Các chính sách và chiến lược của CEP

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng của một số tổ chức tài chính vi mô trên thế giới và bài học nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức tài chính vi mô ở việt nam (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ

2. Thực trạng hoạt động của một số TCTCVM bán chính thức tại Việt

2.1.1.3. Các chính sách và chiến lược của CEP

CEP được đăng kí thành lập bởi LĐLĐ Tp.HCM, do đó CEP chịu sự giám sát và chịu sự ảnh hưởng của LĐLĐ trong việc đưa ra quyết định mang tính chất quản lý ( thiết lập khung lãi suất, chi phí, phân bổ lợi nhuận, điều phối vốn đầu tư vay…), tuyển dụng và cơ cấu lương, … Với việc hoạch định chiến lược, CEP tập trung vào những vấn đề sau:

Thứ nhất, mục tiêu chiến lược quan trọng nhất của CEP là đảm bảo sự bền

vững về tài chính thơng qua các chính sách đa dạng hóa nguồn vốn, dự phịng mất vốn và quản lý rủi ro. Chính phủ Việt Nam cung cấp nhiều nguồn vốn với mục đích tài trợ năng lực tổ chức, hỗ trợ cho thành lập chi nhánh, hoặc cho vay ưu tiên cho các chi nhánh mới. Tuy nhiên nguồn vốn này lại bị hạn chế về lãi suất cho vay. Quy định mới đây của chính phủ ủy quyền cho ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho những tổ chức như CEP đã tạo ra cơ hội bổ sung tài chính trong tương lai. Về vấn đề dự phong mất vốn, CEP dần dần từng bước điều chỉnh tăng tỷ số bù đắp để đáp ứng nhu cầu thực tế của tổ chức, đảm bảo tính bền vững tài chính.

Thứ hai, CEP sử dụng cơ chế hoạt động thích hợp để hạn chế rủi ro( chủ yếu

là rủi ro hoạt động cơ bản). Đó là việc hệ thống được thiết kế với các kiểm tra chéo và rõ ràng cho nhiều cơ chế báo cáo( báo cáo tháng, kiểm tra thường xun của văn phịng chính, giao ban định kì chi nhánh, giao ban định kì hệ thống). Bên cạnh đó, CEP hoat động theo cách thức phân chia trách nhiệm đến từng nhân viên giúp làm hạn chế rủi ro nhân viên chiếm dụng vốn.

Thứ ba, xây dựng hình ảnh cũng là một trong những chiến lược của CEP vì

một khi đã có uy tín và được biết đến rộng rãi thì CEP sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc phát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng phạm vi hoạt động và phục vụ khách hàng tốt hơn. Để nâng cao hình ảnh của mình, CEP đã khơng ngừng nâng cao tính minh bạch và góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc phát triển ngành TCVM Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng của một số tổ chức tài chính vi mô trên thế giới và bài học nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức tài chính vi mô ở việt nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)