Kết quả sản xuất xoài giữa các mô hình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng xoài trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 68 - 69)

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.2.3.Kết quả sản xuất xoài giữa các mô hình

3.2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT XOÀI TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.2.3.Kết quả sản xuất xoài giữa các mô hình

Sơn La nói chung và huyện Mai Sơn nói riêng có thế mạnh trong sản xuất nhiều loại cây ăn quả, trong đó có cây xoài. Trong những năm gần đây, diện tích và sản lượng xoài đã tăng lên nhanh chóng nhờ chủ trương chuyển đổi sản xuất nông nghiệp trên đất dốc – chuyển từ các loại cây nông nghiệp ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả theo hướng hàng hóa. Bên cạnh việc gia tăng diện tích, tỉnh Sơn La cũng trú trọng việc xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả đạt chất lượng cao nhằm đáp

ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong và ngoài nước. Trong đó sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP là một trong số những mô hình đang được khuyến khích hỗ trợ và mở rộng diện tích. Kết quả sản xuất mô hình trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP và không theo tiêu chuẩn được trình bày trong bảng 3.6. Sự khác biệt kết quả giữa hai mô hình được thể hiện trong cột “chênh lệch” và được kiểm tra mức ý nghĩa sử dụng chỉ số thống kê t.

Kết quả so sánh trong bảng cho thấy một số kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh giữa hai mô hình bao gồm ngày công lao động, chi phí khác, số nhân khẩu/hộ, các chỉ số hiệu quả kỹ thuật và lợi nhuận thu được. Theo đó, mô hình sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGAP sử dụng nhiều ngày công lao động hơn mô hình sản xuất không theo tiêu chuẩn và sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 10%. Sự khác biệt này phù hợp với thực tế do sản xuất theo tiêu chuẩn yêu cầu kiểm tra khắt khe hơn trong quá trình sản xuất như bón phân, làm đất, ghi nhật kí sổ sách, phân loại sản phẩm... Việc tăng ngày công lao động cũng phần nào lý giải chi phí khác cao hơn đối với nông hộ trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, chi phí khác gia tăng cũng do một số các nhân tố khác như chi phí cấp chứng chỉ VietGAP, chi phí đi lại và chi phí kiểm tra các mẫu vật trước khi cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn. Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cần nhiều lao động do vậy những hộ có số nhân khẩu lớn hơn có xu hướng dễ áp dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn hơn. Sự khác biệt nhân khẩu giữa hai nhóm hộ có ý nghĩa ở mức 10%.

Bng 3.6. Thống kê so sánh mô hình sản xuất xoài theo VietGAP và không theo VietGAP và không theo VietGAP

Các đại lượng so sánh ĐVT VietGAP Không VietGAP Chệnh lệch Thống kê-t Tổng diện tích ha 0.82 0.61 0.22 1,4485 Sản lượng xoài tấn 7,185 8970 -1785 -0,9952 Diện tích thu hoạch ha 0,88243 6055 2187 1,4485

Công lao động ngày 417 355 62,0* 1,7511

Chi phí phân bón-trừ

sâu 1000đ 46122 36188 9934 0,5352

Chi phí khác 1000đ 25287 16302 8984* 1,7410

Số nhân khẩu/hộ người 4,2 3,6 0,6* 1,7511

Số lao động nn/hộ người 2,3 2,1 0,2 0,6847

Ghi chú: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê là 10%, 5% và 1% Nguồn: tổng hợp dữ liệu khảo sát của tác giả, 2020.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng xoài trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 68 - 69)