CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng xoài trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 26)

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3.1. Tình hình trồng xoài trên thế giới

Xoài là một loại cây ăn quả nhiệt đới có nguồn gốc từẤn Độ, Bangladesh và Pakistan và liên quan đến cây sơn thù du và cây thường xuân độc. Tầm quan trọng của nó đối với con người bắt nguồn từ khoảng 2000 năm trước Công nguyên khi nó

được thuần hóa ở Ấn Độ. Sau khi thuần hóa, xoài được du nhập vào Đông Á từ 500

đến 400 năm trước Công nguyên. Đến thế kỷ 15, nó đã đến Philippines, tiếp theo là châu Phi và Brazil vào thế kỷ 16. Akbar, hoàng đế Mughal, đã trồng hơn 100.000 cây

xoài ở một nơi ngày nay được gọi là Lakhi Bagh ởẤn Độ. Ngày nay, cây xoài có thể được tìm thấy ở một số vùng khí hậu nhiệt đới.

Xoài đã được trồng trong nhiều thế kỷ. Ngày nay, nó là một loại cây trồng quan trọng ở các vùng nhiệt đới trên khắp Nam Mỹ, Hawaii, Trung Mỹ, Châu Á, Caribe và Châu Phi. Nông dân trồng xoài thường ghép đểđảm bảo sản lượng quả. Ghép cành cũng nhanh hơn so với gieo hạt. Năm 2013, sản lượng xoài toàn cầu chỉđạt dưới 43 triệu tấn. Phần lớn những loại xoài này là giống Tommy Atkins, mặc dù có nhiều loại khác trên thị trường.

Đứng đầu các nước sản xuất xoài lớn nhất thế giới là Ấn Độ. Sản lượng đạt hơn 18 triệu tấn, chiếm khoảng 50% nguồn cung xoài toàn cầu. Các bang sản xuất xoài chính ởẤn Độ là Andhra Pradesh, Bihar, Gujarat, Karnataka, Maharashtra và Orissa, mặc dù nhiều bang khác của Ấn Độ cũng trồng xoài. Tổng cộng, Ấn Độ có khoảng 2.309.000 mẫu Anh dành riêng cho trồng xoài. Tiếp đến là Trung Quốc với 4,77 triệu tấn xoài. Những con số này bao gồm xoài được sản xuất ởĐài Loan. Sản xuất thương mại đáng kể bắt đầu ởđây trong những năm 1960, mặc dù xoài đã được trồng ở Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Hầu hết các vụ xoài có thểđược tìm thấy ở các khu vực phía Nam, nơi có nhiệt độ ấm hơn. Các nước nhập khẩu xoài chính từ Trung Quốc bao gồm Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đứng thứ ba là Thái Lan với 3,4 triệu tấn được sản xuất trong năm 2016. Thái Lan có khoảng 753.671 mẫu Anh dành riêng cho sản xuất xoài. Thái Lan chế biến và xuất khẩu loại trái cây này, bao gồm các hình thức trình bày sau: tươi, đông lạnh, đóng hộp và sấy khô. Tuy nhiên, phần lớn xoài tươi

được bán ở thị trường nội địa. Chỉ khoảng 2% trái cây tươi được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia và Singapore. Tổng doanh thu của Mango trên 50 triệu đô la.

Bng 1.2.Các quốc gia sản xuất xoài hàng đầu thế giớiThứ hạng Quốc gia Giá trị (tấn) Thứ hạng Quốc gia Giá trị (tấn) 1 Ấn Độ 18.779.000 2 Trung Quốc 4,771,038 3 Thái Lan 3,432,129 4 Mexico 2.197.313 5 Indonesia 2.184.399

Thứ hạng Quốc gia Giá trị (tấn) 6 Pakistan 1.606.091 7 Brazil 1,417,149 8 Ai cập 1.277.008 9 Bangladesh 1.161.685 10 Nigeria 917.617

Nguồn: Amber Pariona, 2018. (https://www.worldatlas.com/articles/the-top-

mango-producing-countries-in-the-world.html).

Ở Đông Nam Á, xoài là loại cây ăn quả được trồng khá phổ biến ở các nước trong khu vực Đông Nam Á và là một trong số những loại quảđược tiêu thụ rất nhiều tại các quốc gia này. Theo số liệu thống kê của FAO, các nước trồng xoài nhiều ở

Đông Nam Á là Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Cambodia,… Trong đó,

Thái Lan là nước sản xuất xoài lớn nhất ở vùng Đông Nam Á, năm 2016 Thái Lan sản xuất được 3.432 ngàn tấn xoài, tiếp đến là Indonesia 2.184 ngàn tấn, Philippines 827 ngàn tấn, Việt Nam 725 ngày tấn.

