Bối cảnh chung của cácTCTCVM Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng của một số tổ chức tài chính vi mô trên thế giới và bài học nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức tài chính vi mô ở việt nam (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ

1. Bối cảnh chung của cácTCTCVM Việt Nam

1.1. Lịch sử phát triển của hoạt động TCVM ở Việt Nam:

TCVM du nhập vào Việt Nam từ năm 80 theo nhiều con đường khác nhau thông qua các dự án tiết kiệm –tín dụng hoặc dự án phát triển của các tổ chức phi chính phủ, dự án quốc tế. Đến những năm 1990, chỉ phủ VN thiết lập chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo coi tín dụng theo mơ hình TCVM như một cơng cụ chiến lược. Thành cơng của mơ hình ngân hàng Grameen đã khiến nhiều nhóm phụ nữ áp dụng mơ hình cho vay vim mơ mới, làm cơ sở cho hoạt động của TCVM sau này. Cùng với trào lưu chung về phát triển TCVM thế giới, TCVM Việt Nam cũng trải qua những giai đoạn thăng trầm và khó khăn mà thế giới đã trải qua và đã rút ra nhiều bài ,học kinh nghiệm trong quá trình phát triển. Giai đoạn 2000 đến nay, TCVM khơng cịn là trào lưu thịnh hành của thế giới, các TCTCVM ở việt nam cũng gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh như vậy, một số TCTCVM đã nỗ lực để duy tri tổ chức tiếp tục phát triển trên khung pháp lý nhà nước đề ra. Năm 2005, chính phủ ban hành nghị định 28-2005/NĐ-CP và sau đó là nghị định 165 đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động này nhưng tiến trình áp dụng vào thực tế diễn ra cịn khá chậm chạp. Tính đến nay đã có tổng cộng hơn 30 tổ chức cung ứng các dịch vụ TCVM tại 36 tỉnh (chiếm 57% số lượng các tỉnh trong cả nước)

1.2. Đặc điểm của các TCTCVM Việt Nam

Tại Việt Nam, phong trào TCVM được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam như các tổ chức đoàn thể: Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân. Mạng lưới rộng khắp của các tổ chức này giúp TCVM có cơ hội được phổ biến rộng rãi tuy nhiên sự phụ thuộc vào những quốc sách từ phía nhà nước cũng hạn chế sự phát triển độc lập TCVM .

TCVM tập trung chủ yếu ở nông thôn. Điều này đến từ đặc thù phân bố dân cư ở Việt Nam có tới 70% số người nghèo tập trung ở nông thôn và đối tượng chủ yếu của TCVM là phụ nữ nghèo ở nông thôn. Nhiều TCTCVM ra đời và hoạt động tích cực, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, dần dần khu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thơn.

Ở Việt Nam có sự tồn tại của một ngân hàng cho vay chính sách chính thức trên thị trường TCVM đó là NHCSXH được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ –TTg ngày 4/10/2002 với điều lệ được phê duyệt vào ngày 22/1/2003. NHCS cung cấp đầy đủ các loại hình sản phẩm và dịch vụ tài chính ở mức giá bao cấp và được miễn nhiều quy định so với các ngân hàng thương mại thông thường. Với nguồn vốn dồi dào, NHCS chiếm thị phần áp đảo trong cung cấp TCVM quy mô nhỏ. Tuy nhiên, hoạt động dưới sự bao cấp từ phía nhà nước nên NHCS chưa độc lập, tự chủ về mặt tài chính và hoạt động.

1.3. Sản phẩm chủ yếu

Tín dụng vi mô: là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động của ngành TCVM không riêng chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới, ngồi ra, tín dụng vi mơ cũng là lĩnh vực mang lại phần lớn lợi nhuận cho các tổ chức TCVM. Các khoản tín dụng vi mơ được cấp với mục đích góp phần tăng thêm nguồn vốn cho các thành viên thực hiện mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng thêm thu nhập. Sản phẩm tín dụng do các tổ chức TCVM Việt Nam cung cấp có một số đặc trưng tiêu biểu như: vốn vay không cần phải có thế chấp, các loại vốn phát ra theo vịng, mức vay từ nhỏ đến lớn cùng với đó là thời hạn vay cũng khá đa dạng. Về lãi suất của các khoản tín dụng vi mơ ở Việt Nam thì thường cao hơn so với lãi suất các khoản tín dụng của các ngân hàng thương mại cũng như của các chương trình tín dụng của Chính phủ.

Tiết kiệm vi mô: sản phẩm này ra đời với mục đich giúp người nghèo xây dựng nguồn vốn tự có và giáo dục thói quen tiết kiệm để có được những khoản tiết

kiệm cho tương lai. ở Việt Nam hiện nay triển khai hai sản phẩm tiết kiệm vi mô chủ yêu là tiết kiệm tự nguyện và tiết kiệm bắt buộc.

