3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập thông tin số liệu thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số
liệu có sẵn thường có trong các báo cáo, thống kê hoặc trong các tài liệu đã công bố. Một số thông tin khác cũng được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng, dự án. Các thông tin này phục vụ cho việc nghiên cứu đánh giá thực trạng, tổng quan, địa bàn và lựa chọn điểm nghiên cứu cũng như thu thập dữ liệu.
- Thông tin lấy từ các phòng, ban của huyện và các báo cáo tổng kết liên quan đến công tác phát triển kinh tế - xã hội. Báo cáo tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ các loại
cây ăn quả của UBND huyện, của chi cục thống kê huyện và Cục Thống kê tỉnh Sơn La, thu thập số liệu thông qua sách báo, tạp chí, nghị định, chỉ thị nghị quyết, các phương hướng phát triển kinh tế - xã hội…
- Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin số liệu thứ cấp sử
dụng để có được các số liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La.
Đây là những nguồn thông tin rất quan trọng để tổng hợp, phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phù hợp với mục tiêu của luận văn.
2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bốở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như: tìm hiểu thực tế, thăm đồng quan sát, đánh giá thực địa, phỏng vấn chủ hộ, giám
đốc HTX sử dụng bảng hỏi được chuẩn bị sẵn.
- Trong phạm vi đề tài này để thu thập được các thông tin, số liệu sơ cấp phục vụ cho kết quả nghiên cứu, tác giả xây dựng bộ câu hỏi điều tra nông hộ, tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ trổng xoài, kết hợp quan sát tình hình kinh tế của hộ gia
đình. Nội dung bảng hỏi được xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu và chứa đựng các thông tin nhưđặc điểm kinh tế - xã hội của hộ và của nông trại, sử dụng đầu ra,
đầu vào trong sản xuất, thuận lợi và khó khăn liên quan. Số mẫu tối thiểu cần thiết trong nghiên cứu này được xác định dựa trên nguyên tắc tối thiểu. Theo quy tắc này, số mẫu cần thiết tối thiểu để đảm bảo ước lượng hiệu quả phải lớn hơn hai lần tổng số biến đầu ra và đầu vào trong mô hình (Nooreha và cộng sự, 2010). Mặt khác, theo nghiên cứu tác giả (Peter và Lars, 2011), yêu cầu số mẫu hiệu quả cần sử dụng trong mô hình phân tích đường bao dữ liệu (DEA – Data Envelope Analysis) là không lớn. Dữ liệu dao động từ 20 đến 200 quan sát là đủ dùng trong phân tích hiệu quả kĩ thuật và các nhân tốảnh hưởng nông hộ trồng xoài trên địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, xác định quy mô số lượng hộ điều tra cũng có thểđược thực hiện dựa trên công thức tính. Có nhiều cách ước lượng sốđơn vị hộđểđiều tra thực tế. Với mục tiêu và
đặc điểm của các hộ trồng xoài trên địa bàn tác giảđã lựa chọn công thức tính số mẫu
điều tra Slovin để xác định số lượng mẫu điều tra của luận án.
=
1 + .
Trong đó:
n: Số hộ cần điều tra (cỡ mẫu)
N: Là tổng số hộ số trồng xoài trên địa bàn 3 xã nghiên cứu. e: Sai số cho phép là 5%
Theo công thức tính mẫu trên thì số lượng mẫu điều tra của đề tài là 60 hộ.
2.3.1.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Việc chọn điểm nghiên cứu phải mang tính đại diện cho tổng thể, những lợi thế
và tiềm năng sẵn có và gắn với mục tiêu của đề tài. Mai Sơn là huyện có tiềm năng và các điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng rất phù hợp cho phát triển cây ăn quả như xoài,
đáp ứng được yêu cầu của đề tài. Vì vậy tác giả chọn Mai Sơn làm địa bàn nghiên cứu nhằm góp phần phát triển sản xuất xoài trên địa bàn huyện trong thời gian tới tương xứng với những tiềm năng, lợi thế sẵn có.
