Qũy tình thương TYM

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng của một số tổ chức tài chính vi mô trên thế giới và bài học nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức tài chính vi mô ở việt nam (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ

2. Thực trạng hoạt động của một số TCTCVM bán chính thức tại Việt

2.2.2. Qũy tình thương TYM

2.2.2.1. Giới thiệu về quỹ tình thương TYM2.2.2.1.1. Sự ra đời của Quỹ TYM 2.2.2.1.1. Sự ra đời của Quỹ TYM

Năm 1989, Ban chấp hành trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã phát động cuộc vận động "phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình" với 5 nội dung cụ thể trong đó giúp nhau vốn sản xuất kinh doanh đã được từng bước phát triển là nguồn gốc của chương trình tín dụng của Hội ngày nay. Trong giai đoạn này, nhiều tổ chức phi chính phủ đã lồng ghép hoạt động tín dụng - tiết kiệm vào các dự án phát triển và coi đó như một bộ phận quan trọng bảo đảm tính bền vững của chương trình, là một cơng cụ hữu hiệu để xóa đói giảm nghèo. Trong hồn cảnh đó, Dự án do tổ chức SIDA Thụy Điển, UNFPA tài trợ ra đời. Cuối năm 1991, với sự giúp đỡ tận tình của cố vấn tín dụng FAO - tiến sỹ Jame Stole B Aris Alip, Hội LHPN Việt Nam đã xây dựng dự án tín dụng "Quỹ Tình Thương" nhằm hỗ trợ vốn cho nhóm phụ nữ nghèo và nghèo nhất theo phương pháp tiếp cận kiểu ngân hàng Grameen - Bangladesh. Ngày 7/01/1992 theo quyết định số 11/QĐ, dự án Quỹ Tình Thương hoạt động thử nghiệm trên địa bàn huyện Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội. Ngày 20/2/1992, Chính phủ đã ban hành văn bản số 563/KTĐN cho phép Hội thực thi dự án trên các vùng miền nghèo.

Sứ mệnh của TYM là hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và cải

thiện địa vị cho phụ nữ nghèo, nghèo nhất và gia đình họ thơng qua các dịch vụ tài chính và phi tài chính phù hợp cho các nhóm phụ nữ ở cộng đồng, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế và nâng cao vai trò của họ trong xã hội. Trong quá trình hoạt động của mình từ khi mới thành lập, TYM đã và đang khẳng định được những thành tựu mà tổ chức này đạt được trong việc giúp đỡ những người phụ nữ nghèo và gia đình của họ cải thiện cuộc sống.

nhân trở thành một tổ chức tài chính quy mơ nhỏ TNHH với một chủ sở hữu (là Hội LHPN Việt Nam).

Trong quá trình hoạt động, TYM đã nhận được nhiều nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ nhiều tổ chức quốc tế như Trung tâm Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (CARD), Quỹ ủy thác cộng đồng Châu Á (ACT), CRS, OXFAM America, Quỹ hợp tác quốc tế các ngân hàng tiết kiệm Đức, CORDAID, Paz y Dessarollo (Tây Ban Nha), Quỹ Rabobank, Oikocredit, Novib, Quỹ Ford Foundation, và các tổ chức khác.

2.2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Quỹ TYM

Quỹ tình thương TYM hiện nay đang được hoạt động theo mơ hình của một cơng ty TNHH một thành viên, và chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tiếp theo là Hội đồng quản trị và ban kiểm soát, kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập với hoat động của quỹ tại hội sở chính, dưới đó là các chi nhánh, cụm và điểm giao dịch. Sơ đồ tổ chức của TYM được thể hiện trong sơ đồ.

nhất và gia đình của họ. Tổ chức này cũng cung cấp những sản phẩm dịch vụ khá đa dạng bao gồm hai nhóm chính là: nhóm những sản phẩm tài chính và nhóm những sản phẩm phi tài chính.