1.3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ xoài của Việt Nam

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), Việt Nam là nước sản xuất xoài lớn thứ 13 thế giới.

Năm 2020, tổng sản lượng xoài của Việt Nam đạt 893.200 tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Xoài được trồng nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm khoảng 48% tổng diện tích xoài cả nước, năm 2020 đạt 567.732 tấn.

Cũng trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu xoài của Việt Nam đạt 180,8 triệu USD, giảm 9% so với năm 2019, nguyên nhân do đại dịch COVID-19 làm ách tắc dòng lưu chuyển hàng hóa toàn cầu.

Cục BVTV đã triển khai cấp 99 mã số vùng trồng phía Nam và 6 mã số vùng trồng phía Bắc để XK xoài đi Hàn Quốc, Úc, New Zealand; 120 mã vùng trồng phục vụ XK sang thị trường Trung Quốc. Đây là các diện tích được quản lý ruồi đục quả

và côn trùng gây hại khác bằng kỹ thuật bọc quả, được kiểm soát chặt chẽ việc sử

Hình 1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ xoài của Việt Nam

Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2018, 2019, 2020. (https://vietnambiz.vn/thi-phan- viet-nam-tren-ban-do-xoai-the-gioi-con-khiem-ton-20210419155012925.htm).

Hiện Việt Nam xuất khẩu xoài sang 40 quốc gia trên thế giới. Các nhà nhập khẩu chính là Trung Quốc, các nước Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Giống xoài được xuất khẩu nhiều nhất là xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, xoài Tượng da xanh, xoài Keo... Mặc dù vậy, sản lượng xoài XK vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng sản lượng xoài cả nước (chỉ chiếm khoảng 5%, còn lại trên 95% là tiêu thụ trong nước).

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết: Giá trị xuất khẩu xoài của nước ta liên tục tăng nhanh trong những năm gần đây, đạt kim ngạch 279 triệu USD trong năm 2020.Tuy xuất khẩu xoài mới chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam, nhưng đang tăng trưởng nhanh từ 30-50% mỗi năm. Cụ thể: Năm 2015 xuất khẩu xoài đạt 46 triệu USD; 2016 đạt 68 triệu USD; năm 2017 đạt 156 triệu USD; năm 2018 đạt 193,2 triệu USD. Năm 2020, xuất khẩu xoài các loại tới hầu hết các thị trường đều có trị giá tăng, trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 196 triệu USD, tăng 8,7% so với năm 2019. Tiếp theo là Hàn Quốc đạt 17,8 triệu USD, tăng 52%; Nga đạt 14,9 triệu USD, tăng 166,6%...

Trong đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc đạt 151,8 triệu USD, chiếm 83,95% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, giảm gần 4,2% so với năm 2019. Đứng thứ 2 là thị trường Nga, đạt 8,4 triệu USD, chiếm 4,65%, là thị trường có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh đạt 76,1% so với năm 2019.

Hình 1.2. Tình hình xuất khẩu xoài của Việt Nam

Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2020. (https://vietnambiz.vn/thi-phan-viet-nam-tren- ban-do-xoai-the-gioi-con-khiem-ton-20210419155012925.htm)

Đáng chú ý, trong năm qua, xoài Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang các thị

trường khó tính. Đơn cử như Mỹ, theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Việt Nam tăng mạnh cả lượng và giá trị xuất khẩu xoài sang thị trường này với khối lượng 2.100 tấn, trị giá 4,61 triệu USD, tăng 66% về lượng và tăng hơn 70% về trị giá so với năm 2019.

Giá xuất khẩu bình quân của xoài Việt Nam sang Mỹở mức cao đạt 2,2 USD/kg, tăng 2,5% so với năm 2019.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho hay, thị phần xoài Việt Nam trên bản đồ thế giới vẫn rất khiêm tốn. Năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng xoài trên thế giới đạt khoảng 12,3 tỷ USD, nhưng Việt Nam xuất khẩu mới chỉ đạt con số hơn 180 triệu USD, chỉ chiếm hơn 1,5% trong tổng thị phần xuất khẩu của thế giới.

Tại các thị trường khó tính, ví dụ như thị trường Mỹ, xoài Việt Nam cũng chỉ

chiếm 0,3% tổng lượng xoài nhập khẩu của Mỹ. Vì vậy, Việt Nam hiện mới chỉđứng thứ 14 trong những thị trường cung cấp xoài cho Mỹ.