Căn cứ vào đặc điểm địa hình cũng như số lượng, quy mô trồng xoài trên địa bàn huyện tác giả lựa chọn tiến hành nghiên cứu tại 03 xã có diện tích trồng xoài nhiều nhất và có các mô hình trồng xoài khác nhau thuận lợi cho việc đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình gồm: xã Chiềng Mung và xã Hát Lót đại diện cho vùng ngoài (vùng I), vùng có điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều
điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả. Xã còn lại là xã Chiềng Ban
đại diện cho các xã vùng trong (vùng II, III), nơi có điều kiện địa hình khá phức tạp,
độ dốc lớn. Tại mỗi xã lựa chọn ngẫu nhiên 02 thôn, bản. Ở mỗi thôn, bản, 15 hộ
trồng xoài được chọn phỏng vấn ngẫu nhiên, bao gồm hộ trồng xoài theo mô hình tiêu chuẩn VietGAP và hộ trồng xoài theo mô hình truyền thống. Tổng cộng có 90 hộđược phỏng vấn để điều tra, thu thập số liệu. Sau khi rà soát kiểm tra thông tin, những phiếu không hợp lệ do thiếu dữ liệu hoặc không chính xác được loại bỏ. Cuối
cùng, dữ liệu hợp lệ của 62 hộ trồng xoài được sử dụng cho phân tích kết quả trong nghiên cứu này.
2.3.2. Đo lường hiệu quả kinh tế và kỹ thuật
2.3.2.1. Đo lường hiệu quả kỹ thuật
Đểđạt được mục tiêu và nội dung nghiên cứu, phương pháp đo lường hiệu quả
kinh tế (Farrell, 1957) được sử dụng trong ước lượng hiệu quả. Khái niệm về hiệu quảđược tổng hợp trong Chương 1 – Cơ sở khoa học của đề tài. Có 02 cách tiếp cận
được sử dụng phổ biến trong ước lượng hiệu quả sản xuất cây trồng, bao gồm ước lượng tham số sử dụng đường sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Production-SFP) (Aigner và Lovell (1977) và phân tích đường bao dữ liệu phi tham
số (nonparametric Data Envelopment Analysis-DEA) (Charnes và cộng sự, 1978).
Sự khác biệt chính giữa 02 cách tiếp cận trên là dựa trên cách mà đường giới hạn khả
năng sản xuất có thểđược ước lượng. Trong khi phương pháp ước lượng tham số có tên phân tích đường biên ngẫu nhiên (SFA) có thể tách biệt ảnh hưởng của nhiễu từ
phi hiệu quả kỹ thuật, thì ưu điểm của phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA) là không yêu cầu mô hình ước lượng dạng hàm số. Mô hình DEA dạng tổng quát bao gồm các thủ tục chương trình đường thẳng. Trong đó, đường biên phi tham số được xây dựng theo bộ dữ liệu, và hiệu quả của các đơn vị ra quyết định (DMU)
được so sánh tương đối với đường biên (Coelli và cộng sự, 2005). Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu DEA có cảđịnh hướng theo đầu ra và định hướng theo đầu vào. Mô hình phân tích theo định hướng đầu vào được đề xuất đầu tiên với giảđịnh hiệu quả cố định theo quy mô (CRS) (Charnes và cộng sự, 1978) và được áp dụng trong nghiên cứu này.
Phân tích hiệu quả kỹ thuật theo đầu vào (TE) với giảđịnh CRS có thểđạt được bằng việc giải quyết vấn đề sau đây:
TEi = Min ⍬icrs subject to Yi≤ Yµ; ⍬icrs Xi≥ Xµ; µ ≥ 0 (1)
Trong đó, X và Y là những véc tơđầu ra và đầu vào tương ứng, TE là hiệu quả
kĩ thuật được ước lượng (TE) luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 1 (0 ≤ TE≤ 1). Giá trị TE = 1 nếu nông hộđạt được hiệu quảđầy đủ hay tối đa. Khi TE <1, thì nông hộ
hoạt động ở mức không hiệu quả.
