Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng xoài

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng xoài trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 71 - 73)

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.2.5.Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng xoài

3.2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT XOÀI TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.2.5.Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng xoài

So sánh hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng xoài được tổng hợp trong bảng 3.9. Các chỉ số so sánh giữa hai mô hình bao gồm chỉ số hiệu quả kỹ thuật cố định theo quy mô (TEcrs), hiệu quả kỹ thuật biến đổi theo quy mô (TEvrs), hiệu quả theo quy mô (SE), tổng sản lượng xoài, tổng doanh thu từ bán xoài, tổng chi phí trong sản xuất và lợi nhuận thu được giữa các nhóm hộ.

Bng 3.9. So sánh hiệu quả giữa hai mô hình trồng xoài

Các đại lượng so sánh ĐVT Xoài VietGAP Không VietGAP Chệnh lệch Thống kê-t Tổng diện tích ha 0,82 0,61 0,22 1,4485 Sản lượng xoài tấn 7,185 7,970 -785 -0,9952 Diện tích thu hoạch ha 0,6243 0,6055 187 1,4485

Công lao động ngày 417 355 62,0* 1,7511

Chi phí phân bón-trừ

sâu 1000đ 46122 36188 9934 0,5352

Chi phí khác 1000đ 15287 12302 2984* 1,7410

Số nhân khẩu/hộ người 4,2 3,6 0,6* 1,7511

Số lao động nn/hộ người 2,3 2,1 0,2 0,6847 Hiệu quả kỹ thuật (CRS) 0,596 0,798 -0,203 *** -3,5342 Hiệu quả kỹ thuật (VRS) 0,766 0,895 -0,129 ** -2,8706

Hiệu quả quy mô (SE) 0,757 0,891 -0,133** -2,9412

Tổng thu nhập từ xoài 1000đ 79174 89037 -9862 -0,9712

Tổng chi sản xuất xoài 1000đ 61409 48490 14918 0,9545

Ghi chú:*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê là 10%, 5% và 1% Nguồn: Ước lượng của tác giả, 2020.

Kết quả so sánh giữa mô hình sản xuất VietGAP và không theo VietGAP cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở một số chỉ tiêu giữa hai mô hình.

Thứ nhất, nhóm hộ sản xuất xoài theo VietGAP cần nhiều lao động và cũng tiêu tốn nhiều chi phí sản xuất khác hơn so với hộ không sản xuất theo tiêu chuẩn. Lý do là vì sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi các chỉ số chính xác hơn, cụ thể hơn ví dụ như việc ghi chép sổ sách, lựa chọn phân bón, xét nghiệm các chỉ tiêu để được cấp chứng chỉ. Cũng vì yêu cầu lao động cho sản xuất nhiều hơn, nên các hộ nhiều lao động/nhân khẩu hơn cũng thuộc về nhóm có khuynh hướng sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGAP. Hay nói cách khác, hộ sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGAP có số nhân khẩu/hộ nhiều hơn so với nhóm hộ không tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn, và sự khác biệt này có ý nghĩa ở mức 10%.

Thứ hai, mặc dù sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi nhiều chi phí lao

động và chi sản xuất khác, hiệu quả sản xuất ở các chỉ số (hiệu quả kỹ thuật, và hiệu quả quy mô) đều thấp hơn so với các hộ không sản xuất theo tiêu chuẩn. Bên cạnh

đó, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cũng không mang lại lợi nhuận cao hơn so với các hộ không sản xuất theo tiêu chuẩn. Điều này có thể lý giải là vì giá bán sản phẩm xoài VietGAP và xoài không theo VietGAP không có sự khác biệt thực tế có ý nghĩa.

Điều này làm cho doanh số bán xoài giữa 02 nhóm cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Thêm vào đó, sản lượng xoài giữa hai mô hình không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê, trong khi mô hình xoài theo VietGAP tiêu tốn nhiều công lao động và chi phí khác dẫn đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng xoài theo VietGAP thấp hơn. Trong hai năm gần đây, sản xuất nông nghiệp nói chung và xoài nói riêng ở

nước ta gặp nhiều khó khăn trong vận chuyển và tiêu thụ trong cũng như ngoài nước do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. Sản xuất ra được nhiều nhưng sức mua giảm làm cho giá cả sản phẩm xuống rất thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của nông dân. Đặc biệt là những nông dân có thu nhập chính từ nông nghiệp hay sản xuất nông sản/cây ăn quả hàng hóa.

Bng 3.10. Hiệu quả kinh tế sản xuất xoài giữa các mô hình

Chỉ tiêu đo lường ĐVT Mô hình xoài VietGAP

Mô hình xoài thường

Năng suất bình quân tấn/ha 11,6 13,1

Doanh thu bình quân tr.đ/ha 127,7 135,9

Chi phí bình quân tr.đ/ha 99,0 79,5

Lợi nhuận bình quân tr.đ/ha 28,6 36,5

Doanh thu/chi phí lần 1,29 1,53

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu của tác giả, 2020.

Bảng 3.10 cho thấy các chỉ tiêu đo lường giữa mô hình xoài VietGAP và mô hình xoài thường có sự khác biệt nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê

ở mức tối thiểu 10%. Tính trung bình năng suất xoài bình quân dao động từ 11,6 tấn/ha đến 13,1 tấn/ha. Theo đó, doanh thu bình quân ước đạt khoảng 131 triệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng/ha. Lợi nhuận bình quân khoảng 32 triệu đồng/ha. Mô hình sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGAP tốn nhiều chi phí hơn so với mô hình truyền thống do ngày công lao động tăng lên, chi phí cấp chứng nhận và xét nghiệm mẫu vật ... Năm 2020 cả

nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19 nên việc tiêu thụ sản phẩm nông sản nói chung và xoài nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Giá bán xuống thấp nên người nông dân bị thiệt hại khá lớn. Việc hạn chếđi lại giữa các tỉnh có dịch là nguyên nhân chính dẫn đến việc tiêu thụ gặp khó khăn, đặc biệt vào mùa vụ. Năm 2021 giá cả xuống thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho doanh thu từ xoài giảm và không có sự khác biệt có ý nghĩa về giá bán giữa

xoài theo vietGAP và không theo tiêu chuẩn VietGAP.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng xoài trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 71 - 73)