Bảo hiểm vi mô. Là sản phẩm của tài chính vi mơ nhằm giúp cho những người

nghèo thoát nghèo một cách bền vững bằng việc chống lại những rủi ro do thiên tai, mất mùa. Hiện nay ở Việt Nam, bảo hiểm vi mô tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm mùa màng,bảo hiểm gia súc,.....

Dịch vụ Chuyển tiền: hiện nay, các tổ chức tổ chức TCVM ở Việt Nam đang thực hiện việc liên kết với các tổ chức chuyển tiền trên thế giới như Western Union, hay Money gram để thực hiện nhu cầu chuyển tiền cho các thành viên tham gia tổ chức. Một ví dụ điển hình là hoạt động chuyển tiền của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng này đã và đang là đơn vị dẫn đầu trong hoạt động cung cấp dịch vụ chuyển tiền dành cho bộ phận nông dân và người nghèo với mạng lưới phủ rộng khắp trên cả nước.

1.4. Các mơ hình TCTCVM ở Việt Nam

1.4.1. Mơ hình ngân hàng chính thức

Mơ hình ngân hàng chính thức được áp dụng bởi các nhà cung cấp TCVM ở khu vực chính thức điển hình là ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, Ngân hàng chính sách xã hội và quỹ tín dụng nhân dân. Để được vay vốn ở các tổ chức nói trên, người nghèo khơng cần có tài sản thế chấp nhưng cần có giấy chứng nhận hộ nghèo do chính quyền địa phương cấp. Những khác hàng nộp đơn vay vốn được thẩm định bởi nhân viên tín dụng của ngân hàng, nếu được duyệt thì sẽ được giải ngân khoản vay. Lãi suất trung bình của nhà cung cấp khoảng 6% đến 15%, hoàn trả theo định kỳ tháng, quý, năm hoặc khi đáo hạn.

1.4.2. Mơ hình ngân hàng làng xã

Mơ hình ngân hàng làng xã do Tổ chức trợ giúp cộng đồng quốc tế (FINCA) phát triển vào những năm 1980, hướng tới vùng nơng thơn dưới hình thức các nhóm tương hỗ, giúp thành viên thưc hiện tiết kiệm. Mơ hình ngân hàng làng xã có 21 đơn vị, chia thành 2 cấp độ căn cứ theo mức độ chuyên nghiệp của tổ chức. Cấp độ 1 có 11

đơn vị điển hình như Trung tâm phát triển vì người nghèo huyện Can Lộc ( Hà Tĩnh), Quỹ khuyến khích phụ nữ phát triển của hội phụ nữ thị xã ng Bí, Quỹ phát triển của phụ nữ ở Quảng Ninh, Nghệ An, Điện Biên, Hồ Chí Minh. Ở cấp độ 2 có các đơn vị thuộc tổ chức tầm nhìn thế giới ở Vĩnh Linh (Quảng Trị), Hòa Vang (Đà Nẵng), Hiệp Đức (Quảng Nam),..

1.4.3. Mơ hình ngân hàng Grameen

Rất nhiều TCTCVM ở Việt Nam ra đời áp dụng mơ hình tín dụng vi mơ thành công của ngân hàng Grameen, điển hình là “ Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm” CEP của Liên đoàn lao động thành phố Hồ Chí Minh hay “ Quỹ tình thương” TYM cảu Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, mạng lưới TCVM M7 do tổ chức Action Aid hỗ trợ, các chương trình trong khn khổ Dự án tín dụng Việt Bỉ, cơ quan hợp tác quốc tế vì sự phát triển và đồn kết CIDSE. Thừa kế những ưu điểm mang tính cách mạng từ mơ hình hoạt động của ngân hàng Grameen, các TCTCVM mơ hình ngân hàng Grameen ở Việt Nam mang nhiều đặc điểm ưu việt, hiệu quả cao trong quá trình áp dụng tại nhiều vùng miền ở Việt Nam.

1.4.4. Mơ hình nhóm liên kết

Ngồi mơ hình TCTCVM hoạt động theo hình thức nói trên, phương pháp cho vay theo nhóm liên kết được tổ chức ACCION quốc tế phát triển tại Châu Mỹ Latin. Những tổ chức áp dụng mơ hình này ở Việt Nam bao gồm Tổ chức cứu trợ trẻ em Mỹ (Save the children/US) và Cơ quan cứu tế và phát triển Adventis (ADRA) và một số NGO khác. Ở mơ hình này, lãi suất cho vay được các tổ chức này áp dụng tương đối cao, từ 12 -36% và chưa được nhân rộng ở nước ta.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng của một số tổ chức tài chính vi mô trên thế giới và bài học nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức tài chính vi mô ở việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)