HQSX theo quy mô có thể được đo lường bằng công thức sau đây (Coelli và cộng sự, 2002).
SEi = TEcrs/TEvrs (2)
Tương tự như chỉ số hiệu quả kỹ thuật, giá trị SE cũng biến động trong khoảng từ 0 đến 1 (0 ≤ SE ≤ 1). Với giá trị SE = 1 cho biết nông hộđạt hiệu quả kinh tế quy mô tối đa. SE < 1 ngụ ý rằng các đầu vào được sử dụng của nông hộ chưa đạt hiệu quả quy mô, và có thể thuộc một trong hai trường hợp: hiệu quả tăng theo quy mô/IRS hoặc hiệu quả giảm theo quy mô/DRS.
2.3.2.2. Đo lường hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu quan trọng đối với bất kì hoạt động sản xuất nào. Trong nghiên cứu này, phương pháp đo lường hiệu quả kinh tế theo quan điểm 1 được sử dụng. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh tếđược xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.
H = Q/C. Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế; Q: Khối lượng hoặc giá trị sản phẩm thu được; C: Chi phí bỏ ra.
Khối lượng sản phẩm thu được được tính bằng tổng sản lượng xoài thu được trong một năm của nông hộ. Giá trị sản phẩm được tính bằng tổng khối lượng sản phẩm được sản xuất ra nhân với giá bán bình quân/đơn vị sản phẩm. Trong khi đó, chi phí bỏ ra được tính bằng tổng chi phí sản xuất xoài trong một năm của hộ bao gồm chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công lao động thuê, thuê đất, dịch vụ tài chính và các chi phí khác liên quan đến hoạt động sản xuất thực tế của hộ.
Quan điểm này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét được một
đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở đó, người ta xem xét, đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị với nhau, giữa các ngành sản phẩm, các địa phương khác nhau trong một thời điểm xác định.
2.3.2.3. Các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả của hộ
Các chỉ số hiệu quả DEA biến đông trong khoảng từ 0 đến 1. Trong trường hợp này, mô hình hồi quy Tobit được sử dụng trong chặng 2 để đo lường ảnh hưởng các nhân tố lên hiệu quả sản xuất của hộ. Trong nghiên cứu này, mô hình Tobit được áp dụng với 03 biến phụ thuộc là hiệu quả kỹ thuật cốđịnh theo quy mô (TEcrs), hiệu quả kỹ thuật biến đổi theo quy mô (TEvrs) và hiệu quả theo quy mô (SE). Mô hình hồi quy Tobit thực nghiệm có thểđược viết dưới dạng như sau:
yi* = zβ + ωi (3)
với biến phụ thuộc quan sát được y có thểđược diễn đạt theo phương trình sau: yi = yi* nếu yi* < 1 hoặc 1 nếu là trường hợp khác (4) nơi yi* là biến tiềm ẩn; z đại diện cho véc tơ các biến giải thích, bao gồm nhiều các đặc tính khác nhau của hộ và nông trại; βđại diện cho các tham biến được ước lượng; ωi là các sai số ngẫu nhiên của mô hình ước lượng, và được giảđịnh tuân thủ
phân phối chuẩn với giá trị trung bình bằng 0 và phương sai ngẫu nhiên δ2.
Các biến sử dụng trong mô hình được lựa chọn dựa trên điều kiện thực tế sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu, kết hợp với cấu trúc mô hình DEA và trên cơ sở tham khảo kết quả các nghiên cứu có liên quan trong cùng lĩnh vực trong và ngoài nước. Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và được phân nhóm theo từng nội dung và mục tiêu nghiên cứu. Sau đó, dữ liệu được xử lý bằng các phần mềm thống kê chuyên dụng như DEA 2.1, STATA 13, Excel. Kết quả xử lý thống kê dữ liệu được tổng hợp và phân tích theo mục tiêu nghiên cứu và được trình bày trong nội dung Chương 3 của Luận văn.