Bng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng xoài Việt Nam các năm 2018, 2019, 2020 các năm 2018, 2019, 2020 Năm Diện tích (nghìn ha) Diện tích cho sản phẩn (nghìn ha) Năng suất bình quân (tấn/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2018 99,80 79,10 10,01 791,80 2019 104,90 80,20 10,46 839,00 2020 111,60 84,90 10,51 892,70

Nguồn: Trang Thông tin điện tử Tổng cục Thống kê, 2018, 2019, 2020.

(www.gov.vn).

1.3.3. Tình hình phát triển cây ăn quả nói chung và cây xoài nói riêng của các tỉnh TD&MNPB

Trung du và miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, với diện tích 95,2 nghìn km2, chiếm 28,8% diện tích cả nước. Trung du và miền núi phía Bắc có địa hình đa dạng bao gồm vùng núi cao, vùng núi thấp, trung du và phần đồng bằng cùng với khí hậu mang đặc điểm nhiệt

đới ẩm gió mùa, bốn mùa rõ rệt, mùa đông lạnh, mùa hè có nơi nắng nóng, có nơi mát mẻ tạo ra hệ động thực vật phong phú, đa dạng. Vùng có tiềm năng và lợi thế

phát triển cây ăn quả. Sự phát triển mạnh mẽ của cây ăn quả phải kểđến sự gia tăng nhanh chóng của diện tích trồng cây. Diện tích trồng cây ăn quả của Trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020 đạt 254,2 nghìn ha, đứng thứ 2 cả nước sau vùng

Đồng bằng sông Cửu Long. Trong giai đoạn 2015-2020, diện tích trồng cây ăn quả

của vùng đã tăng lên gấp 1,5 lần, từ 164,5 nghìn ha năm 2015 lên 254,2 nghìn ha năm 2020, tăng gần 80 nghìn ha, trung bình mỗi năm tăng 16 nghìn ha. Trong đó, các địa phương có diện tích cây ăn quả tăng nhanh là Điện Biên tăng 3500 ha, bình quân mỗi

năm tăng hơn 700 ha; Lào Cai tăng gần 4800 ha, bình quân tăng 955 ha/năm; Hòa Bình tăng 5250 ha, bình quân tăng 1048 ha/năm; Lạng Sơn tăng gần 5600 ha, bình quân tăng 1100 ha/năm; Bắc Giang tăng 5760 ha, bình quân tăng 1150 ha/năm; Lai Châu tăng 8300 nghìn ha, bình quân tăng 1660 ha/năm, đặc biệt là Sơn La sau 5 năm diện tích trồng cây ăn quả tăng lên 46,5 nghìn ha (gấp 3,4 lần diện tích trồng cây ăn quả năm 2015), trung bình mỗi năm tăng 9,3 nghìn ha.

Hình 1.3. Diện tích xoài tại một số tỉnh miền núi phía Bắc

Không những phát triển nhanh về diện tích, vùng còn tập trung phát triển cây

ăn quả có chất lượng, năng suất cao đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Cơ cấu giống cây ăn quả của vùng có sự chuyển đổi khá rõ, bổ sung được giống mới có năng suất, chất lượng tốt. Các loại cây già cỗi, giống cũ, kém chất lượng dần được thay thế bằng các giống cây mới sinh trưởng và phát triển tốt, chống chịu được với

điều kiện khí hậu thay đổi và cho trái ngon, năng suất cao. Các loại cây ăn quả chủ

yếu bao gồm cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới như chuối, dứa, xoài, na…, cận nhiệt

đới gồm cam, bưởi, hồng, nhãn, vải… và một số loại cây ôn đới lê, đào, mơ, mận…Nhiều loại cây được trồng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu sang thị trường Ôt-xtrây-lia, Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc như nhãn, vải, xoài, chanh leo, chuối, mận, bơ…

