NHẬN XÉT CHUNG RÚT RA TỪ TỔNG QUAN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng xoài trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 38 - 41)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.6.NHẬN XÉT CHUNG RÚT RA TỪ TỔNG QUAN

Qua kết quả nghiên cứu tổng quan tài liệu, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, các cấp chính quyền cần thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất

để phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng, bởi thực tế, không phải xã nào của

huyện Mai Sơn cũng thích hợp để trồng cây xồi, mặc dù cây xồi có thể trồng được

ở hầu hết địa bàn các xã trong toàn huyện, nhưng khả năng sinh trưởng và phát triển

của cây xoài, năng xuất, trọng lượng quả xồi ở mỗi xã, mỗi vùng là có sự khác biệt, chưa nói đến chất lượng quả. Hơn nữa, làm tốt cơng tác quy hoạch sẽ tránh được tình trạng người dân trồng xoài ồ ạt, hiệu quả kinh tế thấp.

Hai là, có cơ chế hỗ trợ phù hợp đối với việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm

nơng nghiệp nghiệp sạch, sản xuất an tồn nói chung và cây ăn quả nói riêng, đặc biệt là đối với quả xồi để khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tốt các quy định về sản xuất nông nghiệp tốt, sản xuất an toàn.

Thứ ba, cần đẩy mạnh liên kết sản xuất, đa dạng hóa các hình thức liên kết để

tạo ra một chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ (liên kết giữa các nhóm hộ, liên kết 3 nhà); khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Tạo ra vùng nguyên liệu đủ lớn để thu hút đầu tư, bao gồm cả đầu tư xây dựng nhà máy chế biến.

Thứ tư, tăng cường tập huấn, chuyển giao kho học kỹ thuật cho người nơng dân

trồng xồi theo hướng cầm tay chỉ việc, làm trước, làm mẫu; tổ chức các hoạt động tham quan, học hỏi kinh nghiệm cho người trồng xồi, khắc phục tình trạng bảo thủ, lười thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người nông dân.

Thứ năm, làm tốt công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tổ chức các hoạt động

xúc tiến thương mại cho sản phẩm xồi, đa dạng hóa các kênh tiêu thụ để giải quyết tốt đầu ra cho sản phẩm.

Thứ sáu, các nghiên cứu về hiệu quả sản xuất xồi ở Việt Nam cịn khá hạn chế,

đặc biệt chưa thấy có nghiên cứu nào được thực hiện ở vùng núi phía Bắc (theo hiểu

biết của tác giả). Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất giữa các mơ hình trồng xồi VietGAP và khơng VietGAP chưa được so sánh.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng xoài trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 38 - 41)