương pháp đường bao dữ liệu

(DEA). Mục tiêu nghiên cứu là xác định hiệu quả sản xuất bao gồm hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả quy mơ của nơng

hộ trồng xồi cát Hịa Lộc ứng dụng mơ hình CRS-DEA và VRS-DEA. Kết quả

nghiên cứu cho thấy (1) chi phí lao động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất xồi của hộ, (2) Hiệu quả kỹ thuật trung bình của nông hộ khá cao 0,812, (3) hiệu quả phân phối nguồn lực là 0,731, (4) hiệu quả sử dụng chi phí trung bình 0,598 và (5) hiệu quả quy mơ của nông hộ là 0,859.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng xoài trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 35 - 38)