Sản phẩm tài chính

Các sản phẩm tài chính của tổ chức TYM bao gồm hai sản phẩm chủ đạo là cho vay, tiết kiệm và quỹ tương trợ, cụ thể như sau:

Sản phẩm cho vay: Vốn vay được thiết kế trên nguyên tắc cho vay không yêu cầu thế chấp, khơng tạo ra gánh nặng về hồn trả, bảo đảm cho người nghèo tập dượt kỹ năng quản lý, sử dụng vốn vào các hoạt động tăng thu nhập và bảo đảm bù đắp các chi phí hợp lý cho hoạt động của TYM. Các loại vốn của TYM phát ra theo vòng, các mức vay tăng dần từ nhỏ đến lớn (tối thiểu là 1 triệu đồng). Thời hạn vay từ 10-100 tuần. Gốc và lãi hoàn trả hàng tuần. Hầu hết vốn vay được sử dụng cho các hoạt động tăng thu nhập, sửa chữa nhà cửa. Ngồi ra, TYM cịn cho vay vốn đa mục đích (vốn khẩn cấp) với mức vốn nhỏ hơn và thời hạn ngắn hơn và có thể sử dụng cho tiêu dùng và các mục đích khác.

Tiết kiệm: Để xây dựng nguồn vốn tự có và giáo dục thói quen tiết kiệm, TYM yêu cầu mọi khách hàng đóng tiết kiệm bắt buộc 3.000 đồng/tuần (0,19 USD). Tiết kiệm bắt buộc có lãi suất và có thể rút ra sau khi đạt được số dư tối thiểu nhất định. Ngồi ra, TYM cũng khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm tự nguyện, bắt đầu bằng số tiền nhỏ từ 5.000 đồng/tuần (1,30 USD).

Quỹ tương trợ: Xuất phát từ nhu cầu thiết thực của khách hàng và nhằm mục

đích xây dựng tinh thần tương thân tương ái giữa các chị em trong TYM, năm 1996 TYM đã giới thiệu gói sản phẩm Quỹ Tương Trợ cho thành viên. Tháng 8/2008, TYM đã hợp tác với các chuyên gia quốc tế để thiết kế và giới thiệu gói sản phẩm Tương trợ Gia đình tới các thành viên tham gia chương trình. Gói sản phẩm này gòm hai sản phẩm là Tương trợ cuộc sống và Tương trợ vốn vay. Với nhiều lợi ích

Sản phẩm phi tài chính

Đào tạo nâng cao kiến thức và kĩ năng cho thành viên của TYM: Đào tạo

nâng cao kiến thức cho thành viên là việc làm thường xuyên của TYM nhằm thực hiện sứ mệnh xã hội đã đề ra. TYM có các hình thức đào tạo cụ thể sau: (i) Đào tạo bắt buộc đối với thành viên trước khi tham gia hoạt động của TYM nhằm trang bị cho họ kiến thức cơ bản về tín dụng và đảm bảo họ có sự hiểu biết đầy đủ, rõ ràng về mục đích, ý nghĩa và cơ chế hoạt động của TYM cũng như các sản phẩm, dịch vụ họ được hưởng cùng những bổn phận phải thực hiện. (ii) Đào tạo nâng cao kiến thức kinh doanh và quản lý doanh nghiệp nhỏ cho thành viên có dự án kinh doanh, buôn bán.. Đào tạo, nâng cao nhận thức của thành viên về vấn đề giới, vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và phụ nữ mang thai. Đây là những hoạt động lồng ghép không chỉ dành cho thành viên của TYM mà cịn có sự tham gia của cán bộ chủ chốt cấp thôn/xã/huyện nơi TYM hoạt động.

Đào tạo đội ngũ cán bộ cụm: Đào tạo cho đội ngũ cán bộ cụm. Nội dung đào tạo tập trung vào kĩ năng lãnh đạo, quản lý tại cộng đồng. Đặc biệt, các cụm trưởng còn được đào tạo về cách điều hành họp cụm, quản lý cụm và tổ chức các hoạt động của cụm. Hàng năm TYM tiến hành cho thành viên bầu lại cán bộ cụm để các thành viên đều có cơ hội được đào tạo những kĩ năng này.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng của một số tổ chức tài chính vi mô trên thế giới và bài học nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức tài chính vi mô ở việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)