5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.2. Đo lường hiệu quả kinh tế và kỹ thuật
2.3.2.1. Đo lường hiệu quả kỹ thuật
Để đạt được mục tiêu và nội dung nghiên cứu, phương pháp đo lường hiệu quả
kinh tế (Farrell, 1957) được sử dụng trong ước lượng hiệu quả. Khái niệm về hiệu quả được tổng hợp trong Chương 1 – Cơ sở khoa học của đề tài. Có 02 cách tiếp cận
được sử dụng phổ biến trong ước lượng hiệu quả sản xuất cây trồng, bao gồm ước
lượng tham số sử dụng đường sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier
Production-SFP) (Aigner và Lovell (1977) và phân tích đường bao dữ liệu phi tham số (nonparametric Data Envelopment Analysis-DEA) (Charnes và cộng sự, 1978). Sự khác biệt chính giữa 02 cách tiếp cận trên là dựa trên cách mà đường giới hạn khả năng sản xuất có thể được ước lượng. Trong khi phương pháp ước lượng tham số có tên phân tích đường biên ngẫu nhiên (SFA) có thể tách biệt ảnh hưởng của nhiễu từ
phi hiệu quả kỹ thuật, thì ưu điểm của phương pháp phân tích đường bao dữ liệu
(DEA) là khơng u cầu mơ hình ước lượng dạng hàm số. Mơ hình DEA dạng tổng quát bao gồm các thủ tục chương trình đường thẳng. Trong đó, đường biên phi tham số được xây dựng theo bộ dữ liệu, và hiệu quả của các đơn vị ra quyết định (DMU)
được so sánh tương đối với đường biên (Coelli và cộng sự, 2005). Phương pháp phân
tích đường bao dữ liệu DEA có cả định hướng theo đầu ra và định hướng theo đầu vào. Mơ hình phân tích theo định hướng đầu vào được đề xuất đầu tiên với giả định hiệu quả cố định theo quy mô (CRS) (Charnes và cộng sự, 1978) và được áp dụng trong nghiên cứu này.
Phân tích hiệu quả kỹ thuật theo đầu vào (TE) với giả định CRS có thể đạt được bằng việc giải quyết vấn đề sau đây:
TEi = Min ⍬icrs subject to Yi ≤ Yµ; ⍬icrs Xi ≥ Xµ; µ ≥ 0 (1)
Trong đó, X và Y là những véc tơ đầu ra và đầu vào tương ứng, TE là hiệu quả kỹ thuật của nông hộ thứ ith với giả định CRS và µ là véc tơ trọng số. Giá trị hiệu quả
kĩ thuật được ước lượng (TE) luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 1 (0 ≤ TE≤ 1). Giá trị TE = 1 nếu nông hộ đạt được hiệu quả đầy đủ hay tối đa. Khi TE <1, thì nơng hộ hoạt động ở mức khơng hiệu quả.
HQSX theo quy mơ có thể được đo lường bằng công thức sau đây (Coelli và cộng sự, 2002).
SEi = TEcrs/TEvrs (2)
Tương tự như chỉ số hiệu quả kỹ thuật, giá trị SE cũng biến động trong khoảng từ 0 đến 1 (0 ≤ SE ≤ 1). Với giá trị SE = 1 cho biết nông hộ đạt hiệu quả kinh tế quy
mô tối đa. SE < 1 ngụ ý rằng các đầu vào được sử dụng của nông hộ chưa đạt hiệu
quả quy mơ, và có thể thuộc một trong hai trường hợp: hiệu quả tăng theo quy mô/IRS hoặc hiệu quả giảm theo quy mô/DRS.
2.3.2.2. Đo lường hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu quan trọng đối với bất kì hoạt động sản xuất nào.
Trong nghiên cứu này, phương pháp đo lường hiệu quả kinh tế theo quan điểm 1 được sử dụng. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra.
H = Q/C. Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế; Q: Khối lượng hoặc giá trị sản phẩm thu được; C: Chi phí bỏ ra.
Khối lượng sản phẩm thu được được tính bằng tổng sản lượng xoài thu được
trong một năm của nơng hộ. Giá trị sản phẩm được tính bằng tổng khối lượng sản
phẩm được sản xuất ra nhân với giá bán bình qn/đơn vị sản phẩm. Trong khi đó,
chi phí bỏ ra được tính bằng tổng chi phí sản xuất xoài trong một năm của hộ bao
gồm chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nhân cơng lao động thuê, thuê đất, dịch vụ tài chính và các chi phí khác liên quan đến hoạt động sản xuất thực tế của hộ.
Quan điểm này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét được một
đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở đó, người ta xem
xét, đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị với nhau, giữa các ngành sản phẩm, các địa phương khác nhau trong một thời điểm xác định.
2.3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hộ
Các chỉ số hiệu quả DEA biến đông trong khoảng từ 0 đến 1. Trong trường hợp này, mơ hình hồi quy Tobit được sử dụng trong chặng 2 để đo lường ảnh hưởng các nhân tố lên hiệu quả sản xuất của hộ. Trong nghiên cứu này, mơ hình Tobit được áp dụng với 03 biến phụ thuộc là hiệu quả kỹ thuật cố định theo quy mô (TEcrs), hiệu quả kỹ thuật biến đổi theo quy mô (TEvrs) và hiệu quả theo quy mô (SE). Mơ hình hồi quy Tobit thực nghiệm có thể được viết dưới dạng như sau:
yi* = zβ + ωi (3)
với biến phụ thuộc quan sát được y có thể được diễn đạt theo phương trình sau:
yi = yi* nếu yi* < 1 hoặc 1 nếu là trường hợp khác (4)
nơi yi* là biến tiềm ẩn; z đại diện cho véc tơ các biến giải thích, bao gồm nhiều các đặc tính khác nhau của hộ và nông trại; β đại diện cho các tham biến được ước lượng; ωi là các sai số ngẫu nhiên của mơ hình ước lượng, và được giả định tuân thủ phân phối chuẩn với giá trị trung bình bằng 0 và phương sai ngẫu nhiên δ2.
Các biến sử dụng trong mơ hình được lựa chọn dựa trên điều kiện thực tế sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu, kết hợp với cấu trúc mơ hình DEA và trên cơ sở tham khảo kết quả các nghiên cứu có liên quan trong cùng lĩnh vực trong và ngồi nước. Thơng tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và được phân nhóm theo từng nội dung và mục tiêu nghiên cứu. Sau đó, dữ liệu được xử lý bằng các phần mềm thống kê chuyên dụng như DEA 2.1, STATA 13, Excel. Kết quả xử lý thống kê dữ liệu được tổng hợp và phân tích theo mục tiêu nghiên cứu và được trình bày trong nội dung Chương 3 của Luận văn.