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này tác giả sử dụng để phân tích
đặc điểm vềđất đai, nhân khẩu, lao động, cơ cấu kinh tế của huyện Mai Sơn giai đoạn 2018 - 2020, phân tích tình hình biến động của kinh tế hộ.
Bên cạnh phương pháp thống kê mô tả so sánh qua các chỉ số phát triển liên hoàn, phát triển bình quân… nhằm phân tích các yếu tốảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế hộ qua các năm, tìm ra nguyên nhân đểđề xuất giải pháp phát triển kinh tế hộ
trồng cây ăn quả.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ số chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất tương tự nhau để xác định mức độ biến động của các nội dung. Sự khác biệt giữa các chỉ tiêu được xác định dựa trên chỉ số thống kê t (t-test).
Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động tăng hay giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, số tương đối, số
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ XOÀI CỦA HUYỆN MAI SƠN SƠN
Cây xoài được người dân trên địa bàn huyện Mai Sơn trồng đã từ lâu, với các giống xoài cũ, giống xoài địa phương như: xoài tròn, xoài hôi,… Đến năm 2015, khi Thông báo 121-TB/TU ngày 31/11/2015 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về chủ trương phát triển cây ăn quả trên đất dốc nhằm tạo bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp; Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND, ngày 15/3/2017 của HĐND tỉnh Sơn La về quy định mức hỗ trợ cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh. Người dân trên địa bàn huyện đã tiến hành cải tạo vườn tạp và mở rộng diện tích đất trồng cây ăn quả, trong đó nhiều nhất là cây xoài với các giống xoài lai cho năng xuất cao
như: xoài Đài Loan (ĐL4), xoài Úc (R2E2), xoài Thái Lan (VRQ-XX1),…
Các địa phương trồng xoài nhiều nhất có thể kểđến như: Xã Hát Lót, xã Chiềng
Mung, xã Cò Nòi, xã Chiềng Ban, xã Mường Bon, Mường Bằng,…
Tốc độ phát triển cây ăn quả nói chung và cây xoài nói riêng của huyện cũng khá nhanh. Năm 2015 huyện Mai Sơn mới chỉ có khoảng 2.500 ha cây ăn quả, trong
đó diện tích trồng xoài là 870 ha; đến năm 2020, diện tích cây ăn quả của huyện là 10.565 ha, trong đó xoài là 3.637 ha.
Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng và giá bán xoài trong 3 năm (2018, 2019, 2020) của huyện Mai Sơn Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng diện tích ha 2.640 2.976 3.637 Diện tích đã cho sản phẩm ha 1.455 1.650 1.990 Năng suất bình quân tạ/ha 98,0 105,0 98,0 Sản lượng Tấn 14.250 17.325 19.502 Giá bán bình quân Nghìn đồng 18,0 12,0 8,0
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mai Sơn, (2020)
Thông qua bảng 3.1 có thể thấy, cây xoài đang phát triển mạnh trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cả về diện tích và sản lượng. Diện tích xoài năm 2018 là 2.640 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm là 1.455 ha. đến năm 2020 đã tăng lên 3.637 ha, diện tích cho sản phẩm đạt 1.990 ha, (bình quân mỗi năm tăng gần 20%). Sản lượng xoài tăng từ 14.250 tấn năm 2018 lên 19.502 tấn vào năm 2020. Giá bán xoài lại tỉ lệ nghịch với sự ra tăng về diện tích và sản lượng xoài, nếu giá xoài bình quân năm 2018 là 18.000đ/kg thì đến năm 2019 chỉ đạt 12.000đ/kg và tiếp tục giảm xuống còn 8.000đ/kg. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giá xoài giảm qua các năm là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.
3.1.1. Công tác quy hoạch vùng trồng xoài
Trước thực trạng người dân đua nhau trồng xoài nhưng thực tế tại một số địa phương lại cho thấy đất đai, thổ nhưỡng không thực sự thích hợp đối với cây xoài, cây xoài phát triển chậm, quả nhỏ, năng suất thấp, không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường; để phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng. Việc đánh giá hiệu quả, quy hoạch vùng trồng xoài đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâm thực