Các cây ăn quả phân bố rộng khắp trên địa bàn các tỉnh và đã hình thành một số

tiêu biểu trong việc phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa. Đến năm 2020, Sơn La có 66,2 nghìn ha cây ăn quả, đứng đầu toàn vùng, trong đó: Diện tích xoài khoảng gần 19 nghìn ha, sản lượng đạt 46 nghìn tấn; nhãn 18,7 nghìn ha, sản lượng đạt 71 nghìn tấn; mận, mơ 11,5 nghìn ha, sản lượng đạt 62,4 nghìn tấn; chuối 5,4 nghìn ha, sản lượng đạt 46 nghìn tấn; cây có múi (cam, bưởi) 4,5 nghìn ha, sản lượng gần 16 nghìn tấn… Tiếp đến là Bắc Giang, diện tích trồng cây ăn quả toàn tỉnh năm 2020 đạt 51,2 nghìn ha, trong đó diện tích trồng vải thiều 28,1 nghìn ha, chiếm 55% tổng diện tích cây ăn quả của toàn tỉnh, sản lượng đạt 165 nghìn tấn; diện tích trồng cây có múi (cam, bưởi) trên 10,7 nghìn ha, sản lượng đạt 83 nghìn tấn. Sản phẩm quả vải của Bắc Giang được xuất khẩu vào thị trường truyền thống là Trung Quốc và các thị trường xuất khẩu yêu cầu tiêu chuẩn cao như Mỹ, Nhật Bản, Ôt- xtrây-lia, EU.

Hiện nay, các tỉnh TD&MNPB đang tập trung phát triển cây ăn quả hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, sản xuất an toàn, hữu cơ, hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững. Trong đó, chú trọng phát triển các cây trồng có lợi thế của vùng, tổ chức sản xuất hàng hóa lớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm tạo ra sản phẩm có thương hiệu, giá trị và sức cạnh tranh cao trên thị

trường. Đặc biệt, vùng sẽ tiếp tục tập trung phát triển các cây ăn quả chủ lực có giá trị kinh tế cao thông qua các mô hình sản xuất với quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ. Đi cùng với đó là đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, lựa chọn các giống chất lượng, năng suất cao để đưa vào sản xuất; mở rộng diện tích sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân.

a) Phát triển sản xuất xoài ở Lai Châu

Lai Châu nằm ở khu vực phía tây Bắc Việt Nam có diện tích trồng các loại cây

ăn quả khá lớn. Điều kiện tự nhiên thuận lợi nên tỉnh đã xây dựng thành vùng sản xuất hàng hóa, trong đó trú trọng phát triển các cây trồng có lợi thế như xoài, tổ chức sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm tạo ra thương hiệu cho sản phẩm, tăng giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường. Đi cùng với đó là đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, lựa chọn các giống

chất lượng, năng suất cao để đưa vào sản xuất; mở rộng diện tích sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân. Tổng diện tích cây ăn quả 8.300 ha năm 2020. Trong những năm gần đây, diện tích cây ăn quả các loại, bình quân tăng 1.660 ha/năm. Cây ăn quả của tỉnh đa dạng về chủng loại, loại hình sản xuất, xuất xứ nguồn gốc và chất lượng. Trong đó, diện tích xoài khoảng gần 19 nghìn ha, sản lượng đạt 46 nghìn tấn; nhãn 18,7 nghìn ha, sản lượng đạt 71 nghìn tấn; mận, mơ 11,5 nghìn ha, sản lượng đạt 62,4 nghìn tấn; chuối 5,4 nghìn ha, sản lượng đạt 46 nghìn tấn; cây có múi (cam, bưởi) 4,5 nghìn ha, sản lượng gần 16 nghìn tấn…

b) Phát triển sản xuất cây ăn quảở Bắc Giang

Bắc Giang là tỉnh có diện tích trồng cây ăn quả lớn thứ nhì sau tỉnh Sơn La ở

khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Diện tích cây ăn quả toàn tỉnh năm 2020 đạt 51,2 nghìn ha, trong đó diện tích trồng vải thiều 28,1 nghìn ha, chiếm 55% tổng diện tích cây ăn quả của toàn tỉnh, sản lượng đạt 165 nghìn tấn; diện tích trồng cây có múi (cam, bưởi) trên 10,7 nghìn ha, sản lượng đạt 83 nghìn tấn. Sản phẩm quả vải của Bắc Giang được xuất khẩu vào thị trường truyền thống là Trung Quốc và các thị

trường xuất khẩu yêu cầu tiêu chuẩn cao như Mỹ, Nhật Bản, Ôt-xtrây-lia, EU.

c) Phát triển sản xuất xoài của Mai Sơn

Huyện Mai Sơn hiện có 3.637 ha xoài; trong đó, 154 ha được trồng theo tiêu chuẩn VietGap. Diện tích cho quảđạt hơn 1.990 ha, với sản lượng thu hoạch đạt trên 19.500 tấn mỗi năm. Ngày 22/6/2020, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La tổ chức công bố

lô xoài đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Theo đó, 30 tấn quả xoài

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng xoài trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)